Câu 1 (8 điểm): Suy nghĩ về câu nói sau:
Đường đời không chỉ có một lối đi
Câu 2 (12 điểm):
Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con
đường riêng của mình. Nhưng… tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì
cũng không thể vượt ra ngoài các quy luật của chân thiện mĩ, quy luật nhân bản.
Nhà văn chân chính có sứ mệnh khơi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương
nhân bản mênh mông.
(Lã Nguyên, Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật/ Nguyễn Minh Châu – về tác gia và tác phẩm;
NXB GD; Hà Nội; 2007; trang 395)
Anh (chị) hiểu nhận định trên như thế
nào? Làm sáng tỏ qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” của
Nam Cao.
…………………………………Hết…………………………………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gì thêm.
1. Giải thích (2.0 điểm)
- Lời khẳng
định ở chỗ: không chỉ có một lối đi;
đã nhấn mạnh: có nhiều lối đi trên đường đời – con đường cuộc đời mỗi người.
Cuộc đời nhiều ngã rẽ, nhiều nẻo đường; mỗi con đường dẫn đến những mục tiêu khác nhau. Có con đường thẳng,
phẳng phiu, có con đường chông gai, gồ ghề, trắc trở, gập ghềnh; có nhiều ngả
đường dẫn đến đích; vấn đề lối đi nào ngắn nhất, thông minh nhất, đạt mục tiêu
sớm nhất thì còn tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người.
- Câu nói đặt
ra vấn đề lựa chọn đường đi trên đường đời của con người.
2. Bình luận (5.0 điểm)
- Đây là vấn
đề rất quan trọng đặt ra với mỗi người, nhất là những người sắp bước vào đời,
đang lựa chọn đường đi cho cuộc đời mình. Tại sao trên đường đời lại có nhiều
lối đi? Bởi con đường là do con người tạo ra, người ta đi mãi thành đường. Con
đường kết nối những điểm trong không gian, cũng là cái đích cần tới của con
người. Tạo ra nhiều con đường cũng tức là tạo ra nhiều cách đi đến đích, tạo ra
nhiều sự lựa chọn cho con người.
Ví dụ để lập
nghiệp lập thân với thanh niên có nhiều con đường: Ngày xưa để lập nghiệp người
con trai có thể trên con đường lập đức hành đạo, lập công, hay con đường lập
ngôn. Có người lựa chọn con đường công danh, người chọn con đường văn chương
nghệ thuật, con đường võ nghệ... Thời
đại cách mạng cũng mở ra nhiều con đường với người thanh niên Việt Nam thế kỉ 20.
Có người lựa chọn đúng đắn con đường của mình; nhưng không ít người lầm đường
lạc lối. Lựa chọn con đường sáng – tối, đen – trắng, phải – trái là cả vấn đề
nhân cách và ý chí của con người. Ngày nay cũng vậy, có nhiều con đường: học
tập thành danh, lao động sản xuất, kinh doanh công nghệ, văn nghệ thể thao… và
trên con đường nào cũng có người thành danh nổi tiếng.
- Nhưng lưạ
chọn con đường đi nào tùy thuộc vào mỗi người: mục tiêu, ước mơ, khát vọng, ham
muốn, hay bản lĩnh, ý chí của con người. Có người chọn đường đi trên đường đời
đúng đắn, đi đến đích nhanh chóng dễ dàng? Có người lựa chọn sai con đường của
mình dẫn đến những sai lầm đổ vỡ?
- Vấn đề đặt
ra: có nhiều con đường đi trên đường đời đến đích, vậy nên con người không nên
bi quan chán nản mỗi khi vấp ngã trên đường đời. Có những lúc băn khoăn, chao
đảo, đứng ở ngã ba cuộc đời nhiều lối rẽ, không biết đi con đường nào. Lúc ấy hãy
tỉnh táo nhận ra con đường đi của riêng mình và quyết tâm dấn bước, đó là điều
tiên quyết để lập thân lập nghiệp với mỗi người, nhất là người thanh niên. Và phải
chọn được con đường của riêng mình, không nên dẫm lên vết chân người đi trước.
- Phê phán
những người hèn yếu, không biết chọn đường đi trên đường đời, hoặc chọn con
đường sai lầm hại dân hại nước, hại nhà hại mình; hoặc bỏ cuộc, đầu hàng số
phận.
3. Bài học và liên hệ (1.0 điểm)
- Nhận thức
được những ngã rẽ cuộc đời, con đường đúng đắn để đi.
- Quyết tâm
thực hiện con đường mình đã lựa chọn, không bỏ dở con đường; có nghị lực bản
lĩnh vượt qua mọi trở ngại trên đường đời nhiều chông gai trắc trở; biết chống
lại những cám dỗ trên đường đời, biết tránh những xấu xa trên con đường để đi
đến đích.
Câu 2 (12
điểm):
1. Giải thích: (4.5 điểm)
a. Mỗi nghệ sĩ… riêng mình (1.5
điểm)
Câu nói đề
cập đến cách tiếp cận, cắt nghĩa, lí giải đời sống bằng văn chương của mỗi
người nghệ sĩ: mỗi người có con đường của riêng mình. Vì sao?
+ Vì đời sống
là đối tượng khám phá của NT, của văn chương. Cuộc đời là nơi xuất phát của văn
học.
+ Đứng trước
HT cuộc sống phong phú, mỗi nhà nghệ sĩ có những cảm xúc, suy ngẫm, lí giải
khác nhau, lựa chọn những mảng đề tài khác nhau, cách xử lí đề tài khác nhau để
đặt ra những vấn đề khác nhau. Và đó là con đường riêng họ tạo ra cho mình. Đó
cũng là yêu cầu xuất phát từ đặc trưng của VHNT: lĩnh vực của sự sáng tạo. Đó
cũng là lương tâm, là trách nhiệm của mỗi người nghệ sĩ. Nam Cao tâm niệm: “Văn
chương không cần những người thợ khéo tay…”.
Nếu không tạo
ra con đường riêng của mình thì sao? Tác phẩm của họ sẽ trở thành sự sao chép,
sẽ chết, sẽ dẫm lên vết chân của người đi trước. Nghĩa là nó sẽ chẳng mang đến
chút gì mới lạ cho văn chương.
Tác dụng: Tạo
ra con đường riêng của mình người nghệ sĩ sẽ tạo ra sự đa dạng trong sáng tạo
nghệ thuật, khẳng định sức sống của mỗi tác phẩm, vị trí, phong cách của nhà
văn, cái lí để nhà văn đứng được với cuộc đời.
Có thể lấy ví
dụ: Cùng một đề tài, cách xử lí khác nhau ở các nhà văn.
b. Tư duy NT…. quy luật
chân thiện mĩ, quy luật nhân bản (1.5 điểm)
Đây là vấn đề đổi mới
tư duy nghệ thuật – một vấn đề đặt ra như một nhu cầu bức thiết, sống còn của
nghệ thuật. Nhà văn luôn phải tự làm mới mình góp phần đổi mới nghệ thuật. Đổi
mới cái gì? Đổi mới đề tài, chủ đề, cảm hứng, văn phong… Quan trọng là đổi mới
tư duy, cách nhìn nhận của nhà văn trước cuộc đời.
Nhưng mọi sự đổi mới đều không vượt ra ngoài
quy luật chân, thiện, mĩ. Cái chân, cái thiện, cái mĩ, cái nhân bản vẫn là cái
đích hướng đến của mọi khám phá, sáng tạo nghệ thuật. Quy luật chân thiện mĩ,
nhân bản giống như sợi dây neo giữ, là giới hạn mà bán kính sáng tạo nhà văn quay chiều nào cũng không thể vượt
qua. Nói cách khác, nó cũng là một tâm điểm của mọi khám phá sáng tạo nghệ
thuật.
Văn học sở dĩ
là nhu cầu, là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người, vì nó là lĩnh
vực đáp ứng nhu cầu sống của con người. Văn học có nhiều chức năng (nhận thức,
giáo dục, thẩm mĩ, dự báo, giải trí…); có nhiều quan niệm cổ kim đông tây,
nhưng điểm giao thoa gặp gỡ vẫn cứ là cái chân - thiện - mĩ, những vấn đề mang
tính nhân bản nhân văn của đời sống con người. Cái chân, là muốn nói đến chức
năng nhận thức của văn học; văn học phải chân thực. Cái thiện là nói đến chức
năng giáo dục, cảm hóa của văn học. Cái mĩ, là nói đến chức năng thẩm mĩ, chức
năng cơ bản nhất, chất keo kết dính các chức năng khác. Khi đạt tới chân thiện
mĩ là văn học đạt tới chiều sâu nhân bản, hướng về con người, vì con người.
c. Sứ mệnh nhà văn chân chính… đại dương nhân bản
mênh mông (1.5 điểm)
Đây là vấn đề
trăn trở của nhiều cây viết. Chữ dùng có thể khác nhau, nhưng thực chất vẫn là
một. Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân và nhiều nhà văn khác có những phát biểu
về vấn đề này. Đó là vấn đề cái tâm của người cầm bút. Ở đây người nói đặt vấn
đề: “khơi nguồn dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông” – ý tưởng
độc đáo. Mọi dòng sông đều đổ về biển
rộng, cũng như mọi khám phá sáng tạo đều có đích hướng về, những vấn đề thuộc
về con người, nhân sinh, nhân bản. Bởi lẽ, con người là một trung tâm khám phá
của văn học nghệ thuật. Văn học có thể viết về mọi vấn đề của đời sống, mọi
hình thức sáng tạo, nhưng đều hướng tới là để đặt ra và cắt nghĩa những vấn đề
của nhân sinh. Văn học chân chính phải là thứ văn chương vị đời, nhà văn chân
chính phải là nhà văn vì con người, tác phẩm mới đạt tới tầm nhân bản.
2. Chứng minh qua một vài tác phẩm (6.0
điểm)
- Cách đến
với cuộc sống của Thạch Lam qua truyện “Hai đứa trẻ”: Chuyện một phố huyện
buồn, những đứa trẻ nghèo với tâm hồn nhân ái, giàu mơ ước. Qua đó nhà văn đặt
ra nhiều vấn đề sâu sắc mang tính nhân văn, nhân bản: vấn đề khát vọng sống của
con người; vấn đề quyền được sống của trẻ em; vấn đề số phận con người và khát
vọng đổi thay cuộc sống… Tác phẩm lấp lánh tư tưởng nhân văn theo cách viết của
Thạch Lam (3.0 điểm).
- Cách đến
với cuộc sống của Nam Cao qua truyện “Chí Phèo”: Chuyện về số phận bi thảm của
người nông dân, về khát vọng lương thiện của con người – quỷ dữ. Dù đến muộn
trên văn đàn, nhưng Nam Cao vẫn tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc
chính nhờ hướng khám phá và phát hiện đời sống của riêng mình. Chí Phèo sở dĩ
trở nên bất hủ chính nhờ tài năng và tâm huyết cũng như phong cách của Nam Cao.
- Cả hai tác
phẩm đều chạm tới vấn đề mang tính nhân văn, nhân bản: khám phá vẻ đẹp con
người, chất người, tức là đạt tới chân thiện mĩ… Tuy nhiên mỗi tác giả trong
mỗi tác phẩm lại có những khám phá nghệ thuật riêng, hướng đi riêng; làm nên
giá trị riêng cho mỗi tác phẩm và khẳng định vị trí của mỗi nhà văn trong nền
văn học (3.0 điểm).
3. Kết luận (1.5 điểm): khẳng định vai trò của hướng đi riêng trong khám phá sáng
tạo; đặc biệt là cái đích muôn đời của văn chương.
Trên đây chỉ là những
gợi ý có tính chất định hướng. GV cần căn cứ trên bài viết cụ thể để chấm điểm
cho sát hơn. Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
Hướng dẫn:
Câu 1 (8,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục
mạch lạc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng cụ thể, sinh động, văn giàu cảm
xúc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt.
II. Yêu cầu về kiến thức
- Hiểu và đánh giá, bàn
luận thuyết phục vấn đề mà đề bài nêu ra
- Học sinh có thể có những
kiến giải, đánh giá theo quan điểm riêng của mình song cần lôgic, hợp lí và đảm
bảo những ý sau:
1. Giải thích (2,0 điểm)
- Tự thỏa hiệp: Thái độ và hành động chấp
nhận hoàn cảnh, thực tế trước mắt; bỏ qua mục đích, dự định mình đã vạch ra
trước đó.
-
Cách nói hình ảnh loài vi trùng tự thỏa
hiệp có thể ăn sâu vào cốt tủy, khiến cả đời con không đứng thẳng lên được
gợi tả sự nguy hại của việc con người tự thỏa hiệp với mình trong cuộc sống.
Giống như loài vi trùng gây bệnh, tâm lí tự
thỏa hiệp có thể ăn sâu và hủy hoại cuộc đời của mỗi con người, khiến người
ta không thể sống một cuộc đời như mong đợi.
->
Lời căn dặn của người
cha với con cũng là một bài học đạo đức sâu sắc, có tác dụng cảnh tỉnh con
người trước nguy cơ tự thỏa hiệp để
biện hộ cho sự hèn nhát, thiếu bản lĩnh, ý chí mình khi không thực hiện được
một việc nào đó.
2. Bình luận (5,0 điểm)
a. Tự thỏa hiệp là loài vi trùng nguy hiểm có thể ăn sâu vào cốt tủy và khiến con
người ta không đứng thẳng lên được là vì:
- Trong mỗi con người đều có hai phần Con
và Người, bản năng và lí trí…Không ít trường hợp tiếng nói của bản năng với nhu
cầu hưởng thụ, tâm lí ngại khó ngại khổ, tự thoả mãn đã lấn át lí trí, khiến
con người gục ngã trên hành trình thực hiện lí tưởng. Tâm lí tự thỏa hiệp xuất hiện có thể vỗ về
người ta quên đi thực tại, biện hộ cho thất bại của bản thân mình.
+ Tự
thỏa hiệp là vi trùng nguy hiểm
vì những biểu hiện của nó hầu như không gây nguy hại gì ngay tức khắc nhưng lại
dần ăn sâu, hủy hoại con người, dần tạo thành những thói quen khó bỏ, những
tính xấu khó chữa, biến con người thành nhu nhược, lười biếng, sống không lí
tưởng.
b. Mở rộng, nâng cao vấn đề
- Cần phân biệt tự thỏa hiệp với sự tỉnh táo chấp nhận thực tế để sửa đổi, tránh
bảo thủ máy móc.
- Cần phê phán những người, những biểu
hiện hèn nhát, tự ru mình, thỏa hiệp với hoàn cảnh trước mắt.
3. Bài học và liên hệ bản thân (1,0 điểm)
Mỗi người cần nâng cao ý thức, đề cao tính kỉ
luật tự giác, không cho phép mình thối chí, tự thoả hiệp bằng lòng với bản
thân.
Câu 2 (12,0 điểm)
I. Yêu cầu về kỹ năng
Biết cách làm bài nghị luận văn học: kết
cấu sáng rõ, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn viết giàu cảm xúc.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách
khác nhau, song về cơ bản cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
1. Giải thích (2,0 điểm)
- Thơ ca: trước hết là một loại hình văn học, sau nữa có thể
hiểu là chỉ văn học nghệ thuật nói chung.
- Thơ ca bắt rễ từ lòng người: Thơ ca là tiếng nói chân thực của tình cảm. Nó được khơi
nguồn, bắt rễ từ tư tưởng, cảm xúc của người nghệ sĩ. Vế thứ nhất của nhận định
đề cập đến khởi nguồn của thơ, vai trò của yếu tố tình cảm, xúc cảm trong sáng
tác thơ, đến nội dung của tác phẩm văn học.
-
Nở hoa nơi từ ngữ: Từ
ngữ hiểu rộng là ngôn từ nghệ thuật, là giá trị nghệ thuật, là vẻ đẹp ngôn ngữ của
tác phẩm văn học.
Như vậy, nhận định của đề bài bàn về mối
quan hệ giữa nội dung và hình thức của tac phẩm nghệ thuật; về đặc trưng của
văn học, đặc trưng của thơ; đề cao vai trò của yếu tố tình cảm, cảm xúc trong
thơ, đồng thời yêu cầu tình cảm ấy phải được diễn tả bằng ngôn từ đẹp đẽ, giàu
tính thẩm mĩ. Đây là một qui luật, cũng là một yêu cầu trong sáng tạo nghệ
thuật.
2. Bình luận (4,0 điểm)
a. Vì sao
lại nói: Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở
hoa nơi từ ngữ?
- Thơ ca bắt rễ từ lòng người bởi lẽ:
+ Xuất
phát từ đặc trưng của văn học: Nghệ thuật là lĩnh vực sáng tạo để phản ánh hiện
thực, trong đó phản ánh tâm tư, tình cảm của chủ thể sáng tạo. Xuất phát từ đặc
trưng về đối tượng, nội dung của văn học, có thể thấy: văn học không phản ánh
hiện thực một cách bàng quan, lạnh lung mà bao giờ cũng gắn chặt với tình cảm,
ước mơ, khát vọng…của nhà văn. Điều đó tạo nên qui luật tình cảm trong phản ánh
nghệ thuật.
+ Xuất
phát từ đặc trưng của thơ, đặc biệt là thơ trữ tình: tiếng nói trữ tình bao giờ
cũng được bộc lộ trực tiếp, trở thành bình diện thứ nhất của sáng tác.
- Tiếng
nói của tình cảm, tâm tư con người được gửi gắm trong tác phẩm nghệ thuật như
thế nào?
+ Nhu cầu
được giãi bày những gì chất chứa trong lòng (niềm vui, nỗi buồn…)
+ Là lời
nhắn gửi, sự cảm thông; là tiếng lòng đến với tiếng lòng (tiếng nói tri âm)
+ Nghệ
thuật chân chính còn chứa đựng trong nó chiều sâu của tư tưởng tiến bộ, các giá
trị đối với cuộc sống, làm đẹp và phong phú hơn cho tâm hồn con người.
- Nở hoa
nơi từ ngữ bởi lẽ: vẻ đẹp của tình cảm, cảm xúc trong thơ phải được kết
tinh ở hình thức nghệ thuật, được biểu hiện bằng những biện pháp nghệ thuật độc
đáo mà trước hết là nghệ thuật sử dụng ngôn từ.
b. Bàn
luận, mở rộng vấn đề
- Nếu thơ
chỉ bắt rễ từ lòng người, chỉ có tình
cảm cảm xúc mãnh liệt mà không nở hoa nơi
từ ngữ thì tình cảm cảm xúc trong thơ sẽ không tìm được hình thức biểu hiện
độc đáo, hấp dẫn; do đó khó tạo nên vẻ đẹp, sức lôi cuốn của tác phẩm.
- Ngược
lại, nếu chỉ trau chuốt, đẽo gọt ngôn từ mà xem nhẹ tình cảm, cảm xúc thì tác
phẩm sẽ trở nên khô khan, nghệ thuật không sao cất cánh lên được.
3. Chứng minh (6,0 điểm)
Thí sinh
chọn và phân tích một bài ca dao và một bài thơ trung đại (đã được học hoặc đọc
thêm trong chương trình Ngữ văn 10 Nâng cao) để làm sáng tỏ vấn đề.
No comments:
Post a Comment