CÁC LOẠI ĐỊNH LUẬT.
Định luật là công thức diễn tả mối tương quan cố định (hay tương đối cố định) giữa hai hay nhiều sự kiện hoặc hiện tượng. Khoa học nào cũng có một số định luật. Định luật làm căn bản, nền tảng hoặc diễn xuất từ những định luật trên. Tâm lý học là môn học gồm những định luật cắt nghĩa tương quan giữa các sự kiện tâm linh. Tâm hồn - đối tượng của tâm lý học là tinh thần nhập thể nên có nhiều định luật khác nhau.
1. Định luật sinh học.
Tâm hồn là một sinh hoạt, nguyên sinh lực cho nhiều sự kiện nơi con người. Định luật sinh học chi phối cho tâm hồn. Đây là một ít định luật.
a. Định luật nhu cầu.
Để bảo tồn và phát triển, tâm hồn có nhiều nhu cầu đòi hỏi thảo mãn: tri thức (biết, quan sát, tìm hiểu...), Hoạt động (tiếp xúc ngoại giới), tình cảm (yêu điều mình thích...) Thông tri...
b. Định luật lợi thú.
Hoạt động nào cũng có một lợi ích hấp dẫn. Dù có xả kỷ đến đâu cũng có cái lợi pha vào (cá nhân, đoàn thể, nhỏ, lớn...).
Luật nhu cầu và lợi thú là luật có hai mặt: đẩy hoạt động (nhu cầu), hấp dẫn hoạt động (lợi ích).
c. Định luật thích nghi.
Sống là thích nghi (hoàn cảnh bên trong và bên ngoài). Tâm hồn để thích nghi nhờ tự do tính, đời sống ý thức có lựa chọn rộng rãi, không bị luật tất yếu chi phối.
2. Định luật tâm lý hỗn hợp.
a. Định luật tâm vật lý.
Đây diễn tả tương quan sự kiện tâm linh và vật lý, bắt nguồn từ ảnh hưởng hỗ tương giữa tâm hồn và vũ trụ ngoại giới.
* Định luật về kích thích.
Luật Weber (1795-1878) của Fechener (1801-1887), của Piéron (1881-1964).
Kích thích tăng theo cấp số nhân.
Cảm giác tăng theo cấp số cộng.
Thí dụ: Kích thích 10 - 100 - 1000
Cảm giác 1 - 2 - 3
* Định luật về đối tượng của giác quan
Muốn phát hiện cảm giác, kích thích phải theo tối thiểu hai định luật: kích thích thuộc sở trường của mỗi giác quan. Thí dụ: Mắt nhận màu sắc. Kích thích có cường độ đủ (cảm thấy được).
* Định luật về khí hậu địa dư
Có tương quan tâm lý, địa dư, khí hậu, nhất là phạm vi tính tình. Thí dụ: khí hậu nóng bức tăng trực cảm tính và giảm gián phản tính.
b. Định luật tâm sinh lý
Có nhiều định luật tâm sinh lý (xác hồn phối hiệp mật thiết).
* Phạm vi tôn giáo.
“Có thực mới vựa sược đạo” không phải đề cao sinh sống hơn tôn giáo, nhưng chỉ có ý nói: sống sã mới giữ đạo được).
* Phạm vi đạo đức.
Phú quý sinh lễ nghĩa - bần cùng sinh đạo tặc - Đói ăn vụng, túng làm liều.
* Phạm vi giáo dục và y khoa.
Tâm lý thực nghiệm áp dụng trong giáo dục và y khoa.
“Trí khôn minh mẫn trong một thân xác tráng kiệt' (Mens sana in corpore sano). “Xem mặt mà bắt hình dong”...
c. Định luật tâm xã hội.
Tương quan xã hội và tâm lý khá rõ rệt. Hoàn cảnh, nơi sống có thể làm thay đổi tính tình.
3. Định luật tâm lý thuần túy.
Chỉ áp dụng sự kiện này cho những tâm lý thuần túy (một sự kiện hoặc nhiều sự kiện liên quan).
a. Áp dụng cho từng sự kiện tâm lý.
Thí dụ: muốn nhớ phải lặp đi lặp lại cách hữu ý và có phương pháp.
Trẻ con sống hiện tại, thanh niên hướng tương lai. Người già lão sống với dĩ vãng.
b. Áp dụng cho nhiều sự kiện tâm lý.
Thí dụ: trí giác trước tiên là sự nhớ lại. (vô tri bất mộ). Liên tưởng củng cố đam mê đối với vật được liên tưởng. Con người tư tưởng trở thành ảnh tượng.
No comments:
Post a Comment