MỘT LỜI DIỄN TẢ KHÁC
- Tâm lý học là khoa học về linh hồn. Theo quan niệm cổ điển, khởi đầu từ ARISTOTE (384 - 322 trước công nguyên, kitô), tâm lý học được coi như khoa học về linh hồn và những hành động của nó.
- Tâm lý học là khoa học về thái độ, cử chỉ (Comportement, behavior). Đến thế kỷ 19 do ảnh hưởng của các học thuyết thực nghiệm, tâm lý học được coi như khoa học về các phản ứng thể lý, về cử chỉ con người, con vật, thực vật...
Tâm lý học ngày nay dùng phương pháp của khoa học thực nghiệm: quan sát, đặt giả thuyết kiểm chứng bằng dụng cụ khoa học để đặt các định luật tổng quát đích thực.
Với tâm lý học thực nghiệm, tính chất chủ quan và siêu hình giảm đến mức thấp nhất. Nhưng lại gặp phải trở ngại là sự kiện tâm linh có thể trở thành hiện tượng máy móc, mất tính chất nhân linh.
Tâm lý học là một môn học quan sát và cắt nghĩa các sự kiện tâm linh để xác định nguyên nhân và định luật chi phối.
Một thời gian gần đây lại xuất hiện một hướng mới của tâm lý học là khoa học tương quan truyền thống, thông thi (con người với cpon người, giữa cá nhân và giữa tập thể nhỏ hoặc lớn...).
Một nhận xét đáng suy nghĩ: tâm lý học vừa thực nghiệm vừa thuần lý (duy lý, siêu hình). Tâm lý học thực nghiệm nói đến sinh hoạt tâm linh, còn tâm lý học siêu hình thì trình bày chủ thể của sinh hoạt đó là LINH HỒN.
Triết gia Hy lạp SOCRATE (470 - 399) đã khuyên “anh hãy tự biết anh” (connais - toi toi même). Hãy học tìm hiểu tâm lý học để biết mình hơn, để sống tốt hơn; biết người khác hơn để chia sẻ, phục vụ.
Cao Văn Đạt
No comments:
Post a Comment