NHÀ VĂN VÀ
QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC
1. Yếu tố
tiên quyết làm nên một nhà văn đích thực là gì?
Trên thực tế, muốn trở thành
nhà văn phải có một số năng
khiếu thích
hợp với công
việc sáng tạo văn học. Năng
khiếu bẩm sinh
là nhân tố qun trọng đầu tiên để hình
thành một tài
năng văn học.
2. Những phẩm
chất, năng lực cần có của nhà văn là gì?
Đó là: (1) Bản chất giàu
xúc cảm; (2)
Khả năng
quan sát tinh tế, rộng rãi,
(3) Khả năng tưởng tượng, liên
tưởng phong
phú, độc đáo,
(4) năng lực trí tuệ sắc bén.
3. Bản chất
giàu xúc cảm của nhà văn thể hiện như thế nào?
- Phẩm chất đầu tiên của nhà
văn đó là một trực giác nhạy bén và
một tâm hồn dầy xúc cảm. Tấm lòng của họ luôn rộng mở đón nhận những âm
vang cuộc đời, quan
tâm thường xuyên
và sâu sắc với tất cả những gì xảy ra
xugn quanh mình, vươn tới sự đồng cảm , sẻ chia với bao cuộc đời khác.
- Những nhà
văn lớn trước hết là những nhà
nhân văn chủ nghĩa.
Họ vui cái
vui của bao người khác,
đau khổ trước nỗi khổ đau của đồng loại, hân
hoan sung sướng trước những điều tốt đẹp, đau
khổ và phẫn nộ trước oan
trái bát công.
4. Bản chất
giàu xúc cảm có ý nghĩa thế nào với quá trình sáng tác văn học?
- Tình cảm là một trong
những động lực thúc đẩy cảm hứng sáng tạo (cảm hứng: trạng thái
cảm xúc mạnh liệt đặc biệt thúc đẩy nhu cầu sáng
tác). Tư tưởng sẽ khong được chuyển hóa
vào hình tượng một cách
nhuần nhuyễn nếu thiếu cảm hứng. cảm hứng đã tạo nên
linh hồn của hình tượng. -
Sáng tạo nghệ thuật là quá
trình phản ánh và
tái tạo hiện thực đồng thời là quá
trình tự biểu hiện, là
quá trình giãy bày chia sẻ, là sự hiện diện của nhà văn giữa cuộc đời. Khi nhà văn thờ ở, nguội
lạnh, khép
kín giữa cuộc đời thì
khi ấy tài
năng nghệ thuật cũng
chất dứt. “Chẳng có thơ đâu giữa lòng
đóng khép” (Chế Lan
Viên).
5. Khả năng
quan sát tinh tế, rộng rãi có ý nghĩa như thế nào?
- Cuộc sống hết sức phong
phú, đa dạng, nhà
văn phải quan
sát kĩ lượng và
tinh tế mới có thể phát hiện ý nghĩa sâu xa tiềm ẩn trong sự vật, hiện tượng. Không dừng lại ở việc quan
sát những con
người bình
thường mà phải tìm
cho được chìa
khóa để khám
phá thế giới nội tâm con người. - Quan sát là phương tiện cần thiết để nhà văn tích lũy vốn sống. Năng lực quan sát cũng có cơ sở quan trọng trong
bồi đắp trí tưởng tượng nhà
văn. Càng tích lũy được nhiều vốn sống thì nhà văn càng giàu khả năng tưởng tượng. -
Quan sát không chỉ là khả năng
tìm hiểu, tái tạo hiện thực đời sống mà còn là khả năng lắng nghe,
theo dõi những diễn biến phong phú phức tạp trong tâm hồn mình.
6. Khả năng
liên tưởng, tưởng tượng là gì?
- Tưởng tượng: “Trí
tưởng tương là một đặc tính nằm trong
bản chất người. Đó là
thuộc tính của con người sử dụng vốn quan sát đời sống, ý nghĩ và tình cảm, tạo ra được bên cạnh thực tại một cuộc sống do
mình bịa ra với những con
người và những sự kiện do
mình bịa nốt”
(Paustovsky) - Liên tưởng: “Năng khiếu tinh thần từ một vật đã được thấy nghĩ ngay đến những vật khác
liên quan chặt chẽ với nó”
(Lomonoxop)
7. Khả năng
liên tưởng, tưởng tượng trong quá trình sáng tác văn học diễn ra như thế nào?
- Đối với nhà
văn giàu óc tưởng tượng, khi
đặt bút xuống trang
viết là cả một thế giới nhân vật hiện lên sống động. Nhà
văn ngỡ như đang sống cùng
với các
nhân vật, nghe
các nhân vật nói
chuyện với nhau,
cảm nhận được sắc thái cảm xúc của từng nhân
vật trong
những cảnh ngộ cụ thể. - Nhờ tưởng tượng, nhà văn có thể hóa
thân vào nhân vật của mình,
sống cuộc đời hàng
trăm nhân vật do
mình tái tạo.
8. Khả năng
liên tưởng, tưởng tượng có ý nghĩa gì?
- Trí tưởng tượng giúp
nhà văn hình dung đối tượng một cách cụ thể, sinh động. - Trí tưởng tượng là quá trình nhào nặn lại, tái tạo lại hiện thực những đồng thời nó còn
có khả năng bù đắp, gia giảm những phần
không thể quan sát được trên thực tế. - Tưởng tượng giúp nhà văn đi vào thế giới tâm hồn của nhân vật, biểu hiện quá
trình vận động tâm
lí theo quy luật nội tại của nó. -
Trí tưởng tượng tham
gia liên kết các
chi tiết vào chỉnh thể của hình tượng, liên
kết các sự kiện trong
mối quan hệ biện chứng, liên
kết không
gian thời gian
trong mối chỉnh thể thống nhất…
9. Vì sao nhà
văn cần có một năng lực trí tuệ sắc bén?
- Vài trò của nghệ sĩ là
khám phá, sáng tạo thực tại xã hội. Nhà
văn cần tiếp cận đời sống, tìm
ra những vấn đề có ý
nghĩa quan trọng, phát
hiện bản chất sự vật, hiện tượng chi
phối chúng,
để làm được điều đó,
nhà văn cần một trí tuệ sắc bén. -
Nhà văn còn cần lí giải các hiện tượng cuộc sống, chỉ ra cho
người đọc con đường đi đến chân lí. Do văn học phản ánh
nhiều phương diện hoạt động của con người nên
nhà văn cần một khả năng
trí tuệ để biểu hiện được những lĩnh
vực tri thức mà
mình miêu tả.
10. Cái tâm
của nhà văn thể hiện như thế nào?
Đại thi
hào Nguyễn Du từng cho rằng: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Nếu năng
khiếu là yếu tố tiên
quyết, là điều kiện cần để một người trở thành
nhà văn thực thụ, thì
cái tâm của anh ta
trước cuộc đời, trước con người và trước nghề nghiệp của mình
là yếu tố cần để làm nên
một nhà
văn đích thực. Các
tâm đó thể hiện ở việc nhà
văn có ý thức trau dồi tình cảm, tư tưởng, nhân
cách; tích lũy kinh nghiệm sống và vốn văn hóa; trau dồi nghệ thuật viết văn.
11. Vì sao nhà
văn phải không ngừng trau dồi tình cảm, tư tưởng, nhân cách?
- Muốn sáng tạo tác phẩm có giá
trị, nhà
văn phải có lập trường tư tưởng tiến bộ. Nhờ tư tưởng tiến bộ, nhà
văn mới có được tầm nhìn
xa, rộng, mới có mục đích
sáng tạo chân
chính. Lập trường tư tưởng, tiến bộ thể hiện ở việc anh ta
quan tâm sâu sắc đến số phận của cộng đồng, dân tộc, đất nước; đặt ra những vấn đề chung lớn lao,
nhức nhối của xã hội, thời đại để mọi người phải suy
nghĩ, đối thoại. - Hiện thực xã hội không
ngừng đổi thay,
nhà văn phải nhạy bén về tư tưởng tình
cảm mới phát
hiện được chính
xác quá trình ấy. Một nhà
văn tài năng đồng thời cũng
là nhà tư tưởng của thời đại mình.
12. Nhân cách
của một nhà văn chân chính thể hiện như thế nào?
- Nhân cách
của nhà
văn chân chính là thái độ trung thực, dũng cảm để đấu tranh cho chân lí, lẽ phải, cho quyền lợi của nhân dân và dân tộc. Anh
ta cần dám vượt qua những thiên
kiến hẹp hòi, vượt qua sự đe dọa của quyền lực để dám
nsoi lên “những điều trông
thấy”, để dám
dũng cảm ủng hộ chân lí
đời sống. - Để có những tác
phẩm văn chương giá
trị, nhà
văn cần tỉnh táo phát hiện, nâng
niu, trân trọng những cái
hay, cái đẹp, cái mới đồng thời nhìn
thấy cái xấu xa,
cái ác, cái lỗi thời; rồi từ đó đấu tranh
không khoan nhượng để diệt trừ điều ác, bảo vệ và phát
huy cái thiện.
13. Vì sao nhà
văn phải không ngừng tích lũy vốn sống?
Tích lũy vốn sống là
công việc quan
trọng của nhà
văn. Tích lũy vốn sống là điều kiện để tăng cường tài
liệu và
nuôi dưỡng cảm hứng sáng
tạo. Lê
Quý Đôn từng nói:
“Muốn văn
hay phải hiểu biết và từng trải nhiều. Văn
chương chữ nghĩa
không phải là lời nói
suông. Trong bụng không
có bav ạn quyển sách,
trong mắt không
có núi sông kì lạ của thiên
hạ thì
không thể làm văn
được”.
14. Vì sao nhà
văn phải không ngừng nâng cao trình độ văn hóa?
Để ngày
càng nhạy bén hơn trong
việc tiếp cận đời sống và phản ánh nhiều lĩnh vực tri thức của con người, nhà
văn phrai không ngừng nâng
cao trình độ văn
hóa. Một nhà
văn vĩ đại là một nhà
văn hóa lớn. Vốn văn
hóa không chỉ là tri
thức trong
lĩnh vực nghệ thuật mà còn
là tri thức khoa học xã hội và tự nhiên.
15. Nghệ thuật
viết văn bao gồm các yếu tố nào?
Nghệ thuật viết văn là
khả năng vận dụng và sử dụng tất cả các phương tiện và kĩ
thuật để tổ chức tác phẩm, biện pháp
biểu hiện, cách
thức miêu tả, phương pháp
xây dựng nhân
vật, vận dụng ngôn
ngữ…
16. Vì sao nhà
văn cần trau dồi nghệ thuật viết văn?
- Tuy phương pháp
làm việc của từng nhà
văn có đặc điểm riêng
nhưng kinh
nghiệm sáng
tác chung của lao động nghệ thuật giúp
nhà văn định hướng quá
trình đi vào con đường sáng
tạo văn học. Những nhà
văn có thái độ nghiêm
túc với nghề nghiệp sẽ không
ngừng trau
dồi và
tích lũy kinh nghiệm, học hỏi những người đi trước để tìm tòi
những con đường sáng
tạo cho
riêng mình. Gorki đã khuyên các nhà văn trẻ: “Các bạn hãy học viết ở tất cả các nhà văn có phong cách điêu luyện, nhưng các bạn hãy
tìm lấy nốt nhạc và lời ca của mình.
17. Phong cách
nhà văn là gì?
- Phong cách văn học là khái niệm dùng để chỉ tính độc đáo có ý nghĩa thẩm mỹ của một hiện tượng văn
học. Cái gọi là hiện tượng văn học này
bao gồm phạm vi rộng, từ nền văn học của dân tộc, một thời đại, một trào lưu, một trường phái
tới toàn bộ sáng
tác của nhà
văn, thậm chí tới những tác
phẩm riêng
lẻ. - Phong cách nghệ thuật của nhà văn là biểu hiện tài nghệ của người nghệ sĩ ngôn
từ trong
việc đem đến cho người đọc một cái
nhìn mới mẻ chưa từng có về cuộc sống, con
người, thông
qua những hình
tượng nghệ thạt độc đáo và
những phương thức, phương tiện thể hiện đặc thù in
đậm dấu ấn cá
nhân chủ thể sáng tạo.
18. Vì sao nhà
văn cần phải có phong cách riêng?
- Do đặc trưng văn học nghệ thuật là hoạt động sáng
tạo có
tính chất cá thể. Nếu cá
tính của nhà
văn mờ nhạt, không
tạo được tiếng nói
riêng, giọng điệu riêng
thì đó là sự tự sát
trong văn học. Cao
Xuân Hạo nói:
“Nếu chỉ biết rập khuôn,
chấp nhặt những cái
sáo cũ, thì dù câu đẹp lời hay, vẽ trăng tả gió, nhưng ý hướng không
kí thác vào được, thì rốt cuộc cũng
là bắt chước giọng điệu của người khác,
chẳng nói được tính
tình thực của mình.
- Một phong
cách riêng, một cách
nhìn riêng, một cách
lí giải riêng,
một cách thể hiện riêng chính là những cống hiến có giá
trị của nhà
văn với cuộc đời. Sự thật có thể là một, nhưng cách
nhìn, cách nghĩ, cách cảm của nhà văn là muôn màu muôn vẻ, làm
phong phú thêm đời sống tinh
thần cho xã
hội.
19. Phong cách
nhà văn biểu hiện như thế nào?
Phong cách của nhà
văn là sự thống nhất của hai mặt đối lập: các yếu tố mới mẻ và các
yếu tố ổn định. - Các yếu tố mới mẻ bao gồm:
ü Cái nhìn, cách cảm thụ giàu
tính khám phá nghệ thuật với cuộc đời: “Đối với nhà
văn cũng như đối với nhà họa sĩ, phong cách không phải là vấn đề kĩ thuật mà là
vấn đề cái
nhìn. Đó là một khám
phá về chất, chỉ có được trong
cách cảm nhận về thế giới, một cách cảm nhận, nếu không
do nghệ thuật mang lại thì
mãi mãi không ai biết đến” è Đi sâu vào tìm hiểu phong cách văn học, không thể không nắm bắt cho được cách
nhìn, cách cảm của người nghệ sĩ. ü
Giọng điệu riêng
gắn liền với cảm hứng sáng
tác: “Thời đại nào tiếng nói ấy, tính
cách nào giọng điệu ấy”, nhà
văn “có thể học viết từ nhiều nhà
văn khác nhau nhưng nhất thiết anh phải tìm
cho được giọng điệu riêng
của mình”.
Có giọng nhẹ nhàng
tha thiết, có giọng mỉa mai
chua chát cay độc, có giọng điệu dằn vặt.. - Các yếu tổ ổn định: đến sự thống nhất, lặp đi lặp lại có quy luật của các yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm, đủ để nhà văn
tạo cho
mình một chân
dung tinh thần riêng.
"Mỗi công
dân đều có một dạng vân
tay. Mỗi người nghệ sĩ thứ thiệt đều có một dạng vân
chữ. Không
trộn lẫn” (Lê Đạt).
Nguồn: www.facebook.com
No comments:
Post a Comment