SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG
THPT NGÔ SĨ LIÊN
(Đề thi gồm
có 01 trang)
------------------------------------------------
|
ĐỀ THI THÁNG LẦN
2
Năm học 2014 - 2015
Môn: VĂN LỚP 12
Thời gian làm
bài: 120 phút
(không
kể thời gian phát đề)
|
Câu1 (4 điểm):
Từ cảm nhận những câu
thơ sau trong chương thơ “Đất nước”của Nguyễn Khoa Điềm: "Em ơi em Đất Nước
là máu xương của mình
Phải
biết gắn bó và san sẻ
Phải
biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm
nên Đất Nước muôn đời…"
Anh(chị) suy nghĩ gì về ý
thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
Quốc?
Câu 2 (6 điểm):
Cùng bộc lộ nỗi nhớ về
Tây Bắc, trong bài thơ “Tây Tiến” nhà thơ Quang Dũng
viết: "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ
về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài
Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường
Lát hoa về trong đêm hơi."
& Trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” nhà thơ Chế Lan Viên viết:
"Nhớ
bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi
nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi
ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi
ta đi, đất đã hóa tâm hồn!"
Cảm nhận của
Anh(chị) về hai đoạn thơ trên?
----------- Hết ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không
giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.................................................
Số báo danh: ..............................
ĐÁP ÁN CHẤM THI THÁNG LẦN 2 MÔN VĂN 12 (2014-2015)
Câu
|
Yêu cầu
cần đạt
|
Điểm
|
1
2
|
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm
vững phương pháp là bài văn nghị luận văn học kết hợp xã hội về một vấn đề tư tưởng. Đáp ứng yêu
cầu văn phong nghị luận
- Bố cục
chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp...
- Chữ viết rõ ràng, bài sạch sẽ; hạn chễ lỗi diễn đạt, chính tả ...
|
|
2. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu đúng ý
nghĩa của đoạn thơ, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách,sao cho hợp lí
và thuyết phục.
|
|
|
Một
số gợi ý về nội dung
Cảm nhận chung
- Làm rõ ý nghĩa các từ ngữ: Máu xương, gắn bó, san sẻ,hóa thân
- Từ đó rút ra nội dung ý nghĩa của đoạn thơ:Đất nước gần gũi,gắn bó
thân thiết với mỗi người như là một phần thân thể của mình vậy.Cho nên mỗi cá
nhân cần phải biết tự nguyện gắn bó, cống hiến, phát huy và tiếp nối truyền
thống của đất nước,sẵn sàng hi sinh quyền lợi thậm chí cả tính mạng của mình
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước
|
1đ
|
|
Phân
tích và bình luận
- Đất nước vốn rộng lớn, trìu tượng
nhưng thực ra cũng rất cụ thể,gần gũi với mỗi người
+ Đất nước là không gian thời gian ta sinh hoạt, lao động hàng
ngày,lưu giữ cho ta những kỷ niệm đẹp, ký ức cảm xúc…
+ Đất nước hiện hình trong dáng dấp màu da,mái tóc,giọng điệu của mỗi
người
+ Đất nước còn là quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đó có gia đình
, cha mẹ… những người thân yêu nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta
+ Vì thế gắn bó với đất nước,hi sinh cống hiến cho Đất nước cũng chính
là gắn bó và hi sinh cho những người thân yêu của mình
- Thời đất nước có chiến tranh cả một thế
hệ thanh niên nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc sẵn sàng xếp bút
nghiên lên đường (Dẫn chứng)
- Ngày nay thanh niên cần làm gì để cống
hiến cho Đất nước
+ Cần
trau dồi tri thức,tích cực học tập từng bước nâng cao năng lực bản thân rèn
luyện kĩ năng sống, rèn luyện sức khỏe tu dưỡng đạo đức để góp sức vào sự
nghiệp xây dựng Đất nước giàu đẹp
+
Phê phán những quan niệm sai lầm về đất nước, phê phán những lối sống ích kỉ
chỉ biết vội vàng đòi hỏi ở đất nước mà không đóng góp, thậm chí làm băng hoại
hoen ố truyền thống tốt đẹp của dân tộc
|
1đ
1,5đ
|
|
Liên hệ bản thân:
- Qua đoạn thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện một quan điểm đúng đắn về đất
nước và ý thức rõ ràng về trách nhiệm của thế hệ mình trước vận mệnh của dân
tộc. Tư tưởng ấy phù hợp với mọi hoàn cảnh
- Cần nêu rõ: là thanh niên học sinh em cần làm gì để góp sức mình
cho đất nước
|
0.5đ
|
|
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết
cách làm bài văn nghị luận so sánh văn học: Bố cục rõ ràng mạch lạc, diễn đạt
lưu loát, biểu cảm, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể trình bày theo nhiều cách
nhưng cần làm rõ các ý chính sau:
|
|
|
a. Mở bài:
Giới thiệu chung về hai tác giả,hai bài thơ và hai đoạn thơ
|
0.5đ
|
|
b. Thân bài:
Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật từng đoạn thơ
* Đọan thơ trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng
- Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết, vời vợi về mảnh đất miền Tây xa
xôi mà thân thiết hoang vu mà thơ mộng – mảnh đất gắn liền với bước chân hành
quân gian khổ của người lính Tây Tiến: Nỗi nhớ được thể hiện qua tiếng gọi
thiết tha trìu mến,qua cách sử dụng: Điệp từ “nhớ’, từ láy ‘chơi vơi”, vần
“ơi”
- Trong nỗi nhớ tha thiết ấy hình ảnh Tây Bắc hiện về vừa hùng vĩ dữ
dội lại vừa thơ mộng
- Từ đó ta thấy vẻ đẹp tâm hồn và tài thơ Quang Dũng : Gắn bó với
Tây Tiến,miêu tả thiên nhiên bằng bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn
* Đoạn thơ trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên
- Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết về một miền quê đã từng qua rồi
kết tinh thành một triết lí sâu sắc
- Nỗi nhớ được gợi lên qua điệp từ “nhớ”, câu hỏi tu từ mang ý nghĩa
khẳng định “ Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương”và những hình ảnh thơ giàu
sức gợi: Bản sương giăng, đèo mây phủ
- Làm rõ tính triết lí sâu sắc trong hai câu thơ sau: kết cấu đối
lập tạo ra sự nhịp nhang gây ấn tượng mạnh cho người đọc làm nổi bật một quy
luật tình cảm
+ Khi ta ở , chỉ là nơi đất
ở có nghĩa là nó chỉ là không gian cư trú thông thường
+ Khi ta đi đất đã hóa tâm
hồn, nó đã là không gian nghĩa tình
- Triết lí được rút ra từ tình cảm chân thành nên không khô khan mà
tự nhiên dung dị thể hiện rõ nét phong cách thơ Chế Lan Viên: Nhà thơ trữ
tình chính luận
So sánh hai đoạn thơ
|
2đ
2đ
1đ
|
|
|
C Kết luận:
Khẳng định vẻ đẹp của hai
đoạn thơ, hai bài thơ và sự đóng góp của hai nhà thơ vào vườn thơ dân tộc
|
0,5 đ
|
No comments:
Post a Comment