So sánh chi tiết nước mắt trong Vợ nhặt (Kim Lân) và Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Dàn ý chi tiết:
I. Mở bài
Giới thiệu về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
Hai nhà văn đều thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo, nhân văn trong sự nghiệp VH
Hai tác phẩm khắc họa tình người, tình mẹ, trong đó chi tiết "dòng nước mắt" là một phương tiện biểu hiện.
II. Thân bài
a) Cảm nhận chi tiết "dòng nước mắt" trong Vợ nhặt
Giới thiệu diễn biến dẫn đến chi tiết
Nêu hoàn cảnh xuất hiện dòng nước mắt của bà cụ Tứ – mẹ Tràng: tình huống truyện anh Tràng nhặt vợ, diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ
Cảm nhận, phân tích chi tiết "dòng nước mắt":
Là biểu hiện của nỗi đau khổ, tủi phận: con lấy vợ vào giữa ngày đói khiến bàlão vừa mừng lại vừa tủi, vừa lo lắng...
Giọt nước mắt chỉ "rỉ" ra hiếm hoi bởi cả đời đã cạn khô nước mắt trong những tháng ngày khốn khổ dằng dặc...
"Kẽ mắt kèm nhèm" là sự hiện hình của một bức chân dung đầy khổ hạnh của người phụ nữ nông dân lớn tuổi
Là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng: thương con thắt lòng
Đánh giá:
Giá trị nội dung: Dòng nước mắt đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc:
Hiện thực: phơi bày tình cảnh xã hội những năm trước cách mạng, trong nạn đói 1945
Nhân đạo: cảm thông thương xót; tố cáo xã hội; trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn người mẹ
Đặc sắc nghệ thuật: chi tiết nhỏ nhưng nội dung ý nghĩa truyền tải lớn; diễn tả nội tâm nhân vật đặc sắc.
b) Cảm nhận chi tiết "dòng nước mắt" trong Chiếc thuyền ngoài xa
Giới thiệu diễn biến dẫn đến chi tiết
Nêu hoàn cảnh xuất hiện dòng nước mắt của NĐBHC: câu chuyện gia đình hàng chài, diễn biến tâm trạng NĐBHC
Cảm nhận, phân tích chi tiết "dòng nước mắt":
Là biểu hiện của nỗi đau đớn: gia cảnh nghèo khó bế tắc -> tình trạng bạo lực trong gia đình không có lối thoát → câu chuyện thằng con phạm vào tội ác trái luân thường đạo lí không thể giải quyết, nỗi lo lắng về sự phát triển nhân cách lệch lạc của con đã không tìm được giải pháp...
Là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng: thương con thắt lòng, khi chồng đánh không hề có bất kì phản ứng nào, nhưng hành động của thằng con khiến chị như sực tỉnh, như bị một viên đạn xuyên qua tâm hồn để thức dậy nỗi đau tận cùng
Đánh giá:
Giá trị nội dung: Dòng nước mắt đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc:
Hiện thực: phơi bày tình cảnh xã hội những năm sau chiến tranh và đêm trước thời kì Đổi mới 1986
Nhân đạo: cảm thông thương xót; trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn người mẹ
Đặc sắc nghệ thuật: chi tiết nhỏ nhưng nội dung ý nghĩa truyền tải lớn; diễn tả nội tâm nhân vật đặc sắc.
c) So sánh
Điểm tương đồng
Về nội dung:
Đều là những dòng lệ của người phụ nữ, của người mẹ trong hoàn cảnh nghèo đói và khốn khổ
Đều là "giọt châu của loài người", giọt nước chan chứa tình người trào ra từ tâm hồn những bà mẹ giàu lòng vị tha, đức hi sinh
Đều góp phần thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm: phản ánh hiện thực xã hội trong những thời điểm khác nhau; thể hiện tấm lòng thương cảm đối với bi kịch của con người và sự trân trọng vẻ đẹp tình đời, tình người của tác giả.
Về nghệ thuật: Đều cho thấy ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc của hai nhà văn qua việc lựa chọn chi tiết đặc sắc
Điểm khác biệt
Về nội dung: Hoàn cảnh riêng của 2 nhân vật khác nhau- nước mắt cũng mang những nỗi niềm riêng
Chi tiết dòng nước mắt của bà cụ Tứ gắn với tình huống anh cu Tràng "nhặt" được vợ; bà cụ cảm thấy ai oán, xót thương cho số kiếp đứa con mình và cũng xót tủi cho chính thân phận mình. Nhưng phía trước bà cụ là ánh sáng của hạnh phúc nhen nhóm
Còn dòng nước mắt của người đàn bà hàng chài chan chứa sau sự việc thằng Phác đánh lại bố để bảo vệ mẹ và hoàn cảnh éo le, ngang trái của gia đình bà đã diễn ra trước mắt nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng; người phụ nữ vùng biển này thấy đau đớn, nhục nhã vì không thể giấu được bi kịch gia đình, vì thương xót, lo lắng cho con. Phía trước chị là một màu mù xám, bế tắc
Về nghệ thuật thể hiện: Để khắc họa chi tiết dòng nước mắt, Kim Lân sử dụng hình thức diễn đạt trực tiếp, giản dị, Nguyễn Minh Châu dùng cách diễn đạt ví von, hình ảnh.
d) Lí giải
Vì sao giống? Giống về nội dung vì cùng hướng đến:
Từ nỗi đau -> đề xuất giải pháp cách mạng
Từ vẻ đẹp tâm hồn -> ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ VN truyền thống -> cùng là những nhà văn hiện thực và nhân đạo sâu sắc
Vì sao khác?
Hoàn cảnh khác và tương lai khác do được viết trong những bối cảnh khác nhau (KL từ sau khi CM thành công nhìn lại viết nên mang cảm quan lạc quan; NMC nhìn trong hiện tại nên không dám chắc chắn tin tưởng ở tương lai) – PCNT của mỗi tác giả khác biệt không trộn lẫn
III. Kết luận
Khẳng định vấn đề: vẻ đẹp và sức mạnh của dòng nước mắt người mẹ.
Khẳng định giá trị tác phẩm và vị trí của tác giả trên văn đàn.
No comments:
Post a Comment