Friday, February 23, 2018

TÂM LÝ HỌC và PHƯƠNG PHÁP

PHƯƠNG PHÁP TÂM LÝ HỌC

Cuộc sinh hoạt tâm lý vừa phức tạp vừa uyển chuyển. Muốn mô tả nó, người ta phải dùng đến nhiều phương pháp bổ sung cho nhau. Dùng phương pháp nội quan, ta có tâm lý học ngôi thứ nhất. Nếu nhìn vào người qua những cuộc đối thoại trực tiếp hay gián tiếp, để hiểu ta và hiểu người, có tâm lý học ngôi thứ hai. Nếu dùng phương pháp thực nghiệm như trong các phòng thí nghiệm, có tâm lý học ngôi thứ ba. Ta lần lượt nói về ba phương pháp.
I. PHƯƠNG PHÁP TÂM LÝ HỌC NGÔI THỨ NHẤT: NỘI QUAN.
Gọi là “ngôi thứ nhất”, vì chính “tôi"nghiên cứu “tôi”, chính tôi nhìn vào tôi, tôi nhìn vào trong tôi: đó là phương pháp Nội Quan.
1. Nội quan rất cần.
Ribot (1839 - 1916), triết gia người Pháp đã viết: “Nội quan là phương pháp căn bản của tâm lý học, là điều kiện của các phương pháp khác”.
a. Nội quan là cách biết trực tiếp.
Nhờ nội quan, ta biết trực tiếp được đối tượng đặc biệt của khoa tâm lý, là sự kiện tâm linh. Người ta có thể bỏ ra từng thế kỷ để đo, để cân óc, nhưng không bao giờ biết thế nào là khoái lạc và đau khổ, nếu không nếm trước. Không bệnh, không hiểu được tâm lý của người bệnh. Ribot so sánh thế này: “Những nhà giải phẩu giống như người lái xe ngoài đường, họ biết phố, biết nhà, nhưng không biết gì xảy ra trong đó”.
b. Nội quan là cách nhận thức chắc chắn hơn.
Đối vời con người, biết rằng ý thức là biết chắc hơn biết bằng ngũ quan, vì nội quan bám sát đối tượng của mình (là những sự kiện tâm linh), hơn là ngũ quan của nhà vật lý học đốivới đối tượng khoa học của họ. Tạivì, đối tượng ta nhờ nội quan nghiên cứu là của riêng thuộc về chủ thể, là một đối tượng hữu ngã. Trái lại, đối tượng của vật lý học không là của riêng nhà bác học.
c. Nội quan là cách biết sâu xa hơn.
Nội quan là cách biết sâu xa hơn quan sát bằng giác quan. Ngũ quan,tự chúng chỉ đem lại cho ta những mớ sự kiện rời rạc,không liên lạc gì với nhau, mà chỉ nối tiếp nhau trong không gian và thời gian. Mà muốn biết sâu xa, phải biết cả những mối tương quan giữa những gì mình muốn biết, như tương quan nhân quả, tương quan mục đích. Điều này chỉ chính ta mớinhận ra khi dùng nội quan ta biết sự kiện tâm linh là do tôi, thuộc về tôi, quy về tôi...
d. Nội quan cần để hiểu tâm hồn người khác.
Quan sát người khác và tự quan sát mình có thể là hai việc đi đôi với nhau. Nhưng quan sát người khác chỉ có công hiệu khi ta đem đối chiếu với những gì ta quan sát nơi ta. Những dấu hiệu biểu lộ tâm tình người khác, nếu ta biết được chính nhờ quan sát trong ta, nên ta biết dấu hiệu đó chỉ cái gì. Những tâm lý tả trong tiểu thuyết được trình bày theo lối này. Tả được tâm lý phức tạp của cô Kiều, chính vì Nguyễn Du đã quan sát tâm lý mình trước. Những khúc đoạn trường của khách má hồng họ Vương, phải chăng là phản ánh những đau thương của chính Cụ Tiên Điền ? Ngoài ra, ta gán vẻ buồn cho “lá thu rơi”, chính là ta đem phơi tâm tình ủ rũcủa chúngta trên cành lá rụng. “Người buồn cảnh có vui đâu bào giờ” (Kiều). Biết cảnh vật chung quanh buồn, là vì ta biết ta buồn trước đã.
2. Nhược điểm của phương pháp nội quan.
Nội quan rất cần, nhưng không thiếu những nhược điểm.
a. Gặp nhiều trở ngại.
* Trợ lực từ phía đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng này là những sự kiện tâm linh. Chúng uyển chuyển như dòng nước chảy, đú có dừng lại lúc nào để ta quan sát chính ta một cách ổn định. Chúng phức tạp thuộc loại tri thức, ý chí, hoạt động, tình cảm, chi chít vào nhau, tương tại trong nhau: lại còn bị chi phối bởi các sự kiện ngoại giới như vật lý, sinh lý, xã hội, môi sinh, v.v... Chúng còn là vô chất, vô định, vô hình, vô tượng, vô thanh, vô xú, không thể cân đo được, thành thử không chính xác, rất khó kiểm soát.
* Trợ lực từ phía chủ thể.
Ta dùng ý thức để tự quan sát ta, tức là nội quan, nghĩa là hướng nội. Nhưng tinh thần con người là một tinh thần nhập thể sống dính vào một thân xác. Thân xác lại có ngũ quan thích hướng ngoại, trở thành những cửa sổ để tâm hồn tiếp xức với ngoại giới, bắt tâm hồn cũng phải hướng ngoại. Ngoài ra, nhìn vào mình, ta rất khó vô tư. Ta quen sống trong xã hội, thích quan tâm với dáng vẻ bên ngoài hơn là thực tại của chính ta; ưu giữ thể diện với người, ta cũng dễ giữ thể diện với chính cả ta. Ta khó thành thực đối với mình. Quen đóng kịch trước mặt người khác, ta trở thành diễn viên đóng trò trước chính mình. Như vậy, làm sao nội quan có giá trị khách quan được.
b. Có nhiều thiếu sót.
Nội quan có nhiều thiếu sót.
* Nó thiếu tính phổ biến.
Tôi tự quan sát tâm hồn tôi, tôi chỉ biết một mình tôi thôi. Dĩ nhiên, có thể “suy bụng ta ra bụng người” và đó là một luật chung trong khi xử thế: “Kỷ sở bất dục, vật chi ư nhân: điều mình không muốn đừng làm cho người ”. Tuy nhiên, một sự kiện khác không thể chối cãi được, là ai tới được chỗ biết mình biết người như thế, cũng đã chịu nhiều ảnh hưởng từ bên ngoài, do quan sát người khác, do tìm tòi trong sách vở. Ấy là chưa kể sự kiện này nữa, đó là ta bắt đầu quan sát người trước khi quan sát mình.
* Thiếu tính toàn diện.
Nhờ nội quan tôi chỉ thấy được những hiện tượng tâm linh hiện tại, còn quá khứ xa xăm, chìm sâu trong tiềm thức hay vô thức, tôi không ý thức được. Nhưng nhiều sự kiện quan trọng trong đời sống tâm linh lại là những sự kiện tiềm thức và vô thức. Khoa phân tâm học của Freud, với những thí nghịm kiểu khoa học, đem ra ánh sáng rất nhiều loại sự kiện đó, như trong môn tâm bệnh học, tâm lý trẻ con, tâm lý sơ khai. Những môn tâm lý này không dùng được nội quan, nhưng lại giúp hiểu tận nguồn đời sống tâm lý con người. Như vậy, nội quan không nhìn toàn diện tâm hồn ta được.
* Nội quan không có sở trường.
Để trực tiếp biết được những điều kiện vật lý, sinh lý và xã hội... chi phối hoạt động tâm linh, người ta đã nghiên cứu tại sao người già không đỏ mặt lúc xấu hổ. Ngoài những nguyên nhân tâm lý, còn có điều kiện sinh lý mà người ta không hay ít chú ý đến, là: vì họ có chứng cứng động mạch.
II. PHƯƠNG PHÁP KHÁCH QUAN (TƯƠNG ĐỐI)
TRONG TÂM LÝ HỌC NGÔI THỨ BA.
Tâm lý học ngôi thứ nhất còn thiếu sót, thiếu kết quả xác đáng nên một số nhà tâm lý học muốn tâm lý học phải có tính khoa học (khách quan hay thực nghiệm) và đã có tâm lý học ngôi thứ ba.
1. Tâm lý học ngôi thứ ba và cử chỉ.
(Comportement - behavior)
Khảo sát hoạt động nội tâm (hay ý thức) ta còn khảo sát đời tâm linh qua các điều kiện cũng như những biểu lộ bên ngoài. Đây là tâm lý học ngôi thứ ba, khảo sát cử chỉ hay phản ứng cơ thể. Trong tâm lý học ngôi thứ ba, con người là đối tượng thực nghiệm , mất tính cách chủ thể, sự kiện tâm linh trở thành những hiện tượng, phản ứng, cử chỉ trở thành tương tự sự kiện vật lý, sinh lý. Cử chỉ đã được định nghĩa như “toàn thể biểu lộ, phản ứng có thể quan sát được từ bên ngoài” (Watson - người Mỹ, 1878). Cử chỉ con người là những đáp trả thích nghi và gắn liền với kích thích nội giới hay ngoại giới. Cử chỉ có tính cách máy móc, là những phản ứng tự nhiên do kích thích, ý thức không giữ vai trò điều khuển quan trọng nào. Tâm lý học cử chỉ (ngôi ba) không lưu ý tới ý thức. Ở đây nghiên cứu những phản ứng một cách khách quan nên PIÉRON (Pháp, 1881-1964) gọi là “khoa học khách quan về phản ứng cơ thể” ; Còn Pierre JANET (Pháp 1859-1947) gọi là khoa học về thái độ (Science des conduites) có những phản xạ đáp ứng thục động và tâm lý học này khảo sát tương quan giữa kích thích và phản ứng.
2. Phương pháp khách quan (ngoại quan).
Dùng toàn thể kỹ thuật (technics) hay kế thuật (phương thế) (Procedés - proceeding) để quan sát, mô tả, so sánh và đo lường biểu lộ bên ngoài, có thể đưa tới định luật tâm lý giúp giải thích sự kiện cùng loại. Trong phương pháp khách quan, người quan sát và đối tượng được quan sát phải là hai hữu thể phân biết. Khảo sát tâm lý người khác dựa vào sự kiện khách quan hay thực nghiệm.
a. Kế thuật tâm lý loài vật.
Phái Tâm cử chỉ (Behaviorisme) muốn đồng hóa tâm lý con người vơi con vật để khảo sát thực nghiệm, tìm nơi con vật thứ chủ quan tính phản ảnh sinh hoạt tâm linh con người. Đối với Tilquin thì tâm lý học về con người và con vật không có khác biệt về đối tượng và phương pháp. Thí nghiệm về phản xạ có điều kiện của Pavlov (Liên xô 1849-1939). Thử trí thông minh của khỉ bằng lối ngoắt ngoéo (Labyrinthe - Labyrinth) của Kohler (Đức 1887).
b. Kế thuật tâm vật lý.
Khảo sát tương quan hiện tượng vật lý và sự kiện tâm linh, giữa kích thích và cảm giác rồi có định luật tâm lý. Thí dụ định luật vật lý Weber (Đức 1795-1878) nghiên cứu cảm giác thính giác và cảm giác thị giác, có liên hệ chặt chẽ giữa sinh lý học và tâm lý học.
c. Kế thuật tâm sinh lý.
Nghiên cứu tương quan giữa sự kiện sinh lý và sự kiện tâm lý để giải thích tâm linh bằng các sự kiện có nguồn gốc sinh lý. Mosso (người Ý) cho thấy khi suy nghĩ thì máu chuyển nhiều lên não. Binet tìm tương quan giữa trí thông minh và hình thể của sọ. Eugène Dubois khảo sát óc hầu nhân (pithécanthropr) hóa thạch tại Java và đặt công thức về hệ số não bộ cho biết trí thông minh của sinh vật có liên hệ với trọng lượng của não so với trọng lượng của xác
E
K = ---------
Px0,56
(K = Hệ số bộ não người =2,8
Khỉ giả nhân = 0,7
(E = Trọng lượng của não
(P = Trọng lượng của thân xác
Phương pháp này (tâm sinh lý) giúp khảo sát, so sánh đặc tính tổng quát của sự kiện tâm linh với đặc tính tổng quát cơ quan sinh lý của cơ cấu và vận hành.
d. Kế thuật tâm bệnh sinh lý.
Giải thích sự kiện tâm linh bằng các sự kiện bệnh hoạn. Thường quan sát bệnh nhân có qua giải phẫu về não hay tuyến nội tiết xem có biến đổi tâm lý thế nào ?
e. Kế thuật trắc nghiệm tâm lý.
Khám phá khả năng giúp hướng nghiệp theo tiêu chuẩn đã khám phá. Theo Henri Pieron thì “Trắc nghiệm là khảo sát nhằm khẳng định một cá nhân về một phương diện nào đó”. Có hai thứ trắc nghiệm: trắc nghiệm khả năng (tests d'aptitude) và trắc nghiệm cá tính (tests de personnalité ou d'aptitude). Tâm lý học ngôi thứ ba lưu ý trắc nghiệm khả năng (hay trắc lượng tâm lý) nhiều hơn dựa trên thể lý để đo lường khả năng cá nhân: thính thị, trí nhớ, tưởng tượng, chú ý.
3. Giá trị của phương pháp ngoại quan
a. Ưu điểm.
* Khách quan: Trắc lượng, đồ thị, luật tâm lý theo hình thức toán học nên kết quả phổ quát, tương đối đạt khách quan tính. Cố gắng quan sát chính xác phân biệt dữ kiện khách quan và chủ quan (P.Guillaume, Pháp 1878).
* Khảo cứu rộng: không giới hạn chủ thể khảo sát, có thể áp dụng cho cá nhân và tập thể khác để tìm hiểu tâm lý. Người ta dùng trong tâm lý chuyên nghiệp, học đường, sư phạn, bệnh lý.
b. Khuyết điểm.
* Phiến diện: hời hợt, qua bề ngoài, chưa chắc. Thí dụ: người run (đau, sợ, giận).
* Máy móc, giả tạo: dùng máy móc nhhiều quá, kết quả có khi do máy không phải do tâm linh. Tổng quát hóa và công thức hóa làm mất đặc tính dộcđáo, có phần gượng ép, giả tạo.
4. Giá trị tâm lý học ngôi thứ ba.
a. Giới hạn
Không hiểu tâm lý học khách quan theo nghĩa rộng mà hiểu theo nghĩa hẹp (thực nghiệm hay phòng thí nghiệm thôi): đừng hiểu là: khơng phải là nội quan thì khách quan cả.
b. Ưu điểm
* Thực hành: Có nhiều áp dụng thực tế, cụ thể và chuẩn bị cho tâm lý học liên chủ quan hay tâm lý học ngôi thứ hai.
* Lý thuyết: Có thực nghiệm định luật, công thức nên đã đưa tâm lý học lên khoa học thực nghiệm, đòi phải đổi cách suy tưởng, theo tinh thần khoa học mà tìm kiếm và giải thích.
c. Khuyết điểm.
Có ưu tiên do thực nghiệm, nhưng vẫn có khuyết điểm.
* Khách thể hóa con người: ý tưởng về con người có thể khách thể hóa thái độ khảo sát nhưng nếu quá thì con người mất chủ thể tính (trở nên) như vật ngoại giới, như sinh vật.
* Tâm lý phải có ý thức: khảo sát tâm linh con người không phải là hiện tượng sinh lý, vật lý. Cần liên kết với một ý thức.
* Ý niệm về cử chỉ: Cử chỉ đây không phải là cử động, phản xạ, phản ứng máy móc mà cón nói lên ý nghĩa nhân linh (con người). Cử chỉ biểu lộ nội tâm, con người. Nội tâm biểu lộ qua thể xác. Khảo sát sự kiện tâm linh cần cả nội và ngoại quan và có tên là phương pháp liên chủ quan (méthode intersubjective).
TÂM LÝ HỌC THÚ VẬT (ĐỘNG VẬT)
Tâm lý học ngôi thứ ba đặt cơ sở trên chức năng hay phản ứng sinh lý thuần túy và khách quan, cũng dựa trên thí nghiệm vào động vật từ vật dưới đến vật gần con người (Thí dụ: loài vượn) trong phạm vi thần kinh hệ. Tâm lý học động vật khởi đầu và thực hành bên Mỹ khoảng cuối thế kỷ 19, sau đó lan ra nhiều nước văn minh.
a. Tâm lý học thú vật có thể có không ?
Nói chung tâm lý học thường dành cho đời sống nội tâm con người hoặc thuần túy nội tâm hoặc biểu lộ ra ngoài - Vậy có thể áp dụng cho động vật không ?
- Có người cho rằng thú vật có đời sống tâm linh như con người (không khác về bản tính, chỉ khác về cường độ, khả năng).
- Một nhóm khác chủ trương thú vật không thể có một đời sống tâm lý được, chỉ quan sát phản ứng hữu cơ (cơ thể).
- Nhóm thứ ba cho rằng nghiên cứu đời sống động vật chỉ là một phương pháp khảo sát, dùng cách suy ra thôi. Về bản năng hay cửu chỉ tự động, con người và con vật có điểm giống nhau.
b. Phương pháp.
Dùng phương pháp khoa học thực nghiệm: quan sát, thí nghiệm và kiểm chứng.
Quan sát động vật.
Nơi các dân tộc người ta đã quan sát động vật từ lâu. Loại ong kiến được quan sát tỉ mỉ. Auguste POREL (Thụy Sĩ) sau thời gian quan sát loài khiến đã cho xuất bản bộ sách 5 quyển về “thế giới xã hội của loài kiến” (lưu ý đời sống tập đoàn và bản năng). Ông Claparède (Thụy sĩ 1873-1940) quan sát loài vượn và đưa ra kết luận:
(Vượn Chimpanzé (hầu nhân) : đa huyết, thích chơi.
(Vượn Ourang outang (đười ươi) : Đa sầu, dễ chán.
(Vượn Gorille : Đa đạm, yên hàn, lạnh lùng
(Chimpanzé : Tò mò, đập phá.
(Gorille : Lãnh đạm, không tò mò
(Chimpanzé : thích bắt chước người
(Gorille : ghét bắt chước
(Chimpanzé : thích dò dẫm, tìm hiểu, táy máy.
(Gorille : Thích quan sát, suy nghĩ, tập trung lâu, tiết kiệm năng lượng.
Trong phạm vi thí nghiệm. Ông BOUTAN (Pháp 1859-1918) cho khỉ và trẻ con sống chung với nhau. Ông nhận thấy cho tới ba tuổi trẻ con tìm cách mở hộp giống như khỉ: mò cho tới khi nắp hộp bật ra. Trên ba tuổi, trẻ con có phương pháp hơn và càng thêm tuổi càng bỏ xa con khỉ về cách xử sự dù khỉ nhanh nhẹn hơn.
III. PHƯƠNG PHÁP LIÊN CHỦ QUAN TRONG
TÂM LÝ HỌC NGÔI THỨ HAI
1. Tâm lý học ngôi thứ hai
Tâm lý học ngôi thứ nhất cho biết về chính mình, tâm lý học ngôi thứ ba cho biết tâm lý người khác qua trung gian mẫu, dụng cụ định sẵn. Có quan điểm thứ ba , chủ thể quan sát bên ngoài mà không diệt chết phẩm tính tâm linh con người. Đây là một phương pháp thông hiểu (compréhensive) hay liên chủ quan. Đây là tâm lý học ngôi thứ hai. Ý thức là chủ thể trở thành khách quan, cũng vẫn là chủ thể, tự quan sát. Chủ thể được quan sát, không phải là đối tượng của phòng thí nghiệm. Người quan sát luôn tôn trọng chủ thể của người được quan sát. Tâm lý học ngôi thứ hai đặt căn bản trên thông cảm (comprendre) giữa các ý thức và thể diện giữa các chủ thể tư duy(Từ chủ thể này sang chủ thể khác) qua đối tượng cử chỉ (Objet comportement).
2. Phương pháp liên chủ quan.
Sau đây là một ít phương pháp dùng trong tâm lý học ngôi thứ hai.
1. Nội quan thực nghiệm
Nhờ người khác nữa (điều tra, phỏng vấn).
a. Phương pháp hỏi viết
Gởi câu hỏi tới người liên hệ, quen biết về người thứ ba. Henri de Man phân tích các bản trả lời của 78 thợ các ngành khác nhau và đưa ra kết luận “thợ chuyên môn thường yêu nghề và làm việc có hứng hơn những người không chuyên môn”.
Không vui
trung lập
vui
Bán chuyên môn
Chuyên môn
6
4
5
15
2
6
11
19
1
8
35
44
b. Phương pháp phỏng vấn (hỏi miệng)
Hỏi trực tiếp, tìm hiểu tâm tình, diễn tiến tâm lý (câu hỏi sẵn hay tự do)
Phương pháp nội quan hay thực nghiệm được khai thác và Sigmund Freud (Áo 1856-1939) đã lập ra khoa phân tâm học (Psychanalyse).
2. Phân tâm học.
Dựa vào nội quan thực nghiệm, Feund khám phá tâm linh con người, tìm những lực vô thức và đây cũng là phương pháp trị liệu một số tâm bệnh và bệnh thần kinh. Dặt câu hỏi chứ không dùng dụng cụ thí nghiệm trừ trường hợp phân tâm bằng thuốc mê. Dựa và ngôn ngữ, cử chỉ, dáng điệu để biết phần nào người được quan sát.
3. Tính tình học.
Tìm hiểu tính tình dựa vào khoa tính tình học.
a. Tâm lý nhân dạng.
Theo diện mạo thể lý nói lên tính tình. Thí dụ: theo tiểu thuyết Tàu, người hung dữ, râu xồm, mắt xếch...
b. Tâm lý tư dạng hay bút tướng.
đoán tính tình qua chữ viết hay chữ ký.
4. Trắc nghiệm cá tính.
Tìn hiểu cách cá nhân, tìm hiểu cử chỉ toàn thể, bản ngã. Đây còn gọi là trắc nghiệm quy chiếu hay phóng ngoại vì người được trắc nghiệm phản chiếu bản ngã trên các câu hỏi, hình vẽ...
a. Vết mực loang của Rorschach (Thụy sĩ 1884-1932) gồm 10 tấm hình mực loang, đen hay nhiều màu. Nhìn hình rồi theo khả năng tưởng tượng mà giải thích. Nhận định toàn thể hay từng phần của tấm hình, hình thể, màu sắc... nhờ đó biết được phần nào cá tính của người đó.
b. Trắc nghiệm Murray (Thematic aperception test) T.A.T (trắc nghiệm thông giác chủ đề). Gồm 30 hình chia làm 4 loại: đàn ông, đàn bà, con trai, con gái. Mỗi loại cảnh khác nhưng liên hệ khác nhau. Người được trắc nghiệm giải thích câu truyện theo xếp đặt các cảnh với ý nghĩ của mình. Thí dụ: hình đứa trẻ trai hai tay ôm đầu, ngắm vĩ cầm đặt trên bàn. Nhìn đó mà cắt nghĩa (biểu thị gì ? Có gì xảy ra trước ?..., đưa kết kuận). Dựa vào lời giải thích đó bộc lộ cá tính của người được trắc nghiệm.
c. Trắc nghiệm của Lonisa Duss (Thụy sĩ) dùng trong tâm lý nhị đồng, gồm 10 bài ngụ ngôn ngắn, kết bằng câu hỏi, các trẻ nhỏ trả lời. Thí dụ: chim bố, chim mẹ, bầy chim con đang ngủ trong tổ trên cành, gió nổi lên lay cây, tổ chim rớt, chim bố bay tới một cây thông, chim mẹ tới một cây thông khác. Các chim con làm gì ? Câu trả lời biết cá tính của đứa trẻ
d. Trắc nghiệm của Szondi (Hungari) trong khoa tâm lý bệnh lý; có một số hình những bệnh nhân thuộc tâm bệnh. Đưa xấp hình, hỏi xem hình nào có cảm tình nhất, hình nào ghét nhất. Yêu ghét của người được trắc nghiệm cho biết phần nàonhân cách họ.
e. Trắc nghiệm hình vẽ quy chiếu (test du dessin projectif) Tâm lý nhi đồng cho chọn vẽ: nhà, cây, cha mẹ hay ai tự ý. theo đó biết ý nghĩa thầm kín ảnh hưởng đến cá tính trẻ con.
3. Giá trị phương pháp liên chủ quan.
1. Ưu điểm.
Bắt nguồn từ nhiều tư tưởng hiệm đại như hiện tượng học, nhân sinh thuyết... phương pháp liên chủ quan tránh được nhiều thiếu sót của phân tích thuần chủ quan, quan sát thuần thực nghiệm. Phương pháp này đã thoát khỏi tâm lý phi ý thức” (không lưu ý về ý thức) cũng như không lệ thuộc hoàn toàn vào tâm lý “ý thức thuần túy”. Cử chỉ có nghĩa nhân linh (con người).
2. Khuyết điểm.
Cả hai chủ thể (quan sát và được quan sát) có thể thiếu thành thực, lầm lẫn, bị ảo ảnh lôi cốn. Nhà tâm lý học vẫn có chủ quan tính.
4. Giá trị tâm lý học ngôi thứ hai.
Tránh được khuyết điểm tâm lý học ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba mắc phải (ít nhất là lý thuyết). Tâm lý học ngôi thứ hai chấp nhận nguyên tắc TOÀN THỂ nên tôn trọng mọi yếu tố câú tạo con người. Con người không thể chỉ là ý thức thuần túy cũng không chỉ là phản ứng sinh lý - “con người là con người toàn diện” - Tâm lý học ngôi thứ hai quan niệm sinh hoạt toàn diện gồm nội tâm và ngoại tại.

No comments:

Post a Comment