- Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
- Là sáng tạo mang tính tập thể.
- Gắn bó và phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng.
Người ta còn gọi 3 đặc trưng trên là : tính truyền miệng, tính tập thể và tính thực hành.
- Tính truyền miệng : Các tác phẩm văn học dân gian đều gắn với quá trình diễn xướng. Đặc điểm này thể hiện rất rõ trong ca dao (gắn với lời hát), sử thi, cổ tích (gắn với hình thức kể),... Ví dụ bài ca dao về "lời dẫn cưới và thách cưới" (học trong bài 9) thực chất là lời hát đối đáp của tập thể trai gái trong ngày hội hoặc trong một buổi sinh hoạt tập thể nào đó.
- Tính tập thể : Nghĩa là nói đến tính vô danh (tác phẩm là sản phẩm của cả cộng đồng) và tính dị bản của văn học dân gian. Chính việc tác phẩm văn học dân gian không bị "hạn chế" về việc sửa chữa trong quá trình truyền miệng nên mới sinh ra các văn bản khác nhau của cùng một tác phẩm (các dị bản: các câu cao dao có mô típ mở đầu là : “Thân em như…”).
- Tính thực hành : Đặc trưng này thể hiện rất rõ trong các bài ca nghi lễ, bài hát đối đáp giao duyên, các bài hò lao động...
No comments:
Post a Comment