Friday, February 23, 2018

SINH HOẠT TÂM LÝ CON NGƯỜI

NHỮNG HIỆN TƯỢNG SINH HOẠT TÂM LÝ CON NGƯỜI

I. ĐIỀU KIỆN VẬT LÝ: TÂM VẬT LÝ HỌC
(La psychopysique psychophysics)
Con người là gồm Hồn-Xác. Học về tinh thần nhập thể là việc của môn tâm vật lý học.
1. Sự kiện vật lý khác sự kiện tâm lý.
Giới vô cơ (không có sự sống) là giới vật lý theo nghĩa hẹp và khác với tinh thần con người.
a. Nhìn theo môi trường phát hiện.
Sự kiện vật lý ở trong môi trường vật chất, hữu hình, giác quan có thể thấy được, còn sự kiện tâm linh lại là nội giới, không trực tiếp định chỗ, đo lường được.
b. Xét theo nguyên lý chi phối.
Sự kiện vật lý bị chi phối theo nguyên lý nhân quả, có tính cách nhất định (tất yếu) (khói lửa). Sự kiện tâm linh còn có thể giải thích bằng nguyên lý cứu cánh hay mục đích.
c. Xét theo cách cấu tạo.
Sự kiện vật lý cấu tạo nhiều thành phần tách biệt, dù đôi lúc ảnh hưởng, gắn bó. Còn sự kiện tâm tương tại (tương quan nội tại vào nhau) vào nhau.
2. Vật lý và tâm lý ảnh hưởng lẩn nhau.
Tuy khác nhau nhưng không mâu thuẫn, không loại trừ nhau mà ảnh hưởng lẫn nhau.
a. Vật lý ảnh hưởng tới tâm lý.
Sự kiện vật lý tạo môi trường cho tâm hồn hoạt động. Sự kiện vật lý có khi là điều kiện cần thiết cho sự kiện tâm linh. Địa dư, khi hậu, tiện nghi ảnh hưởng tới đời sống tinh thần khá nhiều.
b. Tâm lý ảnh hưởng tới vật lý.
Nhờ trí khôn hiểu biết mà sự kiện vật lý có ý nghĩa: Ý chí và năng khiếu con người thay đổi vũ trụ vật chất, hoàn cảnh sống.
II. ĐIỀU KIỆN SINH HỌC (Psychophysiologie)
Diễn biến tâm lý là một sinh hoạt tinh thần.
1. Tâm lý và sinh học có giống nhau.
Cả hai đều là điều kiện sinh hoạt (đồng hóa, sinh sản...): thích nghi, đào thải, nhu cầu...
2. Tâm lý và sinh vật có khác nhau.
a. Theo tính cách ý thức.
Sự kiện sinh vật (phản xạ, bản năng...) thuộc vô ý thức hay tiềm thức. Còn sự kiện tâm linh không phải luôn luôn vô ý thức.
b. Theo sự thích nghi.
Sự kiện sinh vật thích nghi nhỏ, còn bị luật tất yếu (tất định) chi phối. Còn sự kiện tâm linh thì lựa chọn và thích nghi rộng hơn vi có tự do (cũng chịu ảnh hưởng luật tất định phần nào).
c. Lệ thuộc vào vật chất.
Sự kiện sinh vật lệ thuộc vật chất nhiều. Còn sự kiện tâm lý lệ thuộc vật chất nhiếu điều kiện cần thiết, còn hoạt động theo đường lối và thân phận của tinh thần.
3. Tâm lý và sinh vật ảnh hưởng lẫn nhau.
a. Sinh học ảnh hưởng tới tâm lý.
Sự kiện sinh học là nền tảng cho sự kiện tâm lý. Những nhucầu, khuynh hướng là gốc rễ của đời tình cảm, đam mê, cảm xúc đến tình cảm tế nhị.
b. Tâm lý ảnh hưởng tới sinh học.
Sự kiện tâm lý đem đến cho sự kiện sinh học một định hướng cụ thể, hướng đi thực tế: ăn để sống chứ không phải sống để ăn. Còn tinh vi hóa nữa: ăn uống như người văn minh.
III. ĐIỀU KIỆN SINH LÝ: TÂM SINH LÝ HỌC
(La Psychophysiologie)
Sinh học là học về căn bản sự sống liên quan tới khu vực, hoàn cảnh sống của sinh vật. Còn sinh lý học lại chuyện khảo cứu chức năng sinh hoạt, cơ quan: tuần hoàn tiêu hóa.
1. tâm lý và sinh lý khác nhau.
a. Nơi nguồn gốc (trực tiếp).
Nguồn gốc xa của hai sự kiện vẫn là một (chủ thể độc nhất). Còn nguồn gốc gần (trực tiếp) lại khác. Sự kiện sinh lý trực tiếp do thể xác, lệ thuộc xác như: hô hấp, tuần hoàn. Sự kiện tâm linh phải tìm nơi linh hồn.
b. Khác nơi nhận thức.
Sự kiện sinh lý có thể nhận thức do ngũ quan lành mạnh: (tuần hoàn, tin mạch...). Sự kiện tâm lý cũng dùng ngũ quan mà nhận thức, phải dùng chính ý thức. Có thể thấy vết thương của một người, nhưng không thể cảm thấy đau do vết thương. Ý thức tâm lý mới cảm thông được.
c. Khác nơi môi trường.
Sự kiện sinh lý cũng như sự kiện vật lyt1 thuộc mọi giới (xem thấy được...). Sự kiện tâm linh thuộc nội giới, nội tạng trong ý thức của tôi.
2. Tâm lý ảnh hưởng tới sinh lý.
Trong sinh hoạt tri thức, ý chí, hoạt động và tình cảm tâm lý ảnh hưởng tới sinh lý. Thí dụ: một ý tưởng có thể làm ta chóng mặt ! Vì muốn mà nói, đi, viết... vui quá mà khóc, bực quá mất ngủ, ăn.
3. Sinh lý ảnh hưởng tới sinh lý.
Xác chi phối đời sống sinh lý, không chối được.
- Xác là phương tiện hành động của hồn (trong và ngoài nữa).
- Xác là phương tiện biểu lộ của hồn. Các dấu hiệu tỏ ra (cười, giơ tay...)
- Xác là phương tiện cảm thông của hồn. Xác là nhịp cầu thông cảm (vũ trụ và hồn/ hồn và hồn/ hồn và Thượng đế).
IV. ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI (môi trưòng sống).
Chúng ta cũng không thể chối cãi được chính điều kiện xã hội, môi trường sống ảnh hưởng đến đời sống tâm lý con người và ngược lại.
TRÌNH BÀY MỘT VÀI THUYẾT
VỀ SINH HOẠT TÂM LÝ
Chúng ta nhận tâm lý ảnh hưởng tới sinh lý và sinh lý cũng ảnh hưởng tới sinh lý. Nhưng cắt nghĩa thế nào ?
Theo quan niệm cổ điển, thể xác và tinh thần là hai dị chất, nhưng ảnh hưởng lẫn nhau. Xác hồn là hai dòng nước khác chiều, có nhiều khi gặp nhau có vẻ dễ chịu, nhưng đứng về phương diện tâm lý, có nhiều vấn đề không thể giải quyết như xác hồn dị chất thì làm sao ảnh hưởng lẫn nhau ? Nhiều nhà t6m lý hiện đại đem ra nhiều giả thiết, nhưng chưa thỏa mãn trí khôn.
THUYẾT PHỤ TƯỢNG (épiphénoménisme)
Theo khuynh hướng thực nghiệm, một số tư tưởng gia cho rằng ý thức chỉ là hiện tượng phụ thuộc. Các sự kiện tâm linh chỉ là phụ thuộc, thêm vào sự kiện sinh lý, không ảnh hưởng đến sự kiện sinh lý. Theo Maudsley (1835-1918) “ý thức chỉ là xa xỉ phẩm”.
NHẬN XÉT:
Đồng ý là cần thiết phải có sinh lý, môi trường thể hiện sự kiện tâm linh. Nhưng lời giải thích còn mơ hồ khó kiểm chứng ? Một số các nhà tâm lý học hiện đại cho rằng ý thức có ảnh hưởng đến cơ thể chứ không phải chỉ là phụ thuộc. Freud (Áo 1856-1939) trong khoa phân tâm học cho rằng khi các sự kiện tâm linh vô thức trở thành ý thức thì bệnh hoạn sẽ biến mất.
THUYẾT TÂM SINH LÝ SONG HÀNH
(parallélisme psycho-physiologique)
Hai sự kiện tâm linh và sinh lý phân biệt nhau nhưng song hành với nhau. Tâm lý và sinh lý luôn tương trùng. Taine (1828-1893) cho rằng “Sự kiện tinh tho hệ là một sự kiện duy nhất có hai mặt - tinh thần và thể lý/ ý thức nhận biết và giác quan nhận biết. Leibnitz: Xác hồn khác nhau, nhưng hễ hồn có hiện tượng nào thì xác cũng có hiện tượng tương xứng. Leibnitz cho rằng Thượng Đế đã tạo sự hòa điệu đó.
NHẬN XÉT:
Dùng thuyết tâm sinh lý song hành làm giả thuyết nghiên cứu thực tại tâm linh là rất hợp với phương pháp tâm lý hiện đại, nhưng không thể cắt nghĩa chính xác thực tại chảy nước mắt có thể là vui, buồn, tức giận. Không có tương quan song hành chặt chẽ giữa tâm giới và sinh lý giới.
THUYẾT TÂM SINH LÝ ĐỒNG HÓA
(assimiliationisme - psychophysiologique)
Ngày nay còn có người nhận thuyết song hành theo Leibnitz, nhưng không nhận sự can thiệp của Thượng Đế. Họ cắt nghĩa là đồng hóa sinh lý với sinh lý. Tâm não và sinh lý có sự tương đương tuyệt đối. Một hiện tượng có hai mặt (ngũ quan và ý thức).
Thuyết này vẫn chủ trương giữa hai hiện tượng hay sự kiện không có một mối dây nhân quả nào.
TÂM LÝ THUYẾT (psychologisme)
Theo thuyết này thì hiện tượng tâm lý, kể cả tâm lý quần chúng đều do tâm lý cá nhân dễ bắt chước nhau. Xã hội không có ảnh hưởng nào đối với cá nhân. Nếu có, cũng do sự bắt chước.
Thuyết này nhận được, miễn là con người không lấn át cả triết học.
XÃ HỘI THUYẾT (Sociologisme)
Theo thuyết này thì sinh hoat tâm lý hoàn toàn do xã hội chi phối. Thuyết này do Émile Durkheim (1858-1917) khởi xướng. Ông cho rằng xã hội là một pháp nhân riêng đối với các cá nhân tạo thành xã hội. Ông chủ trương xã hội có đời sống riêng, ý tưởng, ngôn ngữ riêng... Những gì thuộc con người, giá trị thiêng liêng và siêu việt do xã hội sản xuất ra. Durkheim vẫn nhận sự kiện tâm linh cá nhân, nhưng là hạ tầng và lệ thuộc cơ thể.
NHẬN XÉT:
Xã hội thuyết có lý nếu bảo xã hội ảnh hưởng đến sự kiện tâm lý. Nhưng sai, nếu nói rằng toàn thể sinh hoạt tâm lý đều do xã hội.
Cao Văn Đạt

No comments:

Post a Comment