LIÊN TƯỞNG
1. Danh từ
Liên tưởng dịch từ Pháp ngữ Association des idées (do trường Ecossais). Theo trường phái này, liên tưởng là một tài năng hay là chức năng của trí khôn con người có khả năng liên kết các ý tưởng lại. Nay danh từ ý tưởng có nghĩa đặc biệt là biểu thị tinh thần của sự vật. Vậy liên tưởng không còn phải chỉ là đặc tính của ý tưởng. Nhưng liên tưởng là đặc điểm của bất cứ biểu thị nào, của tất cả sự kiện đời sống tâm linh liên tưởng hay liên tượng ảnh), liên cảm. Hãy hiểu liên tưởng theo nội dung tổng quát hơn.
2. Định nghĩa
- Liên tưởng là đặc điểm thuộc đối tượng ở ngoài ý thức, có thể khêu gợi ra những đối tượng khác mà giữa chúng có mối tương quan.
- Định nghĩa khác: Liên tưởng là tác động nhờ có một trạng thái tâm lý khêu gợi ra trạng thái tâm lý khác, hoặc liên kết thành một khối hoặc trạng thái nọ theo trạng thái kia. Đây thiên về sự kiện tâm linh về phía chủ thể. Đây là kiểu nói thông thường.
3. Liên tưởng với tác động tương tự
a. Liên tưởng và ký ức
Liên tưởng và ký ức có mối tương quan chặt chẽ, có thể có người cho rằng liên tưởng và ký ức là một. Ký ức hoài niệm và ký ức tập quán có liên quan mật thiết vì cả hai thành hình do liên tưởng. “Thuộc bài” là nhờ chuỗi liên tưởng nối tiếp. Quên là vì dây liên tưởng bị đứt. Ký ức và liên tưởng vẫn có thể phân biệt được (liên tưởng nhờ giống nhau). Thí dụ: nhìn A nhớ tới B, cả hai liên hệ với nhau. Ký ức liên hệ đến quá khứ, còn liên tưởng trong hiện tại hơn.
b. Liên tưởng và tập quán
Giống nhau ở chỗ có thể thực hiện cách máy móc nào đó. Nhưng liên tưởng có tính cách lý thuyết (tư tưởng), còn tập quán có tính cách thực tiễn (hoạt động).
c. Liên tưởng, phán đoán, suy luận
Phán đoán là liên lạc giữa nhiều ý tưởng. Suy luận là là liên lạc giữa nhiều phán đoán. Có khi liên tưởng là tác động chuẩn bị phán đoán và suy luận. Thực ra trong phán đoán và suy luận đã có liên tưởng. Có khi liên tưởng, phán đoán, suy luận chen lẫn vào nhau và khó phân biệt. Nói lên một vài khác biệt đó thì liên tưởng có tính cách ý thức, nhưng còn kém phán đoán, vì phán đoán là tác động hoàn toàn ý thức. Liên tưởng có tính ý thức hơn tập quán, nhưng kém phán đoán và suy luận.
II. PHÂN LOẠI LIÊN TƯỞNG
Có hai thứ liên tưởng: liên tưởng ghi nhận (affociation fixative) hay đồng thời (simultanée) và liên tưởng gợi lại (affociation évocative) hay kết tiếp (successive).
1. Liên tưởng ghi nhận (đồng thời)
Hợp nhiều trạng thái tâm linh, tạo thành một khối, ghi nhận cùng lúc có liên lạc mật thiết, các sự kiện lôi kéo nhau. Thí dụ nghe tiếng là hiểu...
2. Liên tưởng gợi ý (gợi lại) kế tiếp
Liên tưởng gợi lại là hiện tượng nhờ một sự kiện tâm linh gợi ra sự kiện tâm linh khác, và sứ thế tiếp diễn (thứ 3, thứ 4...)
III. ĐỊNH LUẬT CỦA LIÊN TƯỞNG
Liên tưởng gợi lại thuộc một số định luật sau đây:
1. Định luật về phía đối tượng
Nhiều yếu tố tạo nên liên tưởng, nhưng thu gọi trong ba yếu tố sau:
a. Định luật tiếp giáp (contiquité)
Có khi đối tượng liên kết vào nhau (thời gian, hay không gian). Thí dụ: trẻ đang khóc thấy mẹ bước vào cầm bình sữa là ngưng liền.
b. Định luật tương tự (ressemblance)
Liên kết với nhau vì giống nhau (phạm vi biểu thị, tình cảm...)
c. Định luật tương phản (contraste)
Hai hiện tượng tương phản nhau thường liên kết với nhau. Thí dụ: nghèo, giàu; nóng, lạnh; khỏe yếu...
2. Định luật về phía chủ thể
Một số tâm lý gia cận đại không thích định luật cổ điển có vẻ vật chất và định lượng, vì các sự kiện tâm linh tạo thành hiện trạng tâm lý độc nhất chủ thể duy nhất).
a. Khả năng tìm mối tương quan
Có nhiều dây liên lạc trong một khối duy nhất. Nghĩ đến thành phần này lại nghĩ đến thành phần khác. Tri giác với những dây liên lạc. Liên tưởng do nhu cầm bẩm sinh là tìm kiếm, tìm hiểu, tìm dây liên lạc, liên tưởng đưa tới phán đoán và suy luận. Kiểu cắt nghĩa này nhận được.
b. Luật trở lại (hoàn nguyên)
Đây là hiện tượng chung cho vật sống. Thí dụ: bóc vỏ cây, lại mọc ra, mất miếng da tay, lại có miếng da non... Đời sống tâm lý là một toàn thể do nhiều thành phần phức tạp. Một thành phần được gợi lên thì thành phần khác bị lôi theo luôn, có khi tự phát. Gợi lại dễ hay khó còn tùy ở kinh nghiệm và hình ảnh rõ hay mờ.
c. Luật lợi ích và mục đích
Ý tưởng và hình ảnh được gợi do lợi ích hiện tại có thể thuộc phạm vi tình cảm hoặc phạm vi tinh thần, trí thức.
IV. VAI TRÒ CỦA LIÊN TƯỞNG
1. Có người quá đề cao vai trò liên tưởng, và cho là có thể cắt nghĩa tất cả đời sống tâm lý bắng liên tưởng (Thí dụ trường phái Ecosse với thuyết liên tưởng). Thuyết này chủ trương liên tưởng là một hiện tượng hoàn toàn máy móc, họ loại bỏ vai trò trí tuệ và cho tinh thần không chủ động.
Vào cuối thế kỷ 19, William James và Bergson đã phê bình thuyết này kịch liệt vì thuyết này đi ngược lại kinh nghiệm tâm lý, duy nhất tính của tinh thần, làm mất tính uyển chuyển và sáng tạo của tinh thần, ngược lại mục đích tính của đời sống tâm lý (luôn có một hướng tới).
2. Liên tưởng cũng có một chỗ đứng trong sinh hoạt tri thức thí dụ việc ghi nhận, định chỗ hoài niệm và trong phán đoán. Cả trong sinh hoạt tình cảm , thí dụ thích một vật kỷ niệm người quá cố để lại vì yêu mến người đó. Liên tưởng ảnh hưởng tới đời sống động, nhất là tập quán tự động tính. Tập nghề cần liên kết nhiều cử động. Định luật liên tưởng được khai thác trong quảng cáo thương mại, tuyên truyền.
TRI THỨC CỦA TRÍ NĂNG VÀ LÝ TRÍ
Con người có nhận thức cao hơn bằng trí tuệ và trí khôn. Trí tuệ hay tri khôn có nhiều nghĩa bổ túc lẫn nhau.
Thích nghi: trí tuệ giúp ta hướng phương tiện về hành động.
Sáng tạo, khám phá: Trí tuệ tìm giải pháp mới đối phó với hoàn cảnh bất ngờ.
Hiểu biết: Trí tuệ giúp tư tưởng bằng khái niệm, phán đoán, suy luận, tìm liên lạc giữa các yếu tố giữa khái niệm hay giữa các khái niệm với nhau. Càng phân tích, tổng hợp giỏi, khéo thì hiểu biết càng sâu và trở nên như trực giác.
No comments:
Post a Comment