Bài số 1
Có thể nói cái đáng sợ nhất của chúng ta là mất đi niềm tin trong đời sống. Từ khi có con người xuất hiện trên trái đất này là có hợp, có tan - có hanh phúc và khổ đau; có hòa bình và chiến tranh nhưng xã hội loài người vẫn không bao giờ ngừng phát triển, bởi tất cả trong chúng ta đều nuôi dưỡng trong tâm hồn, ý chí mình về một niềm tin bền bi với cuộc đời vì sợ sự lụi tàn. Vì vậy, có ý kiến rằng: "Một người đă đánh mát niềm tin vào bán thân thì chắc chẩn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa".
Cuộc sống vốn không bằng phẳng mà luôn chứa đựng những bién cố, bất hạnh bất ngờ. Cuộc sống vốn là như thế, gồm nhừng chuỗi buòn - vui, hạnh phúc - khổ đau, may mắn - rủi ro nối tiếp nhau Và có lẽ, mỗi chúng ta đểu đã từng một lần gặp thất bại, đổ vỡ. Đó chính là một trải nghiệm quý báu, giúp ta trưởng thành hơn. Nói về niềm tin, lại nhớ đến câu thơ cua Aragon: "Các anh tin hay không lời tôi nói; Tôi đã khổ đau nên có đủ quyền; Dù mặt trời cứ xa khi người ta bước tới; Dù có con người nằm trong tay đao phủ; Hai cánh tay bị đinh đóng treo lên; Thì hạnh phúc trên đời vẫn có. Và tôi tin". Một niềm tin bền chặt với cuộc đời như thế, nếu không phải là có một tình yêu đời đến đắm say, một dũng khí tuyệt vời sẽ không bao giờ làm được. Trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc ta ở thế kỉ XX, nêu không có một niềm tin mãnh liệt vào cách mạng, vào khát vọng tự do của nhãn dân thì làm sao ta có thể đối chọi với hai cường quốc hàng đầu của thế giới lần lượt là Pháp và Mĩ. Để rồi chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 làm nức lòng các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới và mở ra một kỉ nguyên lừng lẫy chưa từng thấy trong lịch sử đấu tranh của dân tộc; Đại thắng mùa xuân nàm 1975 một lần nữa khẳng định niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của cách mạng Việt Nam và sức mạnh quật khởi của khôi đại đoàn kết nhân dân. Dân tộc ta luôn có một bản sắc trong nếp sống, nếp nghĩ là tình yêu nước và tính tự cường, tự chủ. Suốt một ngàn năm bị Trung Hoa xâm chiếm và đô hộ, dân tộc ta phải vay mượn chữ Hán để thể hiện văn bản nhưng vẫn giữ nguyên vẹn tiếng Việt. Đó là một chứng minh hùng hồn về niềm tin vào chính mình.
Ở phương diện cá nhân, khi có niềm tin, bạn sẽ thây cuộc sống vui hơn, ý nghĩa hơn và là động lực để ta suy nghĩ đúng đắn và ham mê lao động. Có niềm tin, bạn sẽ có thêm nhiều thứ. Bởi niềm tin của bạn không phải thượng đế ban cho mà do chính những tháng ngày lao động, học tập tạo cho bạn những năng lực tri thức, kĩ nàng sống và bạn sẽ làm được nhiều điều, trong đó có việc nhân cách bạn càng lúc càng hoàn thiện hơn. Và lúc ây, bạn sẽ biến gia đình mình thành một tổ ấm bền vững; bạn sẽ đóng góp được nhiều cho xã hội và trở thành công dân có trách nhiệm với đất nước. Có niềm tin, bạn sẽ thấy cuộc sống này đáng yêu biết bao! Và có niềm tin, khi không may bị vấp ngã, bạn cũng có thế từng bước khôi phục những gì đẹp đẽ không may đã mất.
Cũng có một số người rơi vào ảo tưởng mà nhầm lẫn rằng đó là niềm tin. Cha ông chúng ta thường nói "Gieo gió thì gặt bão" là đã trải nghiệm từ đời này sang đời khác mới đúc kết được như vậy. Người nông dân gieo lúa, mà có khi không có gạo để ăn nếu gặp phải giông tố, bão lũ. Vậy thử hỏi gieo ảo tưởng thì gặt được gì? Vâng, ảo tưởng là hoang đường, là khóng dựa trên một cơ sở biện chứng nào cả. Mới đây, báo chí vào tháng 12/2009 đưa tin những chị em "bất hạnh" hay nói là quá khao khát sinh con vì hiếm muộn. Rất nhiều người đạt niềm tin vào đâu đấy ở sức mạnh "nhiệm mầu" của thần thánh. Thế rồi, bụng họ to lên, họ tin ở sức mạnh "nhiệm mầu" của thần thánh, họ mang áo bầu, họ mang thai trái quy luật: bụng to nhưng không có thai nhi. Câu chuyện vừa thương tâm vừa hài hước và đáng trách vì họ đã ảo tưởng và niềm tin của họ không có cơ sở khoa học nào. Có người rơi vào bi kịch gia đình, bởi chồng đi công tác xa tại sao vợ vẫn có thai! May mà đó là cái thai kì lạ chứ không có thật! Họ sẽ mất rất nhiều thứ vì họ không có niềm tin đích thực vào cuộc đời. Thế rồi, họ trớ thành trò cười, thậm chí làm xáo trộn trật tự xã hội, tiếp tay cho trò dị đoan, mê tín làm phương hại đến thuần phong mĩ tục của dân tộc.
Điều quan trọng là mỗi con người đều thắp lên một ngọn lửa niềm tin bằng cách học tập cho có hiểu biết; hãy biết cảm ơn cha mẹ đã cho ta một hình hài trọn vẹn; cuộc đời và xã hội đã cho ta quê hương xứ sở Tổ quốc và hãy tin rằng cuộc đời này vốn không bao giờ là bằng phẳng một cách vĩnh cửu. Vì thế, ta nên chuẩn bị nghị lực, ý chí để đối diện với những khó khăn chắc chắn sẽ đến với chúng ta. Và cuối cùng ta tin vào bản thân mình sẽ vượt qua vì ta đã được rèn luyện, trau dồi một cách có phương pháp. Một ví dụ về niềm tin ở bản thân: nếu không có niềm tin cháy bỏng trong trái tim mình, thì người thanh niên mảnh khảnh Nguyễn Tất Thành sẽ không thể nào một mình bôn ba khắp nơi trên thế giới, tìm ra con đường cứu dân tộc ra khỏi bóng tối nô lệ của chủ nghĩa thực dân.
Tóm lại, không có niềm tin vào bản thân, bạn sẽ không làm được điều gì. Nhưng bạn nuôi niềm tin bằng ảo mộng, thì bạn sẽ rơi vào lạc lõng, cô độc vì tất cả việc làm của bạn sẽ trở nên lạ với mọi người và cuộc đời. Sống có niềm tin vào chính mình, tức là tin vào công sức, lao động học tập, lối sống nghiêm túc của mình sẽ cho ra những thành quả đích cuộc. Quà tặng của cuộc sống là của chính bạn có niềm tin vững vàng.
Bài văn nghị luận mẫu về niềm tin: Bài số 2
Con người ta không thể sống mà không có niềm tin vào bất cứ thứ gì. Niềm tin cũng có những sức mạnh rất diệu kì của riêng nó, nhất là niềm tin vào chính bản thân mình. Bởi thế, có ý kiến cho rằng: "Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa" (Theo sách "Dám thành công"- nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr.90).
Về nội dung trực tiếp, câu trích trên nói về hậu quả của việc đánh mất niềm tin vào bản thân.
Về thực chất, ý kiến này đề cập đến vai trò quyết định của lòng tự tin.
Niềm tin là một danh từ có ý nghĩa trái ngược với sự nghi hoặc, nghi ngại, nghi ngờ, hoài nghi, thậm chí là thất vọng hoàn toàn, không tin tưởng vào bất cứ thứ gì, ngay cả bản thân mình.
Tự tin là tự mình không nghi ngờ bản thân. Người có lòng tự tin luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh có ý nghĩa quyết định, giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống. Câu hỏi đặt ra là, trong 30 năm gian khổ trường kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nếu dân tộc Việt Nam không có niềm tin thì liệu chúng ta có được độc lập như ngày hôm nay hay không? Cuộc sống này có muôn vàn màu vẻ, có vui, có buồn, có thành công, có thất bại, có hạnh phúc, có khổ đau, có thuận lợi và có cả những khó khăn,... Trong bài hát "Niềm tin chiến thắng" có câu: "Niềm tin chiến thắng, sẽ đưa ta đến bến bờ vui; Niềm tin chiến thắng nối con tim yêu thương mọi người". Cha con John Roebling và Washinton quyết định xây dựng cây cầu Brooklyn nối giữa hai thành phố Manhattan và Brooklyn. Công việc vừa mới bắt đầu thì một tai nạn bất ngờ ập đến. Jonh qua đời còn Washinton thì phải nằm liệt giường vĩnh viễn. Washinton chỉ có thể nói chuyện với mọi người bằng một ngón tay duy nhất còn cử động được. Song với một niềm tin mãnh liệt, suốt 13 năm trời, Washinton đã dùng ngón tay duy nhất còn cử động của mình để thiết kế, chỉ đạo và cuối cùng đã hoàn tất việc xây dựng cây cầu Brooklyn kỳ vĩ như ngày nay. "Người phụ nữ chạy nhanh nhất hành tinh", ba lần giành huy chương vàng Olympic 1960, Marilyn King, đã từng bị chấn thương nặng trước khi tham dự Olympic. Nhưng nhờ tự tin và luôn tin rằng mình có thể hồi phục, có thể có đầy đủ khả năng tham dự Olympic nên chị đã thực sự trở lại đường đua và thành công ngoài sự tưởng tượng của tất cả mọi người.
Qua đây, ta thấy, niềm tin vào cuộc sống và niềm tự tin luôn là đức tính tối cần thiết trong cuộc đời mỗi con người. Đức tính ấy giúp ta mãi mãi yêu đời, yêu người, mãi mãi hy vọng vào những gì tất đẹp hơn. Niềm tin vào bản thân là niềm tin cần thiết nhất trong tất cả các niềm tin. Nền tảng của sự thành công thực sự và bền vững là chỉ có thể dựa vào chính mình chứ không thể dựa vào bất cứ cái gì ngoài mình. Khi ta có niềm tin, ta có thể dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với tất cả khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Nhờ đó, ta có thể thành công hoặc chí ít ta cũng có thể học hỏi được kinh nghiệm từ những thất bại. Mà người đời nói: "Thất bại là mẹ của thành công". Mỗi thất bại được ươm mầm trên mảnh đất của niềm tin màu mỡ là một cơ hội tốt để suy nghĩ, hành động của ta có dịp được đơm hoa, kết trái. Dân gian nói: "Con không khóc, mẹ đâu cho bú". Ngạn ngữ nói: "Bạn không gõ, làm sao cửa mở"; "Bạn không đi, biết đâu là đường". Cũng như vậy, nếu bạn không tự tin suy nghĩ và hành động thì làm sao cơ hội cho cuộc đời của bạn được mở ra! Mà dù cho cơ hội ấy có đến nhưng vì bạn không tự tin nắm bắt lấy nó thì cơ hội hiếm hói ấy cũng sẽ nhanh chóng vuột khỏi tầm tay của bạn, bỏ lại bạn cô đơn suốt đời trên con đường không ánh sáng. Cho nên, xin khẳng định lại một lần nữa rằng: Niềm tin và nhất là tự tin là đức tính vô cùng quý báu đối với mỗi con người.
Trái ngược với niềm tin, với tự tin là tự ti, là mất tự tin. Khi ấy, con người không còn tin vào năng lực và phẩm chất của chính bản thân mình. Do đó, con người cũng sẽ đánh mất những điều kiện cơ bản và cần thiết giúp họ đạt đến những giá trị quý báu: nghị lực và ý chí, hy vọng và lạc quan,...
Mất niềm tin, nhất là mất tự tin, con người không còn khả năng đương đầu với những khó khăn thử thách nên dễ dàng buông xuôi, bỏ mất những cơ hội trong cuộc sống.
Một nghệ sĩ xiếc đi trên dây sẽ ngã "lộn cổ" nếu mất tự tin. Một đứa trẻ sẽ không bao giờ biết đi xe đạp nếu nó không bao giờ tin là nó có thể đi xe đạp. Một học sinh sẽ không bao giờ học giỏi nếu luôn nghĩ rằng mình không có khả năng bằng bạn bằng bè. Một Na- pô- lê- ông sẽ luôn chỉ là một người lính nếu ông ta không bao giờ tin rằng mình có tể làm tướng, rồi làm hoàng đế,...
Tất nhiên, niềm tin cũng cần có cơ sở của nó. Đó là cơ sở thực tế, bắt rễ từ thực tế. Nếu người ta chỉ tin vào một điều viển vông, không có thật, nếu người ta chỉ tin mà không chịu suy nghĩ, học hỏi và hành động để thực hiện niềm tin ấy thì đó chỉ là một niềm tin mù quáng. Và niềm tin ấy sẽ khiến người ta lầm đường, lạc lối trong suốt cuộc đời.
Vậy, làm thế nào để có niềm tin đích thực, để có sự tự tin đúng nghĩa? Thiết nghĩ, điều đầu tiên ta cần phải rèn luyện chính là không ngừng học hỏi, lắng nghe, hợp tác, tu dưỡng phẩm chất và trau dồi những năng lực của bản thân. Những thứ ấy sẽ giúp ta hiểu rõ đâu là niềm tin mù quáng, đâu là niềm tin đích thực. Như đã nói, cuộc sống này có muôn vàn thử thách, khó khăn. Những lúc ấy, ta cần phải luôn nêu cao bản lĩnh, không được đánh mất niềm tin. Đến đây, ta lại nhớ, có người nói: "Mất tiền mất của còn có thể lấy lại được nhưng mất niềm tin là mất tất cả".
Bài văn nghị luận mẫu về niềm tin: Bài số 3
Trong thực tế cuộc sống, ta có thể thấy được rất nhiều những danh nhân, những con người thành đạt với sự thành công trên nhiều lĩnh vực. Chúng ta thường hay đặt câu hỏi rằng tại sao và bằng cách nào mà những người như thế có thể tiếp cận được sự thành công, ngoài những đức tính, phẩm chất cần thiết như sự chăm chỉ, tài năng, linh hoạt trong giao tiếp, may mắn,… Để có được những sự thành đạt như thế, con người cần có một phẩm chất không kém phần quan trọng ở thời đại này, đó chính là sự tự tin. Vậy sự tự tin là gì và nó có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống mỗi con người?
Tự tin là tin vào chính bản thân mình, tin vào chính giá trị, những phẩm chất tốt đẹp đang tồn tại bên trong con người mình, tin vào những thành công, những thành quả mà mình đã đạt được trong quá khứ để vững bước đón nhận những thử thách mới trong tương lai; tin vào tài năng của mình, những ước mơ tốt đẹp mà mình theo đuổi và tin rằng dù có phải thất bại đi chăng nữa, mình vẫn có thể thực hiện được nó ở những lần sau. Tự tin trái ngược với sự hèn nhát, rụt rè, thiếu niềm tin vào bản thân và lo sợ phải thất bại, không dám theo đuổi ước mơ. Sự tự tin trong cuộc sống có thể được biểu hiện ở những việc làm nhỏ nhất như tự tin thuyết trình bài học trước lớp, tự tin đóng góp phát biểu ý kiến của mình cho tập thể lớp; cho đến những việc làm lớn hơn như công bố phát minh của một nhà khoa học hay một nhà văn cho ra đời tác phẩm của mình trước công chúng, và còn rất nhiều biểu hiện của sự tự tin trong cuộc sống mà chúng ta không thể kể hết.
Tự tin là một phẩm giá mà mỗi cá nhân cần phải hướng tới và rèn luyện để có thể tồn tại và phát triển trong cuộc sống và sự nghiệp. Với sự tự tin, chúng ta sẽ tạo được một nền móng vững chãi trong tâm hồn, một bản lĩnh vững chắc của bản thân, từ đó chúng ta có thể xác định rõ rang rằng: chúng ta là ai trong cuộc đời này, xác định rõ con đường chúng ta sẽ đi trong cuộc đời, sự nghiệp. Chỉ có thế chúng ta mới có thể hình thành và theo đuổi ước mơ đúng đắn của chính bản thân mình, cũng là thể hiện bản thân. Đồng thời, sự tự tin trong cuộc sống hay công việc thường nhật mang đến cho ta khả năng quyết đoán trong việc lựa chọn khi mắc phải những vấn đề cần sự giải quyết. Những sự lửa chọn có thể là rất nhỏ như chọn đề trong một bài kiểm tra Văn hay lớn hơn là sự chọn ban ngành, công việc mà chúng ta sẽ làm trong tương lai, dù là lớn hay nhỏ thì sự tự tin và quyết đoán cũng đều ảnh hưởng đến kết quả mà chúng ta đạt được sau này. Nếu không có sự tự tin thì làm sao chúng ta dám chọn đề văn khó hơn trong khi chúng ta đủ khả năng làm được, hay là chọn ban ngành mà mình yêu thích để mà theo đuổi. Kế đến, người tự tin sẽk hông ngần ngại trước bất cứ một công việc nào dù công việc đó có quá sức với họ đi chăng nữa và họ có thể thất bại. Qua đó, ta có thể thấy được: tự tin như một nguồn động lực giúp cho ta có thể chấp nhận đương đầu với những thử thách trong cuộc sống, dù thành công hay thất bại thì đó cũng là cơ hội để chúng ta học thêm những kiến thức mới, phát hiện, đào sâu những phẩm chất tồn tại bên trong con người chúng ta mà bấy lâu naychúng ta không biết. Nếu ta không chịu đứng ra thuyết trình bài học của mình trước lớp thì làm sao chúng ta có thể biết kĩ năng nói của mình đến đâu để mà sửa chữa, bồi dưỡng? Quan trọng hơn, sự tự tin sẽ tiếp cho ta thêm sức mạnh và nghị lực để có thể vượt qua thất bại, khó khăn trước mắt để tiến lên phía trước, đồng thời cũng là chìa khóa dẫn đến thành công trong công việc. Điển hình cụ thể hơn: những người nói tiếng Anh giỏi chắc chắn phải có nhiều lần đứng ra nói chuyện với người khác, người nước ngoài bằng tiếng Anh, cũng phải vấp những lỗi về ngữ pháp, cách dùng từ, nhưng sự tự tin trong giao tiếp đã giúp họ vượt qua và đạt được thành công trong việc học ngoại ngữ. Cuộc sống luôn đầy rẫy những thử thách, nếu chúng ta không tự tin, tin vào chính mình để vượt qua thì thành công sẽ khó mà đến với chúng ta.
Hầu như ai cũng biết, tự tin là một kĩ năng, phẩm chất cần thiết cho con người. Thế nhưng không phải ai cũng có trong người sự tự tin ấy. Trong cuộc sống, chúng ta vẫn quan sát thấy được những người nhút nhát, thiếu niềm tin vào bản thân, hay thích dựa dẫm vào kẻ khác, vào cha mẹ, dẫn đến sự thiếu kĩ năng và kiến thức cần thiết. Điển hình là một số bạn trẻ, dù đã bước sang tuổi trưởng thành rồi mà vẫn không tự tin dấn thân vào đời, tự lập để mà kiếm sống, vẫn ăn bám vào cha mẹ cung cấp, kĩ năng sống thì không có, sống vật vờ vô ích như một người thừa của xã hội. Một số kẻ còn thiếu tự tin đến mức không dám chấp nhận những thử thách trong công việc, để học những cơ hội thăng tiến bay qua mà không muốn nắm bắt vì sợ thất bại, không tin vào những khả năng của bản thân mình có thể làm được. Trong việc chọn ngành nghề của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT, đa số các bạn học sinh đều thi vào những trường như Kinh tế, Bách khoa, Ngoại thương,… với những ngành thật “hot” có thể gặt tiền nhiều mà không nghĩ đến tài năng của mình không thuộc những phạm trù của những ngành nghề ấy, không tự tin vào năng lực thực của mình mà chỉ muốn a dua theo kẻ khác. Tệ hơn nữa là có một số người tự tin quá mức đâm ra chủ quan, tự phụ vào chính bản thân mình, xem trọng và đề cao cái tôi của mình, xem thường người khác. Ắt hẳn khi còn bé, chúng ta đã đều được đọc truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ”, Thỏ đã chủ quan quá mức nên thua ê chề trong cuộc đua với Rùa. Những người chủ quan như thế sẽ khó tránh khỏi thất bại. Đồng thời, hcúng ta cũng cần phải hiểu tự tin thôi vẫn chưa đủ để dẫn đến thành công, cần có sự hỗ trợ của đức tính khác như cần cù, sự khéo léo, linh hoạt trong công việc,… và cả sự giúp đỡ của người khác để vươn tới thành công mai sau.
Việc rèn luyện một phẩm chất cho mình là một việc không dễ dàng thực hiện. Là một học sinh, trước tiên em phải ra sức học tập thật là tốt để tạo cho mình một nền móng kiến thức thật vững chãi, không ngừng ra sức học hỏi để phát huy tài năng bản thân. Từ đó, em có thể thực hiện việc rèn luyện từ những công việc làm nhỏ nhất như tự tin giơ tay phát biểu ý kiến của mình trước lớp, khắc phục sự rụt rè sợ sai khi phát biểu xây dựng bài học, kế đến nữa, em sẽ tham gia các hoạt động của trường, lớp, đoàn thể, tự tin trong giao tiếp và dũng cảm xung phong nhận lãnh những trách nhiệm phù hợp với sức của mình để thực hiện nó. Đến kì thi Đại học, sẽ chẳng có lí do gì để em từ chối thi vào trường Xã hội nhân văn khoa Tâm lý học, theo đuổi ước mơ của chính em. Về phía gia đình, đặc biệt là các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý rèn luyện đức tính tự tin cho con em mình ngay từ khi chúng còn nhỏ, như khen con khi con làm việc tốt, tôn trọng, khuyến khích những quyết định riêng tư chính đáng của con cái và biết lắng nghe, động viên, an ủi chúng khi cần thiết. Về phía nhà trường và xã hội, cần có những buổi hội thảo dành cho giới trẻ về “sự tự tin”, giáo dục một cách rõ ràng mà không sơ sài chung chung, gần gũi mà không cứng nhắc và lý thuyết suông, gần gũi với thực tế cuộc sống của chúng em, chú trọng hơn về việc tư vấn tâm lí tuổi vị thành niên, định hướng tương lai cho học sinh.
Tự tin là chiếc chìa khóa dẫn đến sự thành đạt trong cuộc sống, vậy chúng ta hãy rèn luyện nó ngay từ bây giờ để trở thành một con người năng động , bản lĩnh trong xã hội, tồn tại một niềm tin mãnh liệt vào bản thân trước chông gai cuộc đời.