HÌNH ẢNH VÀ TƯỞNG TƯỢNG
I. ĐỊNH NGHĨA
1. Theo quan niệm cổ điển.
a. Hình ảnh:
Căn bản của cảm giác. Theo quan niệm cổ điển thì hình ảnh là căn bản của cảm giác qua hai giai đoạn sinh lý và tâm lý. Ảnh tượng được coi là cảm giác do kích thích sinh lý tại chính trụ sở trung ương, không phải ở ngoài vào. Trong giai đoạn tâm lý thì người ta cho ảnh tượng là cái hình dung một vật do thị giác nhận thức. Thường mà nói thì “ảnh” áp dụng cho hình vẽ, còn “tượng” lại chì hình đắp bằng đất, thạch cao hay tạc bằng gỗ... Tâm lý học không phân biệt như vậy nên gọi chung là hình ảnh và trong giai đoạn tâm lý thì hiành ảnh được định nghĩa là biểu thị khả giác của một vật. Do đ1o, có bao nhiêu thứ giác quan thì có bấy nhiêu thứ hình ảnh. Những gì có thể cảm giác được đều có thể tiếp tục sống trong tâm linh dưới hình thức hình ảnh. Tuy nhiên, sống lâu hay chóng còn tùy thuộc ở cường độ cảm giác.
b. Tương quan hình ảnh và cảm giác.
So sánh hình ảnh và cảm giác để làm nổi quan điểm cổ điển, hình ảnh được coi là cảm giác bị giảm bớt.
Điểm giống: hình ảnh giữ được phẩm chất của cảm giác.
Điểm khác: hình ảnh non nớt, yếu hơn cảm giác. Cảm giác như những làn sóng kế tiếp nhau dồn dập nên hình ảnh khó sống lâu.
c. Phải nghĩ thế nào ?
Nhận xét chung: Điểm hay của quan niệm cổ điểm là nhấn mạnh nguồn gốc sơ khởi của hiện tượng tâm lý. Hình ảnh tùy thuộc cảm giác. Nhưng quan niệm này duy nghiệm quá, biến tri khôn thành thụ động, đề cao cảm giác quá (như Taine và Condillac). Cảm giác và hinh ảnh còn khác nhau nơi tính chất nữa.
Điểm khác sâu xa: Cảm giác cần đến kích thích (sự vật, thể xác), còn hình ảnh vượt thế giới hữu hình, thuộc tâm linh hơn cảm giác. cảm giác cố định và hướng tâm còn hình ảnh thì ly tâm, do trí tuệ, từ trong ra.
2. Định nghĩa theo quan niệm hiện đại
a. Hình ảnh là một thái độ của ý thức cảm hứng theo hiện tượng luận. J.P.Sartre đi ngược quan niệm cổ điển và cho rằng hình ảnh không phải là một đối tượng nội giới mà là thái độ của ý thức đặt ra đối tượng không tưởng...
Chúng ta rút ra vài hệ luận:
- Hình ảnh và cảm giác ngược chiều nhau.
Hình ảnh và cảm giác hay tri giác khử trừ nhau. Tưởng tượng nhằm thế giới ảo, còn tri giác nhằm thế giới thực. Hình ảnh là ảo nhưng không bịa đặt vì ý thức rồi, ý thức tự quy (hồi cố).
- Dữ kiện khả giác chỉ là vật liệu.
Quan niệm hiện đại nhận dữ kiện khả giác là một kích thích tạm thời, đánh thức trí tuệ từ tĩnh sang động và hoạt động tự lập, biến hoá muôn hình...
b. Phải nghĩa thế nào ?
Quan niệm hiện đại bổ túc cho quan niệm cổ điển mở rộng phạm vi trí tưởng tượng. Cổ điển nhấn mạnh tưởng tượng phục hồi hay tái diễn, còn hiện tại nhấn mạnh tưởng tượng sáng tạo. Cổ điển cho rằng nhìn vật trước rồi tưởn tượng ra. Hiên đại thì chủ trương tưởng tượng không phải chỉ là tái diễn mà còn sáng tạo, tìm thực tại... Quan niệm hiện đại nhấn động tính của tưởng tượng và nâng tính uyển chuyển của đời sống tâm lý con người, luôn đổi mới.
II. GIÁ TRỊ CỦA HÌNH ẢNH.
1. Giá trị nhận thức của hình ảnh.
Chúng ta lưu ý đến giá trị nhận thức của hình ảnh và giá trị siêu việt.
a. Hình ảnh giúp ta nhận thức nói chung
Hình ảnh giúp ta nhận thức vật hiện tại trong tri giác. Tri giác có ý thức về ngoại vật hay sự gặp gỡ giữa chủ thể và khách thể qua trung gian hình ảnh. Hình ảnh là tiền tri giác, giúp nhận ra quá khứ trong ký ức. Một vật đã thấy, có thể xuất hiện , diễn lại trên sân khấu ý thức dưới dạng hình ảnh. Ngồi ở thành phố hình dung lại biển Vũng Tàu hay ho Than Thở Đà lạt. Hình ảnh gợi tri giác cũ (gặp bạn ở đường). Hình ảnh giúp nhà bác học tìm tòi khám phá. Tưởng tượng cho hình ảnh về tương lai như có thực là quê hiện tại (cô bán sữa nghĩ đến tương lai nên nhảy múa làm đổ cả bình sữa).
b. Hình ảnh giúp ta tư tưởng.
Tư tưởng là nhận thức cấp cao nơi con người. Nói theo trừu tượng: Platon cho rằng tư tưởng mà không nhờ tới hình ảnh. Theo Platon: con người chỉ là một tinh thần kết hợp với xác cách cưỡng bách, lỏng lẻo. Platon cho rằng cảm giác và hình ảnh không giúp vào tư tưởng, chỉ giúp nhớ lại là cùng.
Nói theo cụ thể: Ribot quả quyết: giả thuyết cho rằng có tư tưởng thuần túy không hình ảnh, không ngôn ngữ thì khó tin và chưa chứng minh được. Nói cụ thể, con người tư tưởng phải nhờ tới hình ảnh. Hình ảnh là nguyên liệu để tư tưởng thành hình. Hình ảnh đỡ tư tưởng, tư tưởng bám vào hình ảnh để được bảo tồn. Thí dụ: Hình ảnh về trái cam giúp có tư tưởng về nó...
2. Giá trị siêu việt của hình ảnh:
a. Hình ảnh giúp ta siêu thoát.
Có hình ảnh giúp ta nhận thức, cũng có hình ảnh hoàn toàn hướng nội. Chỉ ở nội giới làm phong phú dòng ý thức, ở trong khuôn khổ tâm linh. Hình ảnh này có thể phai mờ nếu không được khêu gợi lại. Hình ảnh này có lúc giúp ta thoát khỏi thực tế phũ phàng để vào đời sống thần tiên dù rất ngắn. Hình ảnh do trí khôn sáng tạo ra giúp ta sống tương lai. Theo J.P.Sartre hình ảnh tưởng tượng còn chứng minh tự do của con người, không bị đóng khung...
b. Hình ảnh giúp ta tiến tới siêu việt thể.
Hình ảnh và trí tưởng tượng giúp ta vươn tới Thượng Đế là ý tưởng và thực tại. Ở đây hình ảnh có giá trị tôn giáo.
Cao Văn Đạt
No comments:
Post a Comment