SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG
THPT NGÔ SĨ LIÊN
(Đề thi gồm
có 01 trang)
------------------------------------------------
|
ĐỀ THI THÁNG LẦN
3
Năm học 2014 - 2015
Môn: VĂN LỚP 12
Thời gian làm
bài: 120 phút
(không
kể thời gian phát đề)
|
Câu1 (3 điểm):
Giáo sư Ngô Bảo Châu có
viết: "Cách tốt nhất để nuôi dưỡng niềm tin chính là đặt
nó vào những dự định cụ thể và có ý nghĩa"
(Dự
định, niềm tin và sự bền bỉ - Báo tuổi trẻ, trang 15, Xuân Tân Mão 2011)
Em có suy nghĩ gì về ý
kiến trên?
Câu 2 (7 điểm):
Sự thể hiện
nỗi nhớ trong tình yêu ở bài thơ "Tương tư"- Nguyễn Bính ( SGK Ngữ
Văn 11- NC trang 55, 56) và trong đoạn
thơ sau:
"Con
sóng dưới lòng sâu
Con
sóng trên mặt nước
Ôi
con sóng nhớ bờ
Ngày
đêm không ngủ được
Lòng
em nhớ đến anh
Cả
trong mơ còn thức"
(Sóng-Xuân
Quỳnh)
-------------- Hết -------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải
thích gì thêm.
Họ và tên thí
sinh:................................................. Số báo danh:
..............................
ĐÁP ÁN KỲ THI
THÁNG LẦN 3 - MÔN VĂN 12 ( Thi ngày 8/ 12/ 2014 )
Câu
|
Nội dung
|
Điểm
|
1
2
|
Giáo sư Ngô Bảo Châu có viết: “ Cách tốt nhất để nuôi dưỡng niềm tin chính
là đặt nó vào những dự định cụ thể và có ý nghĩa”
( Dự định, niềm tin và sự bền bỉ, Báo Tuổi
Trẻ, trang 15, Xuân Tân Mão 2011).
Anh (chị) suy nghĩ
gì về ý kiến trên?
|
3
|
* Yêu cầu chung:
-Câu này
kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải
huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kỹ năng tạo lập văn bản và khả
năng bày tỏ thái độ chủ kiến của mình để làm bài.
-Thí sinh
có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác
đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình, nhưng phải có thái độ chân thành,
nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
|
|
|
* Yêu cầu cụ thể:
|
|
|
1.Giải thích ý kiến:
|
0,5
|
|
- Niềm tin:
Là những gì mà bạn tin tưởng, là sự hy vọng mà bạn đặt vào đó như là tình
yêu, là lẽ sống, là nguồn động viên, an ủi, là sự chia sẻ. Nói một cách khái
quát, đó là sự lạc quan tin tưởng của con người vào cuộc sống cũng như chính bản thân mình
-
Nuôi dưỡng niềm tin: làm cho niềm tin lớn hơn, hoàn
thiện hơn( có cơ sở thực hiện và dễ thành công hơn)
+ Dự định cụ thể:
đó là những phác thảo, kế hoạch chi tiết hướng đến mục tiêu và mục đích cụ thể.
+ Dự định có ý nghĩa:
thiết thực, phù hợp với khả năng, tình huống và có thể thực hiện một cách hiệu quả → Phương hướng thực hiện
niềm tin.
→ Lời động viên con người luôn
giữ vững cho mình một niềm tin trong cuộc sống cũng như với chính bản thân
mình. Và giải pháp tốt nhất để niềm tin ấy không chỉ khơi dậy mà còn được nuôi dưỡng và phát triển để trở thành
những niềm tin lớn trong cuộc sống
chính là “đặt nó vào những dự định cụ
thể và có ý nghĩa”.
|
|
|
2.Bàn luận:
|
1.5
|
|
- Đặt niềm tin vào những dự định cụ
thể chính là giải pháp tốt nhất để nuôi dưỡng nó.
+ Ai cũng có những mong muốn, dự định,
mục tiêu cho riêng mình. Nhưng nếu ta đặt niềm tin vào 1 dự định không phù hợp
thì kết quả sẽ không như mong đợi.
+ Mỗi người có những đam mê khác
nhau nên cách họ nuôi dưỡng niềm tin cũng khác nhau. Một dự định cụ thể chính
là con đường ngắn nhất dẫn họ đến thành công.
- Để niềm tin của mình được dưỡng
nuôi một cách thiết thực và trọn vẹn, cần phải gắn kết nó vào những dự định
có ý nghĩa của cuộc đời mình.
+ Niềm tin là vô hạn nhưng ta phải
cân nhắc xem những gì thực sự đáng để ta đặt niềm tin vào nó.
+ Dành đủ thời gian để suy nghĩ về
dự định của mình xem nó có ý nghĩa gì và có thể thực hiện được không.
- Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay,
vẫn còn không ít bạn trẻ không xác định được nơi gửi gắm niềm tin của mình, dẫn
đến việc:
+ Luôn coi chủ kiến của mình là
đúng và rôi trở thành những phần tử xấu của xã hội.
+ Dần dần không còn khả năng đương
đầu với những khó khăn thử thách.
+ Bỏ mất cơ hội quý báu để thành
công trong cuộc sống.
Lưu
ý: Thí sinh có thể đồng tình, không đồng tình hoặc chỉ đồng tình phần nào đó
với ý kiến. Dù theo khuynh hướng nào thì cũng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng
và có thái độ bàn luận nghiêm túc,
thiện chí.
|
0,5
0,5
0,5
|
|
3.Bài học nhận thức và hành động:
|
1.0
|
|
-
Niềm tin đóng vai trò rất qua trọng và có ý
nghĩa trong cuộc đời con người. Cần hiểu rõ điều mình thực sự thực sự mong muốn
đạt được và hoạch định một kế hoạch cụ
thể để đạt được điều đó.
-
Chỉ có
niềm tin thì chưa đủ. Ý nghĩa cuộc đời con người là ở chỗ không những phải
khơi dậy mà còn phải nuôi dưỡng niềm tin của mình và xem nó là lẽ sống.
-
Nỗ lực
học tập, trau dồi kiến thức để biến niềm tin của mình thành những mục
tiêu cụ thể và có ý nghĩa cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Không chi nuôi dưỡng niềm tin cho bản
thân mà còn giúp cho mọi người xung quanh có niềm tin, hy vọng vào cuộc sống.
|
|
|
Sự thể hiện nỗi nhớ trong tình yêu ở bài thơ Tương tư – Nguyễn Bính (SGK Ngữ Văn 11 – Chương trình nâng cao
trang 55-56) và trong đoạn thơ sau:
“Con
sóng dưới lòng sâu
Con
sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”.
(Trích Sóng – Xuân Quỳnh)
|
7
|
|
* Yêu cầu chung.
|
|
|
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh;
đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập
văn bản và khả năng cảm thụ văn chương của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể cảm nhận và
kiến giải theo các cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng,
không được thoát ly văn bản tác phẩm.
|
|
|
* Yêu
cầu cụ thể:
|
|
|
1. Giới thiệu dẫn dắt vấn đề nghị luận
|
0.5
|
|
Tình yêu là đề tài muôn thuở của
thi ca, là niềm cảm hứng bất tận trong sáng tác của các thi nhân.
- Cùng thể hiện nỗi nhớ trong
tình yêu song Nguyễn Bính trong bài thơ Tương
tư và Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng
lại có những khám phá và thể hiện
riêng để tự bôc lộ mình và chia sẻ đồng cảm với những trái tim yêu.
|
|
|
2. Phân tích,cm
|
6
|
|
a) Điểm tương đồng:
- Đều đặt nhân vật trữ tình
trong mối quan hệ với không gian và thời gian để thể hiện trọn vẹn nỗi nhớ ở
mức độ sâu lắng da diết nhất:
+ Nguyễn Bính: Nỗi nhớ triền
miên làm héo mòn cả thể chất và tinh thần
“Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá
xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”
Khi trái tim yêu đã tương tư
thì nỗi tương tư khiến cả không gian xung quanh nhuốm màu nhung nhớ.
+ Xuân Quỳnh: Nỗi nhớ đầy ắp
trong tâm hồn, nỗi nhớ đong đầy cả ngày và đêm, cả khi thức cũng như trong giấc
ngủ.
-Đều cảm nhận được sự tác động
mạnh mẽ của cảm xúc nhớ nhung đến mức con người dường như mất đi sự tự chủ :
+ Nguyễn Bính: “Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng” vì
mắc “bệnh” chàng trai yếu đuối
không thể chủ động bày tỏ tình yêu còn
hờn trách cô gái chàng yêu không đến thăm chàng.
+ Xuân Quỳnh: Nỗi nhớ choán ngợp
cả tâm hồn, nó hiện diện cả khi thức cũng như trong giấc ngủ, nó chiếm trọn cả
phần ý thức và phần vô thức “lòng em nhớ
đến anh/ Cả trong mơ còn thức’’.
b) Sự khác biệt:
-
Dung lượng dành cho việc biểu hiện nỗi nhớ: Nguyễn Bính dành cả bài thơ để nói về nỗi tương tư, Xuân Quỳnh chỉ dành
một khổ thơ gồm sáu câu để thổ lộ nỗi
nhớ.
- Đối tượng và mức độ:
+ “Tương
tư” diễn tả nỗi nhớ trong tình yêu
của chàng trai nơi thôn dã: vừa e dè, kín đáo vừa sâu sắc, mãnh liệt chân
thành.
+
Đoạn trích trong bài thơ “Sóng”:
diễn tả nỗi nhớ trong tình yêu của người
con gái: một tình yêu vừa dạt dào sôi nổi, vừa đằm thắm lắng sâu như con sóng giữa biển khơi.
-
Cách thức biểu hiện:
+ Nguyễn Bính :
● Xây dựng hình tượng chàng trai nơi thôn dã với nỗi tương tư giăng mắc khắp không gian, trải
dài theo thời gian vò xé tâm hồn.
● Để làm bật nét riêng của nỗi tương
tư trong tâm hồn chàng trai quê, tác giả dựng nên một không gian quê kiểng:Thôn Đoài, thôn
Đông,đò giang, đầu đình, hàng cau,
giàn trầu…Thể thơ lục bát ngọt
đằm lắng sâu cảm xúc, cách nói vòng…
+ Đoạn trích trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh:
● Xây dựng cặp hình tượng sóng-
em vừa song hành, sóng đôi lại vừa hòa nhập, thống nhất: sóng nhớ bờ - em nhớ anh. Tác giả đi từ quy
luật của tự nhiên để khẳng định quy luật của tâm hồn.
● Thể thơ ngũ ngôn không ngắt nhịp.thủ
pháp nhân hóa , đối lập “Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước”, “ ngày - đêm” ->
góp phần diễn tả thành công nỗi nhớ cháy bỏng, mãnh liệt,
khắc khoải trong trái tim người con gái đang yêu.
c) Lý giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt:
- Tình yêu là tình cảm cao đẹp đậm chất
nhân văn của con người và nỗi nhớ là
trạng thái cảm xúc đặc trưng của tình yêu, làm nên sắc thái của tình yêu đôi
lứa. Hai nhà thơ Nguyễn Bính và Xuân Quỳnh đã thể hiện được chất nhân văn
,màu sắc văn hóa trong đời sống của tâm hồn con người qua những vần thơ của mình.
- Cùng thể hiện nỗi nhớ trong tình yêu nhưng
mỗi nhà thơ có cách thức biểu hiện riêng, điều đó được làm nên
bởi phong cách của từng tác giả.
d) Ý nghĩa của sự khác biệt :
- Những đóng góp khám phá
riêng của mỗi nhà thơ góp phần làm phong phú thêm mảng đề tài tình yêu trong thơ ca đồng thời làm phong phú thêm đời sống tinh
thần của con người .
|
1.0
3.0
1.5
0.5
|
|
3. kết luận
|
0.5
|
|
Khái quát lại vấn đề nghị luận.
|
|
|
Lưu ý chung:
1.
Chỉ
cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ yêu cầu đã
nêu ở mỗi câu, đồng thời phải triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm
xúc.
2.
Khuyến
khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có
những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
3.
Không
cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung
chung, sáo rỗng.
4.
Cần
trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
|
HẾT
No comments:
Post a Comment