I. Một vài điều lưu ý khi cảm thụ:
-Các biện pháp tu từ thường dùng trong thơ văn: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói giảm, nói tránh, nói quá, điệp ngữ, tương phản, chơi chữ, câu hỏi tu từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, liệt kê…
-Cần chú ý cách ngắt nhịp, cách gieo vần, giọng điệu, thể thơ, những từ ngữ gợi cảm, những động từ mạnh, những từ gợi màu sắc, âm thanh, những từ ngữ biểu hiện tâm hồn tinh tế của tác giả…
-Nếu cảm thụ thơ Đường cần chú ý thêm một số biện pháp nghệ thuật cổ: bút pháp tả cảnh ngụ tình, lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để quy định vẻ đẹp của con người, gợi nhiều hơn tả, hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng, sử dụng điển cố, điển tích, lấy động để tả tĩnh, từ Hán Việt, so sánh giữa phần nguyên âm chữ Hán với bản dịch thơ…
II.Các bước cảm thụ văn học:
1.Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề.
-Đọc kĩ đoạn trích, xá định nghệ thuật-nội dung chính.
2.Đoạn thơ, đoạn văn đó có mấy ý, có cần tách ý không? Mỗi ý biểu đạt nội dung gì?
3.Tìm dấu hiệu nghệ thuật ở từng ý, chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và tác dụng.
4.Lập ý
5.Viết cảm thụ:
a.MB: Dẫn dắt, giới thiệu đoạn trích nằm ở tác phẩm nào, nội dung tư tưởng chính là gì.
b.TB: Nêu dẫn chứng từ tác phẩm, chỉ ra nghệ thuật và cho biết nhờ biện pháp nghệ thuật ấy mà tác giả thể hiện nội dung, tư tưởng, tình cảm như thế nào.
c.KB: Thâu tóm lại vấn đề và khái quát ở mức độ cao hơn.
-Các biện pháp tu từ thường dùng trong thơ văn: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói giảm, nói tránh, nói quá, điệp ngữ, tương phản, chơi chữ, câu hỏi tu từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, liệt kê…
-Cần chú ý cách ngắt nhịp, cách gieo vần, giọng điệu, thể thơ, những từ ngữ gợi cảm, những động từ mạnh, những từ gợi màu sắc, âm thanh, những từ ngữ biểu hiện tâm hồn tinh tế của tác giả…
-Nếu cảm thụ thơ Đường cần chú ý thêm một số biện pháp nghệ thuật cổ: bút pháp tả cảnh ngụ tình, lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để quy định vẻ đẹp của con người, gợi nhiều hơn tả, hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng, sử dụng điển cố, điển tích, lấy động để tả tĩnh, từ Hán Việt, so sánh giữa phần nguyên âm chữ Hán với bản dịch thơ…
II.Các bước cảm thụ văn học:
1.Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề.
-Đọc kĩ đoạn trích, xá định nghệ thuật-nội dung chính.
2.Đoạn thơ, đoạn văn đó có mấy ý, có cần tách ý không? Mỗi ý biểu đạt nội dung gì?
3.Tìm dấu hiệu nghệ thuật ở từng ý, chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và tác dụng.
4.Lập ý
5.Viết cảm thụ:
a.MB: Dẫn dắt, giới thiệu đoạn trích nằm ở tác phẩm nào, nội dung tư tưởng chính là gì.
b.TB: Nêu dẫn chứng từ tác phẩm, chỉ ra nghệ thuật và cho biết nhờ biện pháp nghệ thuật ấy mà tác giả thể hiện nội dung, tư tưởng, tình cảm như thế nào.
c.KB: Thâu tóm lại vấn đề và khái quát ở mức độ cao hơn.
VÍ DỤ:
Bài 1: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
(Quê hương-Tế Hanh)
*Yêu cầu:
+MB: Nêu được: đây là đoạn thơ tiêu biểu trích trong bài “Quê hương” của Tế Hanh miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
+TB: Đảm bảo các ý sau:
-Hình ảnh con thuyền cùng trai tráng của làng chài ra khơi được miêu tả trong một buổi bình minh đẹp có: bầu trời trong sáng, gió thổi nhẹ, có ánh mai hồng rực rỡ bừng lên.
-Các tính từ: “trong”, “nhẹ”, “hồng” dùng rất chọn lọc tạo nên hình ảnh đẹp, nên thơ.
-Các động từ: “phăng”, “vượt”, tính từ “hăng” -> diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền đè sóng để ra khơi, làm toát lên sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng, bất ngờ.
-Chiếc thuyền được so sánh với: “con tuấn mã”->Ngựa đẹp phi nhanh lướt sóng ra khơi, đầy khí thế hăng hái.
-Hình ảnh cánh buồm trắng căng phồng, no gió ra khơi được so sánh với “mảnh hồn làng” rất sáng tạo, so sánh giữa cái cụ thể với cái trừu tượng không làm cho đối tượng miêu tả cụ thể hơn nhưng nó lại gợi lên vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao làm sáng lên vẻ đẹp lãng mạn, vừa thơ mộng vừa hùng tráng thể hiện khí thế lao động và khát vọng về sự ấm no, hạnh phúc của ngư dân làng chài thân thương.
-Câu thơ: “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” là câu thơ đậm đà, ý vị, cánh buồm được nhân hóa gợi tả một cuộc đời trải qua nhiều mưa nắng gắng sức quyết tâm lên đường.
+KB: Đoạn thơ vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.
Bài 1: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
(Quê hương-Tế Hanh)
*Yêu cầu:
+MB: Nêu được: đây là đoạn thơ tiêu biểu trích trong bài “Quê hương” của Tế Hanh miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
+TB: Đảm bảo các ý sau:
-Hình ảnh con thuyền cùng trai tráng của làng chài ra khơi được miêu tả trong một buổi bình minh đẹp có: bầu trời trong sáng, gió thổi nhẹ, có ánh mai hồng rực rỡ bừng lên.
-Các tính từ: “trong”, “nhẹ”, “hồng” dùng rất chọn lọc tạo nên hình ảnh đẹp, nên thơ.
-Các động từ: “phăng”, “vượt”, tính từ “hăng” -> diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền đè sóng để ra khơi, làm toát lên sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng, bất ngờ.
-Chiếc thuyền được so sánh với: “con tuấn mã”->Ngựa đẹp phi nhanh lướt sóng ra khơi, đầy khí thế hăng hái.
-Hình ảnh cánh buồm trắng căng phồng, no gió ra khơi được so sánh với “mảnh hồn làng” rất sáng tạo, so sánh giữa cái cụ thể với cái trừu tượng không làm cho đối tượng miêu tả cụ thể hơn nhưng nó lại gợi lên vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao làm sáng lên vẻ đẹp lãng mạn, vừa thơ mộng vừa hùng tráng thể hiện khí thế lao động và khát vọng về sự ấm no, hạnh phúc của ngư dân làng chài thân thương.
-Câu thơ: “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” là câu thơ đậm đà, ý vị, cánh buồm được nhân hóa gợi tả một cuộc đời trải qua nhiều mưa nắng gắng sức quyết tâm lên đường.
+KB: Đoạn thơ vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.
Bài 2: Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân trong đoạn thơ sau:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
(Truyện Kiều-Nguyễn Du)
*Gợi ý:
+MB: -Đây là đoạn thơ mở đầu đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều- Nguyễn Du). Tác giả đã vẽ lên một bức tranh mùa xuân tươi đẹp bằng bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình:
+TB: -Hai câu đầu diễn tả thời gian thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng cuối cùng của mùa xuân. Những cánh én chao liệng như “đưa thoi” thật gợi hình gợi cảm.
-Hai câu thơ tiếp theo là bức tranh xuân với một vẻ đẹp riêng: màu xanh của cỏ trải rộng tận chân trời làm nền cho bức tranh xuân. Trên cái nền xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê màu trắng. Màu xanh của cỏ, màu trắng của hoa lê hài hòa đến mức tuyệt diệu. Chỉ bằng một nét chấm phá và cách vận dụng sáng tạo chữ “điểm” từ ý câu thơ cổ “Phương thảo thiên liên bích, lê chi sổ điểm hoa” Nguyễn Du đã làm cho cảnh vật trở nên sống động, có hồn.
+KB: Bốn câu thơ đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã mở ra khung cảnh mùa xuân với một không gian nghệ thuật có sắc, có hương, có tình và thật nên thơ.
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
(Truyện Kiều-Nguyễn Du)
*Gợi ý:
+MB: -Đây là đoạn thơ mở đầu đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều- Nguyễn Du). Tác giả đã vẽ lên một bức tranh mùa xuân tươi đẹp bằng bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình:
+TB: -Hai câu đầu diễn tả thời gian thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng cuối cùng của mùa xuân. Những cánh én chao liệng như “đưa thoi” thật gợi hình gợi cảm.
-Hai câu thơ tiếp theo là bức tranh xuân với một vẻ đẹp riêng: màu xanh của cỏ trải rộng tận chân trời làm nền cho bức tranh xuân. Trên cái nền xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê màu trắng. Màu xanh của cỏ, màu trắng của hoa lê hài hòa đến mức tuyệt diệu. Chỉ bằng một nét chấm phá và cách vận dụng sáng tạo chữ “điểm” từ ý câu thơ cổ “Phương thảo thiên liên bích, lê chi sổ điểm hoa” Nguyễn Du đã làm cho cảnh vật trở nên sống động, có hồn.
+KB: Bốn câu thơ đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã mở ra khung cảnh mùa xuân với một không gian nghệ thuật có sắc, có hương, có tình và thật nên thơ.
No comments:
Post a Comment