ÔN THI TỐT NGHIỆP
PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (phần 1)
A. NGHỊ LUẬN VỀ TƯ
TƯỞNG ĐẠO LÍ
Đề 1: Tình thương
là hạnh phúc của con người.
I. Phân tích đề:
- Nội dung vấn đề: Ý nghĩa và tác dụng của lối sống có tình thương.
- Thể loại và thao tác nghị luận: nghị luận xã hội: giải thích,
phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ…
- Phạm vi tư liệu:
+ Tấm gương của những con người
sống có tình thương
+ Những danh ngôn, ca dao, tục
ngữ… nói về ý nghĩa của lối sống có tình thương
II. Xây dựng dàn ý:
1. Mở bài:
- Hạnh
phúc là một khái niệm tinh thần trừu tượng. Tùy theo vai trò, vị trí của từng
cá nhân, từ giai cấp trong xã hội mà có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc.
- Nhân dân
ta quan niệm: Tình thương là hạnh phúc
của con người.
2. Thân bài:
a. Giải thích câu nói: Tình thương
là hạnh phúc của con người.
- Tình thương: là tình cảm nồng nhiệt làm
cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật (Từ điển tiếng Việt)
- Hạnh phúc: là trạng thái sung sướng vì cảm
thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. (Từ điển
tiếng Việt)
- Tại sao Tình thương là hạnh phúc của con người?
+ Tình
thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn
nhau.
+ Như vậy
là thỏa mãn mọi ý nguyện, đã được hưởng sung sướng, hạnh phúc mà tình thương
mang lại.
b. Phân tích để khẳng định, chứng minh các biểu hiện, ý nghĩa của tình
thương:
- Trong phạm vi gia đình:
+ Cha mẹ
yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi
dạy con cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là hạnh
phúc nhất của đời mình.
+ Trong
đời người có nhiều nỗi khổ, nhưng con cái không nên danh nên phận hoặc hư hỏng
là nỗi đau lớn nhất của cha mẹ.
+ Con cái
biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là hiếu
thảo, là tình thương và hạnh phúc.
+ Tình
thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự bền
vững của hạnh phúc gia đình.
- Trong phạm vi xã hội:
+ Tình thương chân thành là cơ sở
của tình yêu đôi lứa.
“Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu
Anh thấy cô nàng nhỏ xíu anh thương”
“Tóc em dài em cài hoa lí
Miệng em cười hữu ý anh thương”
“Thò tay mà ngắt ngọn ngò
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ”
“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu
thập đèo cũng qua”.
“Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu
ngàn ngày mới xa”.
+ Tình thương là truyền thống đạo lí: Thương người như thể thương thân; tạo
nên sự gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng giai cấp, dân tộc.
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một
giàn”
“Một miếng khi đói bằng một gói khi
no”
“Lá lành đùm lá rách”
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương
nhau cùng”
+ Tình thương mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân
loại.
- Những tấm gương sáng trong lịch sử
coi Tình thương là hạnh phúc của con
người:
+ Vua Trần Nhân
Tông trong một chuyến đi thăm quân sĩ đã cởi áo bào khoát cho một người
lính giữa đêm đông lạnh giá.
+ Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc Tuấn cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng vào sinh ra tử với tướng
sĩ dưới quyền trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông,
giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.
+ Người anh
hùng dân tộc Nguyễn Trãi suốt đời đeo đuổi lí tưởng vì dân vì nước, gác
sang một bên những oan ức, bất hạnh của riêng mình.
+ Người thanh
niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong tình cảnh
nô lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Phương châm sống
đúng đắn của Người là: Mình vì mọi người.
Bác luôn lấy tình yêu thương con người làm mục đích và hạnh phúc cao nhất của
cuộc đời mình.
c. Phê phán, bác bỏ:
Lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết
quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ người khác…
d. Liên hệ bản thân:
Rút ra bài học về phương châm sống xứng đáng là con
người có đạo đức, có nhân cách và hành động vì tình thương.
3. Kết bài:
- Tình thương là lẽ sống cao cả của con người. Tình
thương vượt lên trên mọi sự khác biệt giữa các dân tộc trên thế giới.
- Để tình thương thực sự trở thành hạnh phúc của con
người, mỗi chúng ta phải vươn lên chống đói nghèo, áp bức bất công, chiến tranh
phi nghĩa… để góp phần xây dựng một thế giới hòa bình thịnh vượng…
BÀI LÀM MẪU
MB:
Trong cuộc đời nếu không có tình thương thì cuộc sống chỉ là 1 mầu xám ngắt. Tình thương sẽ làm cho cuộc sống tràn ngập tiếng cười, niềm vui và hạnh phúc. vì vậy có ý kiến cho rằng:"tình thương là hạnh phúc của con người"
TB:
1:giải thích
- Tình thương: thuộc phạm trù tình cảm, nó thể hiện những nét đẹp của tìn người: sự trong sáng, nhân hậu, vị tha
Tình thương có thể được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau, đó là tình cảm gia đìn, tình cảm bạn bè, tình yêu lứa đôi. Cao hơn là cảm của con người giành cho con người nói chung.
- Hạnh phúc; là cảm nhận của con người về niềm vui, sự thanh thản trong cuộc đời. Mỗi 1 ng sẽ có những quan điểm # nhau về hp. Mỗi 1 hoàn cảnh thì hp cũng đc biểu hiện # nhau. Với những ng đi trên biển thì hp là việc họ đc nhìn thấy bờ, với những ng bộ hành trên sa mạc thì hp la có đc những giọt nước trong trẻo, mát lành, hp vớ em bé tật nguyền là nhìn thấy ánh sáng, hp đối với ng nghèo la hp có đc cuộc sống no đủ hơn.
Như vậy hp là những trạng thái hân hoan, sung sướng khi đạt đc ý nguyện, hp có ngay trong cuộc sống (cs) của mỗi chúng ta (c.ta), bản thân mỗi c.ta đều có thể làm ra hp, con ng sẽ cản thấy hp khi làm đc 1 điều gì đó có ích cho ng khác. Đó cũng la hp của 1 ng đc cho đi và tất nhiên đó cũng là hp khi c.ta nhận lại 1 tấm lòng, 1 sự quan tâm, chia sẻ.
2: Phân tích, chứng minh:
* Tại sao tình thương (t.thg) la hp của con ng?
- T.thg k chỉ thuộc về cảm xúc mà quan trọng là những biểu hiên của nó trong cs. Đó là những tình cảm (t.c) bình dị, gần gũi hàng ngày, sự chăm sóc, sẻ chia, đồng cảm, ta có thể cảm nhận đc niềm vui từ những việc làm xuất phát từ tình thương. Giúp 1 ng bạn trong lớp có hoàn cảnh khó khăn ta bỗng cảm thấy tâm hồn thanh thản, dắt 1 em nhỏ tật nguyền qua đường ta như thấy mình trưởng thành hơn, sẻ chia với những tam sự của ng # ta bỗng cảm thấy mình đồng cảm.
Đó là những biểu hiện cụ thể của tình yêu thương.
Trong cuộc đời nếu không có tình thương thì cuộc sống chỉ là 1 mầu xám ngắt. Tình thương sẽ làm cho cuộc sống tràn ngập tiếng cười, niềm vui và hạnh phúc. vì vậy có ý kiến cho rằng:"tình thương là hạnh phúc của con người"
TB:
1:giải thích
- Tình thương: thuộc phạm trù tình cảm, nó thể hiện những nét đẹp của tìn người: sự trong sáng, nhân hậu, vị tha
Tình thương có thể được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau, đó là tình cảm gia đìn, tình cảm bạn bè, tình yêu lứa đôi. Cao hơn là cảm của con người giành cho con người nói chung.
- Hạnh phúc; là cảm nhận của con người về niềm vui, sự thanh thản trong cuộc đời. Mỗi 1 ng sẽ có những quan điểm # nhau về hp. Mỗi 1 hoàn cảnh thì hp cũng đc biểu hiện # nhau. Với những ng đi trên biển thì hp là việc họ đc nhìn thấy bờ, với những ng bộ hành trên sa mạc thì hp la có đc những giọt nước trong trẻo, mát lành, hp vớ em bé tật nguyền là nhìn thấy ánh sáng, hp đối với ng nghèo la hp có đc cuộc sống no đủ hơn.
Như vậy hp là những trạng thái hân hoan, sung sướng khi đạt đc ý nguyện, hp có ngay trong cuộc sống (cs) của mỗi chúng ta (c.ta), bản thân mỗi c.ta đều có thể làm ra hp, con ng sẽ cản thấy hp khi làm đc 1 điều gì đó có ích cho ng khác. Đó cũng la hp của 1 ng đc cho đi và tất nhiên đó cũng là hp khi c.ta nhận lại 1 tấm lòng, 1 sự quan tâm, chia sẻ.
2: Phân tích, chứng minh:
* Tại sao tình thương (t.thg) la hp của con ng?
- T.thg k chỉ thuộc về cảm xúc mà quan trọng là những biểu hiên của nó trong cs. Đó là những tình cảm (t.c) bình dị, gần gũi hàng ngày, sự chăm sóc, sẻ chia, đồng cảm, ta có thể cảm nhận đc niềm vui từ những việc làm xuất phát từ tình thương. Giúp 1 ng bạn trong lớp có hoàn cảnh khó khăn ta bỗng cảm thấy tâm hồn thanh thản, dắt 1 em nhỏ tật nguyền qua đường ta như thấy mình trưởng thành hơn, sẻ chia với những tam sự của ng # ta bỗng cảm thấy mình đồng cảm.
Đó là những biểu hiện cụ thể của tình yêu thương.
T.thg là 1 tc đẹp, tự nhiên,
trong sáng, nó luôn đc con ng hướng tới, nó mang tính nhân bản sâu sắc.
- T.thg la hp của con ng bởi nhờ có t.thg con ng có thêm nghị lực để vượt qua
khó khăn, thêm mục đích sống, t.thg là bờ vai để con ng có thể nương tựa, là
chỗ dựa cho mỗi làn vấp ngã, là sự động viên khích lệ để đi lên. Mọi hành đong
tốt đẹp mà con ng giành cho nhau đều bắt nguồn, đều xuất phát từ t.tg. Khi đc 1
ai đó trao cho những tc yêu thương (y.thg),con ng luôn tìm cách đáp đền xứng
đáng. Cha mẹ giành cho con cái những tc y.th, chúng sẽ lớn lên với 1 tâm hồn
trong sáng, với 1 ý chí, 1 quyết tâm báo hiếu đẻ mẹ cha vui lòng. Bạn bè giành
tình thương cho nhau đẻ cùng tương thân tương ái, con ng giành tình thương cho
nhau cuộc sống sẽ bớt đi sự hận thù.
- Dẫn chứng trong văn học
+ "Những ng khốn khổ" của Vich to
+ "Gió lạnh đầu mùa" của Thạch Lam
+"Chí Phèo" của Nam Cao
+"Mùa lạc" của Nguyễn Khải
Nếu k có tình thương thì cs sẽ ra sao?
nếu k có t.thg thì cs chỉ là sự cô độc, cô đơn, mỗi ng sẽ chỉ là 1 ốc đảo bình
yên hoàn toàn tách biệt với Thế giới bên ngoài. Nếu k có t.thg cs chỉ có buồn
đau với nước mắt bởi "Nơi lạnh lẽo nhất k phải Bắc cực mà là nơi thiếu
tình ng"
Cho đi 1 t.thg ta sẽ nhận lại 1 hp xứng đáng, đc y.thg đó là hp, nhưng y.thg ng
# là 1 hp lớn lao hơn.
3: Bình luận
Tình thương là hp của con ng, đó là truyền thống đạo lí tốt đẹp của con ng,
của dân tộc Việt Nam .
1 dân tộc luôn sống với triết lí " thg ng như thể thg thân", dân tộc
ấy luôn coi trọng sự nhân ái giữa con ng với con ng, sự hoà hiều giưa dt với dt
T.thg và hp luôn đi liền với nhau, nó có ý nghĩa trong mỗi thời đại, tinh thg
yêu luôn mang lại hp, giúp con ng có thể vượt qua mỗi khó khăn trong cs. Chính
bởi vậy hãy biết trân trọng những tc tốt đẹp mà mình đang có và san sẻ cho mọi
ng, bởi hp là "khi ta tặng hoa cho ai đó thì bản thân ta cũng có mùi hương
phảng phất"
KB
Trước hết phải khẳng định tình yêu thương la 1 sức mạnh vĩ đại, nó sẽ
luôn là niêm hp quí giá cho mỗi con ng. Bạn hãy cho đi 1 t.thg, bạn sẽ nhận lại
1 tấm lòng, đó chính là hp. Cuộc sống sẽ trở nên đẹp biết bao khi con ng sống
với nhau bằng tấm lòng.
………………………………………………………………………………………………………
BÀI 2
1. Mở bài:
Khi còn ở tuổi thiếu niên, dường
như mọi người trong chúng ta thường nhìn nhận khái niệm hạnh phúc rất đơn giản
là những điều mình mong muốn. Bước vào cuộc sống, bạn thật sự đặt chân lên cuộc
hành trình tự khẳng định mình, tìm kiếm giá trị cuộc sống và ý nghĩa bản thân,
bạn sẽ nhận ra rằng '' Tình Thương Là Hạnh Phúc của Con Người ''. Đó cũng chính
là 1 chân lí vĩnh hằng của cuộc sống.
2.
Thân Bài:
Dù
mơ hồ hay rõ ràng, ai cũng có thể nhận ra rằng tình thương là những tình cảm
đẹp đẽ và nồng nhiệt của con người,gắn kết những trái tim đồng cảm. Nó có thể
là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn và cao hơn cả là tình người nói
chung. Đó có thể là những tình cảm bình dị nhất, gần gũi
nhất từ sự quan tâm, chăm sóc
nhau trong cuộc sống đến những tình cảm lớn lao hơn mang tính giai cấp, cộng
đồng. Tình thương - đó là tấm lòng yêu thương chân thành và trong sáng - là
tình cảm chỉ trao đi mà ko cần nhận lại, ko vụ lợi,ko toan tính.Có thể nói, tìh
thương là 1 thứ tình cảm đẹp đẽ luôn tồn tại trong bản chất của mỗi con
người.Và kết quả của sự yêu thương đó là sự thỏa mãn của con tim - cái được goi
là niềm hạnh phúc.
Hạnh phúc là gì ?
Tự bao đời nay, con người luôn khao khát yêu thương, luôn kiếm tìm hạnh
phúc. Người ta có thể cảm nhận dc hạnh phúc nhưng để mô tả nó 1 cách rõ ràng
thì ko phải là 1 điều đơn giản.Chỉ có thể nói về hạnh phúc như là 1 trạng thái
sung sướng vì cảm thấy thỏa mãn ý nguyện.Nhưng đó ko chỉ đơn thuần là ước muốn
vật chất hay sự thành công, mà là cả 1 tổng thể bao gồm những khái niềm hết sức
trừu tượng, nhưng cũng thật đơn giản biết bao.Có đôi lúc, hạnh phúc chỉ đơn
giản là giọt nước mắt nóng hổi của mẹ và tiếng cười ấm áp của cha khi nhìn con
ra đời khỏe mạnh. Hạnh phúc có khi chỉ đơn giản là niềm xúc động khi nhận dc 1
sự giúp đỡ hay 1 lời chia sẻ chân thành.Đối với nhìu người, hạnh phúc bắt đầu
từ điều đơn giản nhất, khi mỗi sớm mai thức dậy, thấy mình sống có ích trên cõi
đời.
'' Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương ''
( Trịnh công Sơn )
Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản và bình dị thế thôi.
Sự thật là có 1 mối liên hệ ko thể tách rời giữa hạnh phúc và tình thương.Con
người ko thể sống hạnh phúc mà ko có tình thương
Tình thương mang lại hạnh phúc cho người nhận nó, giúp họ có thêm nghị lực để
vượt qua mọi thử thách, khó khăn; là động lực giúp họ ngày càng hoàn thiện hơn.
Trong '' Những người khốn khổ'' ( V.Huy-gô ), triết lí tình thương của nhân vật
Giăng-Van-Giăng đã có ý nghĩa lớn lao,thay đổi số phận và giáo hóa con người.
Giăng-Van-Giăng đã thay lời Huy-gô để nói lên 1 triết lí:'' Trong đời chủ có 1
điều, ấy là yêu thương nhau''
Ko chỉ với người nhận, sự trao đi tình thương cũng là điều mang lại hạnh phúc.
Khi bạn giúp đỡ 1 bà cụ đi qua đường thì bạn cảm thấy thế nào? Câu trả lời nằm
trong tim bạn. có phải bạn đang vui...?!?.Thế có nghĩa là bạn đang hạnh phúc
đấy. Trao đi yêu thương 1 cách tự nhiên, chúng ta sẽ nhận lại hạnh phúc xứng
đáng.Bởi: khổ đau dc san sẻ sẽ vơi nữa, còn hạnh phúc dc san sẻ sẽ nhân
đôi.Thomas Merton đã từng nhận xét:'' Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho
riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực
là biết sống vì người khác - 1 tình yêu ko vị kỉ, ko đòi hỏi phải dc đền đáp''
Đúng vậy, dc yêu thương là 1 hạnh phúc, nhưng yêu thương người khác còn là 1
hạnh phúc lớn hơn.
3. Kết bài:
Tình thương mang lại hạnh phúc cho
con người.Đó chính là lí do tại sao mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta
phảu biết rèn luyện bản thân, để tạo nên hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình
và xã hội.''Cái đẹp cứu vớt thế giới''(Đốtx-tôi-ép-xki). Tình thương là nét đẹp
tiềm ẩn sức mạnh vĩ đại, là niềm hạnh phúc quý giá của con người.Cần biết trân
trọng những gì ta đang có, yêu thương và san sẻ để cuộc sống trở nên có ý nghĩa
hơn.
Ngày nào ta còn sống, tức là ta còn có cơ hội để cảm nhận hạnh phúc của cuộc
đời. Vì vậy, chúng ta hãy chia sẻ lòng tốt và lòng nhiệt tình đối với người
khác.Một câu ngạn ngữ của Scotland
nói rằng:'' Hãy sống thật hạnh phúc khi bạn còn đang sống - bởi vì bạn chỉ có 1
lần sống duy nhất mà thôi.
Đề 2: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành
động”
Ý kiến trên của nhà văn Pháp M.
Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của
bản thân.
I. Phân tích đề:
-
Néi dung vÊn ®Ò : Mèi quan hÖ gi÷a ®øc
h¹nh vµ hµnh ®éng
-
ThÓ lo¹i : NghÞ luËn vÒ mét vÊn ®Ò t
tëng, ®¹o lÝ.
-
Thao t¸c chÝnh : gi¶i thÝch, chøng minh
vµ b×nh luËn, bác bỏ
- Ph¹m vi t liÖu
: thùc tÕ cuéc sèng.
II. Dàn ý:
1. Mở bài:
- Hành động là biểu hiện cao nhất
của đức hạnh.
- Nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông đã
nói: “Mọi
phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
2. Thân bài:
a. Giải thích câu nói:
- Đức hạnh là đạo
đức và tính nết tốt (Từ điển tiếng Việt)
- Đức hạnh
được thể hiện qua lời nói và những việc làm cụ thể, qua mối quan hệ giữa cá
nhân với tập thể, xã hội…
- Hành
động là thước đo phẩm giá của mỗi con người.
b. Phân tích, chứng minh: “Mọi
phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
- Từ xưa, nhân dân ta đã ca ngợi và
đề cao những hành động thiết thực mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội:
+ Có những
câu tục ngữ khẳng định ý nghĩa quan trọng của hành động: “Trăm nghe không bằng một thấy”; “Trăm hay không bằng tay quen; Nói hay
không bằng cày giỏi”
+ Nhân dân
cũng phê phán, chê cười những kẻ: “Ăn như
rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa”; “Ăn thì ăn những miếng ngon, Làm
thì chọn việc cỏn con mà làm”.
- Trong
văn chương cũng như trong thực tế lịch sử có rất nhiều gương sáng hành động,
thể hiện phẩm chất cao quý của con người:
+ Chàng Thạch Sanh: thật thà, dũng cảm, giàu
lòng thương người, sẵn sàng cứu giúp kẻ bất hạnh.
+ Cậu bé làng Gióng: đánh đuổi giặc Ân ra
khỏi bờ cõi, đem lại thái bình cho đất nước.
+ Từ Hải trong Truyện Kiều: cứu Thúy Kiều thoát khỏi cuộc sống lầu xanh, giúp
nàng thực hiện công lí – báo ân báo oán.
+ Lục Vân Tiên: đánh tan bọn cướp cứu tiểu
thư Kiều Nguyệt Nga.
+ Hai Bà Trưng: khởi nghĩa đánh đuổi quân
xâm lược nhà Hán.
+ Nguyễn Trãi: thực thi lời cha dạy theo phò tá
Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, làm nên chiến thắng oanh liệt ngàn năm.
+ Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ: đánh tan
hai hơn hai mươi vạn quân Thanh đem lại cuộc sống thanh bình cho dân.
+
Chủ tịch Hồ Chí Minh: ra đi tìm đường cứu
nước, giải phóng dân tộc khỏi xiềng xích nô lệ, giành độc lập tự do, thành lập
nên nước VNDCCH
c. Phê phán, bác bỏ:
Những lối
sống, những hành động biểu hiện không xứng đáng là một con người đức hạnh: sống
vị kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình, sống vô bổ, đua đòi...
d. Suy nghĩ của bản thân:
- Hành
động thiết thực của tuổi trẻ ngày nay là không ngừng học tập, tu dưỡng và rèn
luyện để nâng cao trình độ hiểu biết để đáp ứng yêu cầu của xã hội, xứng đáng
là người vừa có tài vừa có đức.
- Hành
động còn là dám nhìn thẳng vào những khuyết điểm để sửa chữa, khắc phục để vươn
lên, có tinh thần cầu tiến để thể hiện phẩm chất và đức hạnh của bản thân.
3. Kết bài:
- Trong
chiến tranh giữ nước, tuổi trẻ Việt Nam đã cống hiến, hi sinh xương máu
để bảo vệ độc lập chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
- Trong
thời bình, tuổi trẻ phải cố gắng tu dưỡng, phấn đấu; tích cực đóng góp sức mình
cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
BÀI LÀM
MẪU
Danh
ngôn có câu:
“ Ý nghĩa là nụ hoa
Lời nói là bông hoa
Việc làm là quả ngọt”.
Thật đúng như vậy, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa như thế nào là tùy thuộc
vào cách
thể hiện của mỗi con người. Một quan niệm có nội dung tương tự: “ Mọi phẩm chất
của đức hạnh là ở trong hành động”.Vậy “đức hạnh” là gì? Và tại sao hành động
lại là nơi chứa đựng mọi phẩm chất của đức hạnh?
Trước hết cần phải hiểu “
đức hạnh” là những đức tính tốt đẹp của con người. “Phẩm chất” có thể hiểu nôm
na là những tính cách, tính chất bên trong của con người. Nó có ý nghĩa trái
ngược hoàn toàn với “hành động”, là những cử chỉ việc làm bên ngoài. Như vậy,
ta có thể hiểu câu nói trên như là một lời nhân xét, một kinh nghiệm của M.
Xi-xê-rông: những đức tính tốt đẹp của con người đều được thể hiện qua hành
động. Nếu những cử chỉ và hành động của bạn là đúng, điều đó đồng nghĩa với
việc bạn là người có nhân cách tốt, có đức hạnh. Ngược lại, nếu bạn có những cử
chỉ, hành động không đẹp, thì có thể lắm bạn là một người chưa hoàn thiện về
nhân cách, bạn còn cái lối sông ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình. Nhiều người đã
tự hỏi làm thế nào để có thể làm được như câu nói trên. Thật ra câu trả lời rất
đơn giản. Bạn không cần phải làm những việc lớn lao hay hy sinh những thứ quí
giá của mình thì mới gọi là nhưng cử chỉ, hành động đẹp. Mỗi buổi sáng đi học,
bạn không sợ trễ học mà dắt một cụ già qua đường. Mỗi tháng, bạn gom góp báo cũ
đem bán để ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”. Ở nhà, bạn quan tâm, giúp đỡ và chăm
sóc cho những người thân của mình. Khi đến trường, bạn cố gắng học tập và cư xử
lễ phép với thầy cô, quan tâm đến bạn bè. Trong văn chương cũng như trong thực tế lịch sử có
rất nhiều gương sáng hành động, thể hiện phẩm chất cao quý của con người:
Chàng
Thạch Sanh: thật thà, dũng cảm, giàu lòng thương người, sẵn sàng cứu giúp kẻ
bất hạnh. Cậu bé làng Gióng: đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi, đem lại thái
bình cho đất nước. Từ Hải trong Truyện
Kiều: cứu Thúy Kiều thoát khỏi cuộc sống lầu xanh, giúp nàng thực hiện công
lí – báo ân báo oán. Lục Vân Tiên: đánh tan bọn cướp cứu tiểu thư Kiều Nguyệt
Nga. Hai Bà Trưng: khởi nghĩa đánh đuổi
quân xâm lược nhà Hán. Nguyễn Trãi: thực thi lời cha dạy theo phò tá Lê Lợi
đánh đuổi giặc Minh, làm nên chiến thắng oanh
liệt ngàn năm. Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ: đánh tan hai hơn hai mươi vạn quân Thanh đem lại cuộc sống thanh bình cho dân. Chủ
tịch Hồ Chí Minh: ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi xiềng xích
nô lệ, giành độc lập tự do, thành lập nên nước VNDCCH.
Tất cả những điều đó thể hiện bạn là một người
có những đức tính tốt và cao đẹp.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt phải còn có những mặt trái của vấn đề. Đôi lúc,
những hành động, cử chỉ đẹp lại không chứa đựng những đức tính tốt đẹp. Có
những người làm những điều đó vì những mục đích không tốt, để qua mặt người
khác. Lại cũng có những người không hề có những đức tính tốt đẹp, nhưng họ giả
vờ có những cử chỉ hành động cao đẹp để chiếm lấy trái tim của người khác.
Những việc làm của họ không nói lên họ là những người có đức tính tốt mà ngược
lại họ còn làm cho người khác cảm thấy khinh bỉ và ghê tởm. Những con người đó
rất đáng bị phê phán vì nếu cứ để họ tồn tại như vậy sẽ gây nên những tổn hại
không đáng có cho người khác và cho xã hội.
Tóm lại, mỗi học sinh chúng ta
phải cố gắng rèn luyện đạo đức và trau dồi kiến thức. Hãy nhìn mọi người bằng
con mắt yêu thương, trìu mến. Bạn sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn và muốn hành
động, cư xử đẹp hơn. Qua đó, bạn sẽ cảm nhận được những đức tính tốt đẹp của
mình.
……………………………………………………………………………………………………….
ĐỀ 3: BÀY TỎ Ý KIẾN VỀ PHƯƠNG CHÂM: “HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH”
DÀN Ý
* Mở bài:
Giới thiệu phương pháp học đi đôi với hành là một
phương pháp khoa học, tiến bộ.
* Thân bài:
- Giải thích
câu nói:
+ Học:
học lí thuyết từ sự hướng dẫn của thầy cô, hay tự học
từ sách vở, bạn bè, cuộc sống…
học có nhiều loại: học văn hoá, kiến thức khao học,
học nghề,…
mục đích: trang bị những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo
nghề nghiệp để tham gia vào mọi hoạt động xã hội, mang lại lợi ích cho bản
thân, gia đình và xã hội.
+ Hành:
·
Đem những cái đã
học vào thực tế để kiểm tra độ đúng – sai, làm cho nó sinh động thêm.
·
Có nhiều cấp độ:
bắt chước, làm lại theo trí nhớ, sáng tạo hoạt động mới… tuỳ thuộc vào trình độ
tri mà ta học được và điều kiện mà ta có để thực hành.
·
Dẫn chứng:
Công việc của
người nông dân khác với công việc trên đồng ruộng khác với công việc của kĩ sư
nông nghiệp trong phòng thí nghiệm.
Công nhân làm
việc khác với các nhà khoa học.
- Đánh giá vấn đề:
+ Là một phương châm đúng.
+ Là hai mặt thống nhất và bổ sung cho nhau.
+ Học đóng vai trò quyết định, nhưng học mà không thực
hành thì học chỉ là vô ích.
+ Chỉ lo thực hành mà không học lí thuyết thì không
nắm được bản chất sự vật, dễ ấu trĩ, duy ý chí.
- Rút ra bài học:
Cần kết hợp
giữa lí thuyết và thực hành thì kiến thức mới trở nên thiết thực, có ích, giúp
nắm vững tri thức, rèn luyện kĩ năng thực tế.
* Kết bài:
Đây là phương pháp học mang lại hiệu quả cao, cần được
áp dụng sâu rộng vào việc học tập.
BÀI LÀM MẪU
“Trăm hay không bằng tay
quen” người xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thực hành giỏi
điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thực hành trong khi đó những
kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ
kĩ. Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết và thực hành
được hiểu khác hơn học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rưòi nhau.
Điều đó cũng đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định.
Học để hành,học với hành phải đi đôi.Học mà không hành thì học vô ích.Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.
Lời dạy của Bác có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học cuả chúng ta ngày nay.
Vậy học và hành có quan hệ như thế nào? Trước hết ta cần hiểu: học là tiếp thu kiến thức đã được tích lủy trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. Học là trao dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu, học là tìm hiểu, khám phá những tri thức cuả loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. Học thuộc khía cạnh của lí thuyết, lí luận. Còn hành nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lí thuyết cho thực tiễn đời sống. Cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Học và hành là hai mặt của một quá trình thống nhất, nó không thể tách rời nhau mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một. Ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập, một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học chẳng để làm gì cả. “học mà không hành thì vô ích “. học mà không hành được là do học không thấu đáo hoặc thiếu môi trường hoạt động. Ttrong cuộc sống không thiếu những kẻ lúc đi học không chuyên chú nên lúc ra đời không làm gì được, bị mọi người khinh chê. Ngược lại nếu hành mà không có lí luận, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng khi gặp khó khăn trở ngại, thậm chí có khi sai lầm nữa “hành” mà không như thế rõ ràng là “không trôi chảy” đã có không ít trường hợp vô tình trở thành người phá hoại vì người đó “hành“ mà không “học”.
Xác định được tầm quan trọng của việc học cũng chưa đủ, ta cần phải hiểu học cái gì và học như thế nào? Học ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường, không phải chỉ có kiến thức do thầy cô truyền thụ. Còn có rất nhiều điều hay mới lạ trong cuộc sống mà ta cần phải học, sự học rất mênh mông bao la , không có giới hạn cho nên ta phải học tập không ngừng. ở lứa tuổi nào cũng phải học - học ở nhà trường gia đình, xã hội , học thầy , học bạn , học ở mọi nơi mọi chốn “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Học để hành,học với hành phải đi đôi.Học mà không hành thì học vô ích.Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.
Lời dạy của Bác có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học cuả chúng ta ngày nay.
Vậy học và hành có quan hệ như thế nào? Trước hết ta cần hiểu: học là tiếp thu kiến thức đã được tích lủy trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. Học là trao dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu, học là tìm hiểu, khám phá những tri thức cuả loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. Học thuộc khía cạnh của lí thuyết, lí luận. Còn hành nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lí thuyết cho thực tiễn đời sống. Cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Học và hành là hai mặt của một quá trình thống nhất, nó không thể tách rời nhau mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một. Ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập, một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học chẳng để làm gì cả. “học mà không hành thì vô ích “. học mà không hành được là do học không thấu đáo hoặc thiếu môi trường hoạt động. Ttrong cuộc sống không thiếu những kẻ lúc đi học không chuyên chú nên lúc ra đời không làm gì được, bị mọi người khinh chê. Ngược lại nếu hành mà không có lí luận, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng khi gặp khó khăn trở ngại, thậm chí có khi sai lầm nữa “hành” mà không như thế rõ ràng là “không trôi chảy” đã có không ít trường hợp vô tình trở thành người phá hoại vì người đó “hành“ mà không “học”.
Xác định được tầm quan trọng của việc học cũng chưa đủ, ta cần phải hiểu học cái gì và học như thế nào? Học ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường, không phải chỉ có kiến thức do thầy cô truyền thụ. Còn có rất nhiều điều hay mới lạ trong cuộc sống mà ta cần phải học, sự học rất mênh mông bao la , không có giới hạn cho nên ta phải học tập không ngừng. ở lứa tuổi nào cũng phải học - học ở nhà trường gia đình, xã hội , học thầy , học bạn , học ở mọi nơi mọi chốn “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Hơn thế là học sinh ta cần phải có ý thức đứng đắn trong việc học, phải có thái
độ học tập nghiêm túc, không học qua loa, vừ học vừa chơi. Vào lớp phải chú ý
nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, về nhà phải học bài cũ, phải
nghiên cứu bài mới, làm bài tập đầy đủ, không học theo kiểu học vẹt, học lí
thuyết suông mà phải kết hợp lí thuyết thực hành. Phải biết vận dụng sáng tạo
những kiến thức thầy cô truyền thụ vào bài tập thực hành, có như vậy hiệu quả
học tập mới được nâng cao.
Ngày nay, lời dạy của
Hồ Chủ tịch ngày càng được khẳng định tác dụng của nó trong thực tế. Học đi đôi
với hành đã trở thành nguyên lí phương châm giáo dục của nhà nước đồng thời
cũng là phương pháp học tập của mỗi chúng ta. Thấm thía lời dạy của Người , em
càng có ý thức học trong việc học tập của mình, em sẽ cố gắng thực hiện phương
pháp “học” phải “hành” để việc học tập của em ngày càng tiến bộ hơn.
……………………………………………………………………………………………………….
ĐỀ 4: PHÂN TÍCH
VÀ LÀM SÁNG TỎ Ý NGHĨA CỦA CÂU NÓI: "ĐƯỜNG ĐI KHÓ KHÔNG KHÓ VÌ NGĂN SÔNG
CÁCH NÚI MÀ KHÓ VÌ LÒNG NGƯỜI NGẠI NÚI E SÔNG" (NGUYỄN BÁ HỌC)
BÀI LÀM:
Cuộc sống ngày một phát triển với nhiều điều mới mẻ,
thôi thúc ta tìm kiếm và vươn tới tầm cao của sự hiểu biết ,nhưng điều đó không
phải dễ dàng vì để đạt được những ước mơ và khát vọng đó, con người phải vượt
qua nhiều thử thách, gian nan.
Vậy đâu là sức mạnh để con người vượt qua chặng đường
nhiều chông gai đó để đạt được những ước mơ và khát vọng của mình ? Sức mạnh ấy
đơn giản chính là chính bản thân ta như nhà cách mạng Nguyễn Bá Học đã đưa ra
một lời khuyên vô cùng quý giá đối với con người :"Đường đi khó không khó
vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Câu nói của
ông không đơn thuần chỉ cho ta những bản chất của những khó khăn mà mỗi con
người đã, đang và sẽ vấp phải trong cuộc sống này mà đã chỉ cho ta hướng đi
đúng đắn để vượt qua điều đó.
"Đường đi” chính là cuộc sống của ta đây, không
gian nan vì “ngăn sông cách núi”mà khó vì ý chí “lòng người” không thể vượt
qua. Tuy mỗi người đều có một cuộc sống riêng nhưng hình như mọi đường đời đều
có chung một điểm chính là những con sông những vách núi đang chờ ta chinh phục
.Thật vậy , có ai đi đến thành công mà chưa từng bị thất bại làm sờn lòng ,
nhụt chí nhưng với niềm tin và sự hi vọng chiến thắng ,ta tự tích lũy và rút ra
được những bài học, kinh nghiệm đường đời quý giá, rồi từ đó ta biết được đâu
là con đường riêng và cách đi riêng để đạt được mục tiêu .Hãy lấy việc học làm
một điển hình tiêu biểu cho ý kiến trên. Càng lên lớp lớn , việc học tập ngày càng nhiều bắt ta phải
thật kiên trì và bền bỉ . Khó khăn đấy gian khổ đấy , nhưng không vì lẽ đó mà
các bạn học sinh lại đánh mất hi vọng và niềm tin của mình ,các bạn luôn cố
gắng hoàn thành tốt việc học, đương nhiên có nhiều lúc thực sự mệt mỏi lắm
nhưng đó không phải là cái cớ để các bạn lùi bước. Mọi nỗ lực luôn được đền đáp
bằng những thành công to lớn , giờ đây các bạn trở thành những người công dân
tốt , những người có ích và có chỗ đứng trong xã hội .
Nhưng bên cạnh đó, một số khác thì lại nao núng, ngại
ngần trước việc học khó khăn , họ vẫn ham chơi, thích làm quen và giao tiếp với
bạn xấu . Liệu rồi những cái thú vui ấy cũng chẳng đem lại gì cho bạn chăng ?
Và khi bạn nhận thấy đã lãng phí quá nhiều thời gian cho việc vui chơi thì hình
như mọi thứ đã muộn đễ sửa đổi khi nó đã trở thành thói quen . Những trò chơi ,
những cuộc tán gẫu dài ấy chỉ là những cái lợi trước mắt, nó thể hiện sự ngại
ngần của con người khi phải đương đầu trước khó khăn mà cuộc sống đang thử
thách bản thân bạn. Rồi mọi hậu quả mà bạn gánh chịu lại bắt đầu từ chính sự e
ngại và tư tưởng muốn hưởng thụ. Mỗi chúng ta cần phải hiểu, ngại khó, ngại khổ
trong học tập sẽ dẫn đến thất học, lạc hậu trong tư tưởng ảnh hưởng đến chính
mình và cả xã hội.
Là học sinh, chúng ta phải thực hiện nhiệm vụ và bổn
phận của mình, luôn tự nhắc nhở bản thân:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.”
Và “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì
lòng người ngại núi, e sông.”
Nói như vậy có nghĩa là, nhiệm vụ chính của chúng ta
là học tập, sẽ không có lí do gì để chúng ta không cố gắng học tốt, chỉ có tích
cực trau dồi kiến thức chúng ta mới trở thành những chủ nhân có ích cho đất
nước, đứng trước một bài tập khó hay đứng trước những phút chúng ta lười biếng
hãy nhớ tới câu nói của thầy Nguyễn Bá Học để vượt qua, để vươn lên thực hiện
tốt nhiệm vụ của mình.
Câu nói của thầy giáo Nguyễn Bá Học là một lời khuyên
vô cùng hữu ích đối với tuổi trẻ thời đại mới. Cuộc sống đang phát triển từng
ngày, từng giờ, thế hệ trẻ chúng ta cần có một quyết tâm, một ý chí mạnh mẽ
vượt qua mọi khó khăn mà vươn tới chân trời tri thức đang rộng mở. Phải luôn
nhớ rằng hãy vượt lên chính mình để vươn tới những đỉnh vinh quan chói lọi đang
chờ chúng ta chinh phục
……………………………………………………………………………………………………….
ĐỀ: 5: "Một quyển sách tốt là một người bạn
hiền"
Hãy giải thích
và chứng minh ý kiến trên
I/
Mở bài:
Sách là một phương
tiện quan trọng giúp ta rất nhiều trong quá trình học tập và rèn luyện, giúp ta
giải đáp thắc mắc, giải trí...Do đó, có nhận định" Một quyển sách tốt là
người bạn hiền
II/ Thân bài
1/ Giải thích Thế nào là sách tốt và tại sao ví sách tốt là người bạn hiền
+ Sách tốt là loại sách mở ra co ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về
nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm
chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng.
+ Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc
sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau
mà có nhận định ví von "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền".
2/ Phân tích, chứng minh vấn đề
+ Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu
linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình:
- Ví dụ để hiểu được số phận người nông dân trước cách mạng không gì bằng đọc
tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao.
- Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những
nơi xa xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp.
+ Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán: Truyện cổ tích, thần
thoại,...
3/ Bàn bạc, mở rộng vấn đề
+ Trong xã hội có sách tốt và sách xấu, bạn tốt và bạn xấu.
+ Liên hệ với thực tế, bản thân:
ĐỀ 6: Học để biết , học để
làm , học để chung sống , học để khẳng định mình
GỢI Ý :
1/Mở bài
Trong
thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học hỏi để
làm gì? Trả lời cho câu hỏi này UNESCO đã đề xướng mục đích học tập:" Học
để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình ".
2/ Thân bài
Mục đích học tập mà UNESCO đề ra không chỉ phù hợp với thời đại mà còn là mục
đích rất nhân văn. Mục đích học tập phải đáp ứng 2 ycầu: tiếp thu kiên thức và
yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách. Trước
hết :" học để biết". Bài học đầu tiên của mỗi học sinh là học chữ
cái, con sô rồi cách viết, cách đọc. Chính từ nền tảng cơ bản nhất ấy đã dần
hình thành nên 1 hệ thống kiến thức toàn diện ở mức phổ thông. Học ở đây là quá
trình tiếp nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiên
thức cho mình. Qua việc học, chúng ta biết được những quy luật vận động của tự
nhiên, những quy tắc chuẩn mực của xã hội, cách sống và hiểu hơn về giá trị
cuộc sống. Thu nhận kiến thức có thể nói là mục đích học tập cơ bản nhất. Học
tập trau dồi trí thức cho con người và làm cho trí tuệ con người sáng rạng ra.
Tuy nhiên, ông cha ta quan niệm: "Trăm hay không băng tay quen". Nếu
như chỉ chăm họclí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm việc không tránh
khỏi những khó khăn, thậm chí là thất bại. Một ví dụ dễ thấy rằng: trong cuộc
sông của chúng ta, không ít ngừoi hiểu rộng biết nhiều nhưng khả năng thực hành
lại rất kém. Ngược lại, tại sao những người nông dân "chân lấm tay
bùn" suốt ngày "bắn mặt cho đất, bán lưng cho trời" không được
học hành, đào tạo qua trường lớp nào mà tay nghề lại tài giỏi,xuất sắc như vậy?
Đó là khả năng quan sát, đúc rút kinh nghiệm trong lao động của họ. Những người
hay nói mà không hay làm là những người vô dụng. Đó là những con người chỉ biết
trang trí bản thân chứ ko biết rèn luyện bản thân.
Như vậy "học" thôi chưa đủ mà còn phải "đi đôi với hành"
nữa. Tất nhiên, chúng ta ko nên nghiêng phiến diện 1 phía: "học" quan
trọng hơn hay "hành" quan trọng hơn mà cân biết điều hòa kết hợp giữa
2 yếu tố trên. Trong xã hội ngày nay, tri thức là tiền dề quan trọng. Để hoàn
thành được công việc có kĩ thuật cao cần phải nắm vững lí thuyết để vận dụng
cho phù hợp. Công nghệ hiện đại khác nhiều với việc cày cấy, luân phiên mùa vụ
của nông dân trên đồng ruộng. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ tạo ra năng suất
công việc cao hơn. Qua đây, ta thấy được tác động 2 chiều giữa "học"
và "hành", "biết" và "làm", chúng bổ sung, tương
tác với nhau, là 2 mặt của 1 quá trình.
Bên cạnh việc đề cao giữa thu nhận kiến thức và thực hành, UNESCO đã chỉ
ra:" học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Đây chính là mục
đính học tập rất nhân văn. Học tập giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh, làm
cho những trạng thái tâm hồn ta trở nên linh hoạt hơn, đa dạng phong phú hơn.
Ta đã biết mỉm cười trước niềm vui của người khác, biết đau trước những nỗi đau
của con người, biết giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông và tìm được chính mình. Tri
thức tự nó đã là sức mạnh giúp cho con người rộng lượng hơn, vị tha hơn và tự
tin hơn trong cuộc sống.
Ngày nay, cuộc sống hiện đại đã tác động đến suy nghĩ con người. 1 bộ phận học
sinh, sinh viên thời nay đã không xác định đúng đắn mục đích học tập của mình.
Họ miệt mài trong học tập như cái máy, coi việc học như nghĩa vụ, trách nhiệm
không thể chối bỏ, đối với cha mẹ, thầy cô. Họ học cho bằng cấp, cho sự nghiệp
công danh mà họ trở nên thực dụng trong việc học và quên đi lợi ích của việc
học, thiết nghĩ: nếu như cả xã hội này coi học tập chỉ là nghĩa vụ bắt buộc và
chỉ dừng lại ở mức độ biết thì mỗi cá nhân sẽ không phát huy được tài năng, cá
tính sáng tạo của bản thân và vô tình kìm hãm sự phát triển xã hội. Vì vậy việc
xác định mục đích học tập là rất quan trọng.
3/Kết bài
Mục đích học tập mà UNESCO đề xướng rất đúng đắn, nhân văn. Qua đó ta định
huớng học tập dẽ dàng hơn, việc học trở nên hiệu quả và hữu ích hơn. Tri thức
như 1 cái thang dài vô tận, bước qua 1 bậc thang ta có thêm hành trang để tự
tin bước lên bậc kế tiếp. Học vấn làm đẹp con người!
………………………………………………………………………………………………………..
ĐỀ 7: HÃY PHÂN TÍCH THÁI ĐỘ
THIẾU TRUNG THỰC TRONG THI CỬ. THEO ANH (CHỊ) LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHẮC PHỤC THÁI ĐỘ ĐÓ?
Mở bài :
Giới thiệu vấn đề cần bàn luận(
Đức tính trung thực)
Thân bài
A / Giải thích thế nào là tính trung thực
Trung : Hết lòng với người, hết lòng với nước.
Thực : Thật.
Trung thực có thể hiểu là : Ngay thẳng , thật thà ,nói đúng sự thật , không làm
sai lệch sự thật .
B / Phân tích những biểu hiện của tính trung
thực
Trong cuộc sống:
Thẳng thắn nhận lỗi khi mắc lỗi ; không báo cáo sai sự thật ;không tham lam lấy
của người khác làm của mình ; sản xuất kinh doanh sản phẩm có chất lượng , đúng
giá , không làm giả , làm hại đến người tiêu dùng.
Trong học hành , thi cử:
Không
quay cóp chép bài của bạn ; không mở tài liệu khi làm bài thi , bài kiểm tra;
không chạy điểm; không dùng bằng giả .
C / Lợi ích của tính trung thực :
-Giúp hoàn thiện nhân cách , được mọi người yêu mến, tôn trọng.
-Có kiến thức thực , làm giàu có tri thức của bản thân , giúp ta thành đạt
trong cuộc sống.
Sửa chữa được lỗi sai của bản thân để thành người tốt.
Trung thực trong kinh doanh sẽ mang lại uy tín và niềm tin của khách hàng ,
kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Trung thực sẽ đem lại cho xã hội trong sạch , văn minh , ngày càng phát triển .
D / Phê phán những biểu hiện sai trái
,không trung thực:
Trong cuộc sống :
Thiếu trung thực sẽ đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với
mình
Trong sản xuất kinh doanh :
Số liệu báo các thiếu trung thực làm xã hội đi xuống , gây thiệt hại rất lớn
đến nền kinh tế đất nước . Chất lượng sản phẩm không trung thực sẽ ảnh hưởng
không tốt đến người tiêu dùng, thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe
doạ tính mạng con người.
Trong học tập , trong các kì thi :
Nạn học giả , bằng thật do quay cóp chép bài của bạn , gian lận trong thi cử
vẫn còn phổ biến . Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của
dạy và học, gây dư luận xấu trong xã hội .
Thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh , làm xuống cấp đạo đức xã
hội .
Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng gian lận trong học hành , thi cử ?
Em đã bao giờ gian lận trong học hành , thi cử chưa ? Theo em việc làm đó để
lại hậu quả như thế nào?
E / Thái độ cần phải có:
Xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ hàng ngày đến việc lớn.
Lên án sự thiếu trung thực , đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên
.
Biểu dương những việc làm trung thực .
Kết bài :
Kết luận :
tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo
hoặc tỏ ý hành động
Trung thực là một đức tính rất cần thiết trong cuộc sống . Trong thời kì hiện
đại khi mà chúng ta hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính
trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.Vì vậy mỗi chúng ta cần phải xác
định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp.
BÀI THAM
KHẢO
Đặt
vấn đề:
- Trung thực là một đức tính cần phải có, quan
trọng đối với tất cả mọi người
- Đối với học sinh thì đó là một đức tính càng quan trọng và phải được đặt lên
hàng đầu.
- Tuy nhiên, ngày nay một bộ phận học sinh đang mất đi đức tính này trong học
tập và thi cử.
- Sự trung thực trong học tập và thi cử của học sinh ngày nay là một vấn đề cần
được bàn luận và nhìn nhận một cách nghiêm túc.
Giải quyết vấn đề:
- Trung thực trong học tập và thi cử mới có thể để học sinh nhìn nhận đúng
năng lực, phản ánh đúng kết quả học tập của mình và có hướng phấn đấu thích
hợp.
- Cùng với xu thế hội nhập và hiện đại hóa, học sinh ngày nay trở nên năng
động, tự tin và có kiến thức rộng hơn, có điều kiện học tập tốt hơn.
- Tuy nhiên, mặt trái của nó, một số bộ phận học sinh, do thiếu sự quan tâm
đúng mức của gia đình, do sự lôi cuốn của xã hội hiện đại đã trở nên xao lãng
việc học tập và để đối phó với kiến thức hạn hẹp của mình ở nhà trường, họ phải
gian lận trong học tập và thi cử.
- Gian lận trong học tập và thi cử là một việc làm không thể chấp nhận được,
vấn đề sẽ như thế nào nếu một học sinh rời ghế nhà trường với một kiến thức hạn
hẹp nhưng một kết quả cũng không đến nỗi tệ?
Kết thúc vấn đề
- Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận.
- Xã hội và đặc biệt là ngành giáo dục cần có những biện pháp nghiêm túc
hơn trong học tập và thi cử của học sinh, đánh giá đúng, chính xác năng lực của
từng học sinh, luôn lấy câu "bác sĩ chữa sai thì chết một người, nhưng
thầy cô giáo chữa sai thì chết một thế hệ" de giao duc hoc sinh.
BÀI 2
Thi cử vốn là
một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá kiến thức cũng như năng lực của
học sinh,tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội ngày nay :"Ngồi
nhầm lớp ","bằng cấp giả",...
Gian lận trong thi cử xảy ra ở không ít bộ phận học sinh ,dù cho đó là những
học sinh xuất sắc .Hậu quả đó là do tác động từ đâu mà có?Có thể là do bản tính
,cũng có thể là do những tác động từ bên ngoài -->mục đích là kiếm được điểm
số cao,điểm phẩy tốt,...cũng có thể do áp lực nào khác...
Tình trạng học sinh giỏi "ảo " có lẽ cũng xuất phát từ căn bệnh quá
cũ của XH:"bệnh thành tích".
"Xã hội ta nói chung lên án, phê phán tỷ lệ tốt nghiệp THPT là không đúng
với thực chất trình độ học sinh. Song, mâu thuẫn lại nảy sinh chính ở yếu tố
này. Mỗi gia đình đều mong muốn con em họ thi đỗ tốt nghiệp với số điểm cao
nhất. Mỗi đơn vị trường học, ngành giáo dục - đào tạo cho đến cấp tỉnh hy vọng
thí sinh trường mình, tỉnh mình đỗ tốt nghiệp với tỷ lệ cao nhất. "
Trước hết, ta hãy xét
đến ở một phòng thi. Về phía thí sinh, việc học sinh đi thi mang theo và sử
dụng tài liệu hiện nay trở nên khá phổ biến. Những năm gần đây, nếu ai có dịp
đi ngang qua các phòng thi sau các giờ thi, chắc hẳn bắt gặp rất nhiều những
mảnh phô tô tài liệu thu nhỏ nằm trắng xóa ở các phòng thi hay các dãy hành
lang. Học sinh đi thi mang theo chúng khắp cả người và điều đó đã trở thành một
phong trào. Giám thị bắt được bộ này thì lại có một bộ khác. Nhiều học sinh nữ còn
táo tợn giấu tài liệu vào trong cơ thể để các thầy giáo coi thi không dám khám
xét vì sợ “vi phạm thân thể”. Nhiều học sinh, thậm chí là học
sinh giỏi dù đã thuộc bài nhưng cũng thủ sẵn tài liệu bên mình để cho chắc ăn
hơn. Vì vậy, mới có những trường hợp những học sinh trung thực lại trở nên khó
chịu vì mình bị “thiệt thòi” so với những bạn học sinh có học lực yếu hơn. Bài
học trung thực ở trường thi đã mất đi tác dụng.
Về phía giám thị, một tâm lý chung được hình thành “các em đã cất công học tập
12 năm đèn sách, không nỡ làm khó dễ các em làm gì, cuối cùng rồi cũng sẽ đậu
hết đó mà”. Thế là nảy sinh tình trạng coi thi dễ dãi, cho qua việc thí sinh
mang vào và thậm chí sử dụng tài liệu. Có một số trường hợp, giám thị canh
chừng thanh tra để cho thí sinh chép tài liệu, thậm chí còn giải giúp bài thi
cho thí sinh.
Nói đi cũng phải nói lại ,về phía các bậc giáo dục con em mình dường như chưa
quan tâm đúng mức đến "gian lận" trong thi cử và nhiều khi là
"nới tay" bỏ quá cho những hành vi thiếu trung thực khiến tình trạng
trên ngày càng diễn ra phổ biến hơn,tinh vi hơn.
"Những giáo viên nghiêm túc thì nhiều khi cũng phải chùn tay trước áp lực
xã hội, của địa phương, của ngành hay nể nang cả lãnh đạo Hội đồng; đồng thời
giáo viên cũng phải lo đến bảo toàn cuộc sống của mình. Đã có giáo viên có trận
đòn nhớ đời vì đã coi thi quá nghiêm túc!
Mà nếu như có nghiêm túc thì giám thị cũng chẳng được gì, nhiều khi bị đồng
nghiệp nhìn với một con mắt e ngại, dè bỉu. Vậy thì, giám thị không lý do gì mà
không chọn một giải pháp an toàn?!"
_>Cái vòng luẩn quẩn của tình trạng thi cử thiếu nghiêm túc cứ thế tiếp diễn
hàng năm mà không có lối thoát.
Trung thực là một đức
tính rất cần thiết trong cuộc sống . Trong thời kì hiện đại khi mà chúng ta hội
nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần
thiết hơn bao giờ hết.Vì vậy mỗi chúng ta cần phải xác định đúng tư tưởng để có
một tương lai tốt đẹp.
…………………………………………………………………………………………………
Đề 8: Văn hào Nga Léptơnxtôi nói: “Lí
tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên
định mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.
Phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề này.
+
Giải thích:
- Lí tưởng là gì?(Điều cao
cả nhất, đẹp đẽ nhất, trở thành lẽ sống mà người ta mong ước và phấn đấu thực
hiện)
- Tại sao không có lí tưởng thì khồng có phương hướng:
+ Không có mục tiêu phấn đấu cụ thể
+ Thiếu ý chí vươn lên để giành điều cao cả
+ Không có lẽ sống mà người ta mơ ước
- Tại sao không
có phương hướng thì không có cuộc sống
+ Không có phương hướng phấn
đấu thì cuộc sống con người sẽ tẻ nhạt, sống vô vị, không có ý nghĩa, sống thừa.
+không có phương hướng trongc uộc sống giống
người lần buớc trong đêm tối không nhìn thấy đường.
+ Không có phương hướng thì con người sẽ hành
động mù quáng nhiều khi sa vào vòng tội lỗi
* Mỗi luận điểm lấy dẫn chứng minh hoạ)
+ Bình luận:
- Lí tưởng là kim chỉ nam cho hành động.
- Có lí
tưởng thôi chưa đủ, cần hành động để biến lí tưởng thành hiện thực.
- Phê phán những người sống không có lý tưởng
- Lý tưởng của thanh niên ngày nay là gì?(
phấn đấu để có nội lực mạnh mẽ, giỏi giang, đạt đỉnh cao trí tuệ và luôn kết hợp
với đạo lí)
+ Liên hệ:
- Lí tưởng của bản thân là gì?
- Thực hiện lí tưởng ấy như thế nào?
Đề: nghị luận về câu
nói: “Học, học nữa, học mãi”
1. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận: “Học, học nữa, học mãi”
Học hỏi là 1 việc rất quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ
ngàn xưa cho đến nay. Nó giúp con người mở mang kiến thức, nó giúp cho đất nước
văn minh, tiến bộ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tuy phải bận
trăm công nghìn việc, nhưng lê-nin vẫn tự đặt cho mình nhiệm vụ: “Học, học nữa,
học mãi”.
2. Thân bài:
a) Giải thích câu nói (hoặc nêu các biểu hiện của vấn đề) học là việc học sinh
tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo… khi học
chúng ta phải tìm tòi, suy nghĩ thêm để hiểu rõ và mở rộng các kiến thức đã thu
thập được. Như thế lời dạy của lê-nin có ý nghia là khuyên chúng ta phải luôn
học hỏi không ngừng, học hỏi suốt đời chẳng những trong nhà trường và cả ngoài
xã hội…
b) Phân tích các mặt đúng, lợi ích: đó là một chân lí, một sự thật hiển nhiên,
rõ ràng từ trước đến nay bởi vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như
biển cả còn sự hiểu biết của mỗi người trong chúng ta chỉ như giọt nước. Hơn
thế nữa, mỗi một giây phút trôi qua thì hành tinh của chúng ta lại có một phát
minh mới ra đời, vì thế không bao giờ chúng ta học được hết những kiến thức đó
và cũng vì thế mà chúng ta phải luôn luôn học tập không ngừng. Làm sao chúng ta
có thể quên được tấm gương của nhà bác học Lê Quý Đôn của đất nước Việt Nam
hoặc các bác học Newtơn, Ampere… trên thế giới đã suốt đời học hỏi và cống hiến
nhiều kiến thức quý báo cho nhân loại. Ngoài ra, lời nhận định này cũng đúng vì
nó có giá trị về mặt giáo dục con người mới, giáo dục lý tưởng sống cao quý.
Cho nên chúng ta không lạ gì khi thấy các danh nhân trên thế giới cũng từng có
những suy nghĩ tương tự như câu nói nổi tiếng của Darwin:
“Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học” hay “Đường đời là chiếc thang không
nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối cùng.” (Kalinin ). Hoặc câu của Bác Hồ: “Học hỏi là
một việc phải tiếp tục suốt đời”. Chính câu nói của các nhà bác học càng làm
tăng thêm giá trị chân lí của lời nhận định của lê-nin.
c) Phân tích các mặt bổ sung.
Nhưng thật đáng tiếc là có những người làm ngược lại với lời dạy bảo quý giá
này. Thật đáng tiếc là trong nhà trường có những học sinh lười biếng, không cố
gắng chăm lo học tập, kiền thức nông cạn, dở dang. Cũng như thế trong xã hội
còn có những kẻ tự kiêu, tự mãn khi đã đạt được bằng cấp mà không chịu tiếp tục
học hỏi. Và đương nhiên những kẻ đó đáng bị chê trách vì đã không nghe theo lời
khuyên bảo tốt đẹp này.
d) Xây dựng thái độ đúng cần phải có.
Do đó, học hỏi suốt đời là một việc phải làm và cần làm. Ý nghĩa trọn vẹn, sâu
xa của câu nói cũng là muốn chúng ta thực hiện được điều đó. Nhưng làm như thế
vẫn chưa đủ. Để việc học hỏi đạt kết quả thật tốt, chúng ta phải xác định rõ
động cơ học tập là vì tổ quốc, vì nhân dân, học để trở thành người lao động mới
có khả năng trình độ để phục vụ đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Bên cạnh mục đích học tập, chúng ta còn phải có tinh thần thái độ học tập đúng
đắn, học đi đôi với hành, học ở nhà trường, học ngoài xã hội...
e) Phân tích nguyên nhân, hậu quả, (hoặc tác dụng)
Nếu đạt được những điều kiện trên thì việc học hỏi sẽ mang lại một kết quả thật
to lớn là kiến thức của mỗi người trong chúng ta sẽ được liên tục nâng cao, từ
đó sẽ giúp cho đất nước ngày càng văn minh tiến bộ. Đặc biệt là đối với đất
nước chúng ta ngày nay, nhiệm vụ học tập càng trở nên vô cùng cấp thiết, trở
thành nghĩa vụ của mỗi người công dân vì đất nước ta, sau gần một trăm năm đô
hộ của thực dân Pháp, sau hơn hai mươi năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ, đa số
nhân dân ta không có thời giờ và phương tiện để học tập. Nên muốn nhanh chóng
hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục và phát
triển kinh tế, tiến tới xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và phồn vinh,
ta cần phải cố gắng học tập gấp năm, mười lần trước đây thì mới mong có một đội
ngũ cán bộ quản lí, khoa học kĩ thuật đông đảo, công nhân lành nghề, nông dân
có trình độ cao để tiếp thu kỹ thuật mới tăng năng suất lao động.
3. Kết bài: Thái độ, khẳng định, kết luận chung của bài nghị luận.
Rõ ràng nhận định của lê-nin đúng là một sự thật hiển nhiên trong cuộc sống, là
một chân lí của thời đại. Đồng thời, câu nói trên cũng bộc lộ tấm lòng, ước
muốn thiết tha của về việc học lê-nin.
Nghị luận câu : " Học, học nữa, học mãi "
MB: nhắc đến lê nin ai cũng biết đó là vị lãnh
tụ vĩ đại của nước Nga người đã từng có nhiều câu nói nỗi tiếng,trong đó có
câu:học,học nữa,học mãi. Câu nói trên nhằm khuyên mọi người phải cố gắng phấn
đấu không ngừn trau dồi tri thức về cuộc sống, con người và thế giới xung
quanh, Vây câu nói trên có ý nghĩa như thế nào chúng ta hãy cùng nhau làm sáng
tỏ.
TB: học là gì?học là quá trình tiếp thu
tri thức từ thầy cô, sách vở, bạn bè hay thực tế cuộc sống.HỌc hỏi là phải tìm
tòi, hỏi han để hiểu rõ và mở rộng nhưng tri thức đã thu nhập được.Câu nói trên
nhằm khuyên chúng ta không chỉ tiếp thu tri thức mà còn phải tiếp cận và vận
dụng tri thức cho cuộc sống.
Tại sao chúng ta cần phải học? vì: học
làm cho chúng ta hiểu biết về cuộc sống, về mọi vật xung quanh, về vũ trụ, về
các nước xa xôi trên thế giới,.. Học sẽ giúp chúng ta hiểu biết về con người về
những tâm tư khát vọng của họ,.. học giúp cho chúng ta vươn tới chiếm lĩnh
những tri thức trong mọi lĩnh vực, khám phá nhưng chân trời mới.Do đó, việc học
rất cần thiết đối với mỗi con người.
Tại sao ta phải học, học nữa, học mãi"? Vì:kiến thức của
nhân loại bao la, mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi con người chỉ
nhỏ như 1 giọt nước. Hơn thế nữa, khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ nhưng
phát minh ra đời ngày càng nhiều phục vụ cho đời sống con người tốt hơn. không học
hỏi ta sẽ không bắt kịp nhịp độ của xã hội ta sẽ bị lạc hậu. Chẳng hạn như: người
công nhân không ngừng học tập , rèn luyện để nâng cao tay nghề cũng như năng suất,
người giáo viên không ngừng học tập để truyền đạt cho học sinh nhưng kiến thức mới
về mọi lĩnh vực. Nhà bác học đác-uyên cũng đã từng nói:” bác học k0 có nghĩa là
ngừng học”, hay Kalini đã từng phát biểu:”…việc học là cuốn sách không trang cuối
cùng”.Hay gần gũi hơn là bác Hồ của chúng ta với câu nói:” học hỏi là 1 việc
phải tiếp tục suốt đời.Ngoài ra, nếu k0 học tập, chúng ta sẽ k0 đủ khả năng đảm
nhiệm công tác ngày một khó , phức tạp hơn ta sẽ bị đào thải.
Ta phải làm gì để thực hiện lời khuyên trên?
Để học tập thật tốt, chúng ta cần phải xác định mục đích học tập đúng đắn có
như vậy thì việc học mới có ý nghĩa, người học mới cảm thấy thích thú. Từ đó có
sức mạnh và nghị lực vượt qua thử thách. Học toàn diện, mọi lĩnh vực: văn hóa,
khoa học, tự nhiên, xã hội và còn phải rèn luyện đạo đức để trờ thành người có
ích cho xã hội và gia đình. Bên cạnh đó, học phải có phương pháp :học liên
tục,không tự bằng lòng với kiến thức đã có, học ở mọi lúc, mọi nơi ở mọi đối
tượng. Ngoài ra, cần phải biết sắp xếp thời gian hợp lí, học tập với giải trí,
rèn luyện thân thể.
KB: tóm lại câu nói của lê nin”học,học
nữa, học mãi” là hoàn toàn đúng đắn, là một chân lí của thời đại nhắc nhở chúng
ta không ngừng học tập ,rèn luyện tri thức, đạo đức để xứng đáng là người con
của tổ quốc, người chủ của nước nhà. Trong tình hình nước ta hiện nay còn chậm
tiến, nghèo nàn, lạc hậu so với thế giới cho nên việc học tập là vô cùng cần
thiết. đó là trách nhiệm, bổn phận của người học sinh chúng ta để góp phần xây
dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh.
*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
No comments:
Post a Comment