ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 11
A. NỘI DUNG KIẾN THỨC
I. Phần Đọc văn:
Bài 1: Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
I. Nắm một số nét chính về tác giả Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ
II. Đọc hiểu văn bản
1. Phố huyện lúc chiều buông:
+ Cảnh chiều tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn tạ
+ Gợi trong Liên nỗi buồn man mác và niềm trắc ẩn, cảm thương cho những đừa trẻ tội nghiệp.
2. Phố huyện lúc đêm xuống:
+ Khung cảnh thiên nhiên và con người: Ngập chìm trong đêm tối; ánh sáng chỉ còn là khe, chấm, hột, quầng…
+ Nhịp sống của người dân lặp đi lặp lại đơn điệu, buồn tẻ, động tác quen thuộc, những suy nghĩ, mong đợi như mọi ngày. Họ mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày.
+ Tâm trạng của Liên: Nhớ lại những ngày tháng tươi đẹp ở Hà Nội, buồn bã, yên lặng dõi theo những cảnh đời nhọc nhằn, những kiếp người tàn tạ; cảm nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong bóng tối.
3. Phố huyện về khuya lúc chuyến tàu đêm đi qua:
* Hai đứa trẻ cố thức khuya mặc dù buồn ngủ ríu cả mắt; An trước khi ngủ dặn chị gọi dậy khi tàu đến; sự chờ đợi khắc khoải một hoạt động cuối cùng của một ngày không phải để bán hàng; hai chị em cố thức chỉ để được sống lại trong giây lát những tháng ngày đẹp đẽ đã qua – một thời chốn đô thành với quà xanh đỏ, đi chơi… vì thế chờ tàu như một nhu cầu tất yếu một khát khao mong đợi hằng đêm của hai chị em Liên và An.
* Khi tiếng máy rầm rộ; tiếng còi vang lên; tiếng rít của bánh tàu; khi nhìn sang từ những toa tàu rực lên chiếu xuống làm sáng trưng và khuấy động phố huyện; Liên gọi An dậy và hai chị em nhìn chăm chú thấy loáng thoáng toa hạng nhất sang trọng, người lố nhố trên từng toa; đồng và kền sáng lấp lánh; các cửa kính …sự nhộn nhịp, tấp nập đã phá tan không khí tĩnh lặng, buồn tẻ; hai chị em sống lại những tháng năm xưa; tâm trạng sung sướng.
* Trong chốc lát tàu rời ga xếp nhỏ: Hai chị em nhìn theo còn chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng xa xa mờ rồi khuất dần, mất hết; như nuối tiếc phút giây sung sướng sống lại quá khứ đẹp đẽ không được nhiều.
+ Ý nghĩa chuyến tàu đêm: là biểu tượng của một thế giới thật đáng sống với sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng . Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của người dân phố huyện .
Qua tâm trạng của chị em Liên, tác giả như muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, sống quẩn quanh, lam lũ và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn.
4. Nghệ thuật: Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật; bút pháp tương phản, đối lập; miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng con người; ngôn ngữ, hình ảnh giầu ý nghĩa tượng trưng; giọng điệu thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng.
5. Ý nghĩa văn bản: Thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mỏi mòn, tối tăm, quẩn quanh nơi phố huyện trước Cách mạng và sự trân trọng với những ước mong nhỏ bé, bình dị mà tha thiết của họ.
III. Đọc hiểu: Tâm trạng chị em Liên
1. Giới thiệu:
* Hai chị em Liên một thời sống ở Hà Nội với cuộc sống tốt đẹp, có nhiều kỉ niệm gắn bó
* Hiện tại sống ở một phố huyện nghèo trông coi cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu bán cả ngày chẳng đủ tiền mua rau
+ Liên trông coi cửa hàng, đeo dây xà tích, tính toán, chăm sóc em: cô gái lớn, đảm đang, già trước tuổi.
+ An: muốn chơi với trẻ con nhưng không dám; nghe lời và yêu quý chị
2. Khi chiều buông:
* Liên ngồi lặng yên, đôi mắt chị bóng tối ngập dần cái buổi chiều quê thấm vào tâm hồn chị và chị cảm thấy: Lòng buồn man mác nhưng không biết vì sao; Hai chị em gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố và cảm nhận được một mùi âm ẩm bốc lên - mùi riêng của đất, của quê hương này.
* Chi tiết chọn lọc, hình ảnh từ ngữ tiêu biểu nhà văn miêu tả nét tâm trạng: một nỗi buồn man mác; những rung động nhỏ nhẹ, mơ hồ để cảm nhận được mùi vị riêng của đất
3. Lúc đêm xuống – khuya về: Nhớ những tháng ngày tươi đẹp ở Hà Nội; buồn bã, yên lặng dõi theo những cảnh đời nhọc nhằn, những kiếp người tàn tạ; cảm nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong bóng tối của họ.
+ Hai chị em nhìn những con người sống nơi phố huyện như mấy đứa trẻ con nhặt nhạnh những gì còn sót lại của phiên chợ nghèo vừa tan. Thương chúng nhưng bất lực bởi chị em Liên cũng nghèo như chúng.
+ Những con người tần tảo sớm hôm, lam lũ vất vả như mẹ con chị Tí; gánh phở bác Siêu; gia đình bác Xẩm … buôn bán ế ẩm? động lòng thương, chia sẻ với những con người đó.
Tâm hồn thơ ngây của chị em liên rung động trước cuộc sống tẻ nhạt, nghèo túng … một tâm hồn nhạy cảm, đa cảm và nhân hậu.
4. Chờ đợi chuyến tàu qua ga xép nhỏ:
* Hai đứa trẻ cố thức khuya mặc dù buồn ngủ ríu cả mắt; An trước khi ngủ dặn chị gọi dậy khi tàu đến; sự chờ đợi khắc khoải một hoạt động cuối cùng của một ngày không phải để bán hàng; hai chị em cố thức chỉ để được sống lại trong giây lát những tháng ngày đẹp đẽ đã qua – một thời chốn đô thành với quà xanh đỏ, đi chơi… vì thế chờ tàu như một nhu cầu tất yếu một khát khao mong đợi hàng đêm của hai chị em
* Khi tiếng may rầm rộ; tiếng còi vang lên; tiếng rít của bánh tu; khi nhìn sang từ những toa tàu rực lên chiếu xuống làm sáng trưng và khuấy động phố huyện; Liên gọi An dậy và hai chị em nhìn chăm chú thấy loáng thoáng toa hạng nhất sang trọng, người lố nhố trên từng toa; đồng và kền sáng lấp lánh; các cửa kính …sự nhộn nhịp, tấp nập đã phá tan không khí tĩnh lặng, buồn tẻ; hai chị em sống lại những tháng năm xưa; tâm trạng sung sướng.
* Trong chốc lát tàu rời ga xép nhỏ: Hai chị em nhìn theo còn chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng xa xa mờ rồi khuất dần, mất hút như nuối tiếc phút giây sung sướng sống lại quá khứ đẹp đẽ không được nhiều
=> Chị em Liên khắc khoải chờ đợi chuyến tàu đêm qua ga xép nhỏ để được sống lại trong giây phút những tháng ngày đẹp đẽ đã qua; hân hoan hạnh phúc khi tàu đến; nuối tiếc, bâng khuâng lúc tàu đi qua. Con tàu mang theo mơ ước về một thế giới khác sáng sủa hơn và đánh thức trong Liên những hồi ức lung linh về Hà Nội xa xăm.
Bài 2: Truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
I. Nắm một số nét chính về tác giả Nguyễn Tuân và truyện ngắn Chữ người tử tù
II. Đọc hiểu văn bản
1. Nhân vật Huấn Cao
a. Thủ lĩnh của nhân dân chống triều đình, bị kết án chém đầu, được giải tới nhà lao, người tử tù chờ ra pháp trường,
b. Những nét đẹp cao quý:
* Mang cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa :
+ Có tài viết chữ đẹp, vuông, nhanhÒ nét chữ nết người - nhân cách con ngườiÒ tài văn
+ Không khuất phục, khát khao tự doÒ đa tài
* Có khí phách dũng khí, hiên ngang, bất khuất của một trang anh hùng nghĩa liệt:
+ Hành động dỗ gông Ò ung dung, tự tại, bình thản, coi thường lính canh
+ Nhận rượu thịt Ò bình thường , ngạo nghễ
“Chết chém chẳng sợ, nhà ngươi đừng đặt chân …”Ò bất khuất, tự tại
+ Cho chữ : điềm nhiên, ung dung Ò anh hùngÒ ý thức phản kháng chế độ
* Sáng ngời vẻ đẹp trong sáng của một người có thiên lương; một nhân cách cao đẹp:
+ Chữ thì quý thật Ò ý thức tài năng
+ Không vì vàng bạc Òcoi thường phú quý, vật chất
+ Sợ phụ một tấm lòng trong thiên hạÒ nâng niu, trân trọng nhân cách con người
+ Cho chữ + lời khuyên Ò tâm + tài
c. Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn khẳng định cái đẹp là bất diệt, cái tài và cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời; thể hiện sự trân trọng giá trị tinh thần của dân tộc.
2. Nhân vật quản ngục
a. Cảnh ngộ: sống trong nhà tù – cai ngục: tội ác và những thứ xấu xa
b. Phẩm chất: Thanh âm trong trẻo …
* Khi nghe Huấn Cao bị giải đến: cho quét dọn buồng giam, trằn trọc, tư lự Ò mừng, lo chọn nhầm nghề Ò day dứt
* Tiếp nhận tù nhân (tình huống kịch tính ) : nhìn bằng cặp mắt hiền lành, dâng rượu thịt, vâng lời Ò… có được chữ Huấn CaoÒ quý trọng cái tài, cái đẹp Ò thiên lương thức tỉnh
* Khi tiếp nhận công văn: tái nhợt, sợ hãi , khổ tâm vì không xin được chữ
Ò Khắc họa tâm lí: đấu tranh với chính mình, thực tạiÒkhát khao vươn lên, thoát ra Ò Có nhân cách, có lương tâm, thiên lương trong sáng.
] Một con người có sở thích cao quý, biết say mê và quý trọng cái đẹp, biết cảm phục tài năng, nhân cách và biệt nhỡn liên tài.
c. Qua nhân vật viên quản ngục, nhà văn muốn nói: trong mỗi con người đều ẩn chứa cái đẹp, cái tài. Cái đẹp chân chính trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được “ phẩm chất”, “ nhân cách”.
3. Cảnh cho chữ: một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Ở đó cái thiện, cái đẹp và nhân cách cao cả của con người đã chiến thắng, tỏa sáng.
a. Thông thường cảnh cho chữ diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật...
b. Trong truyện ngắn cảnh cho chữ diễn ra:
* Trong khung cảnh
+ Thời gian: đêm, văng vẳng tiếng mõ
+ Không gian: buồng tối, chật hẹp, ẩm ướt, mạng nhện khói tỏa " bẩn thỉu, tầm thường >< lụa bạch, mực thơm Ò cao đẹp, trong sáng
+ Con người
Người tù cổ đeo gông , chân vướng xiềngÒ mất tự do nhưng đang ung dung đậm tô nét chữ ( sáng tạo cái đẹp )
Quản ngục, thầy thơ lại giai cấp thống trị tự doÒ khúm núm, run run tiếp nhận trân trọng cái đẹp
Ò cái đẹp hóa giải cái ác, đánh thức thiên lương
* Lời khuyên
+ Thái độ Huấn Cao: mềm mỏng, chân thành, chân trọng tấm lòng Ò khuyên giữ tâmÒ tư tưởng thẩm mĩ về cái đẹp, tài
+ Thái độ Quản Ngục, Thơ Lại: chắp tay vái, nước mắt , xin lĩnh ýÒ hiểu ra Ò cao cả lớn laoÒtình yêu cái đẹp
4. Nghệ thuật: Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, đặc sắc; sử dụng thành công nghệ thuật tương phản, đối lập; xây dựng nhân vật; ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.
5.Ý nghĩa văn bản: Tác phẩm khắng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người; đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.
Bài 3. Đoạn trích: Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ)- Vũ Trọng Phụng
I. Nắm một số nét chính về tác giả Vũ Trọng Phụng và tác phẩm Số đỏ, đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
II. Đọc hiểu văn bản
1. Giải thích ý nghĩa nhan đề đoạn trích:Chứa đựng mâu thuẫn trào phúng, hàm chứa tiếng cười chua chát, vừa kích thích trí tò mò của độc giả vừa phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn. Niềm vui chung của tang gia: Cái chết kia làm cho nhiều người sung sướng lắm
2. Hiểu rõ mâu thuẫn hài hước, chua chát, xót xa:Tác giả dựng lên một bức tranh méo mó, nhếch nhác và hài hước của một xã hội thực dân thu nhỏ với tất cả sự đồi bại, xuống dốc của đạo lý và nhân cách con người, đó là lời tố cáo của tác giả đối với xã hội âu hoá rởm.
3. Chân dung biếm hoạ các nhân vật; cảnh đám tang: Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch. Nó nói lên tất cả sự lố lăng, vô đạo đức của cái xã hội thượng lưu trước Cách mạng tháng Tám 1945.
4. Nghệ thuật đoạn trích:Tạo tình huống trào phúng cơ bản rồi mở rộng ra thành những tình huống khác; phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong một con người, sự việc, sự vật; thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa… được sử dụng một cách linh hoạt; miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, nói trúng nét riêng của từng nhân vật.
5. Ý nghĩa văn bản:Đoạn trích: “Hạnh phúc của một tang gia” là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thuộng lưu thành thi trước Cách mạng tháng tám
Bài 4. Truyện ngắn Chí Phèo (Trích) của Nam Cao
I. Nắm một số nét chính về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hình tượng nhân vật Chí Phèo:
* Lai lịch:
- Từ nhỏ:Một người đi thả ống lươn nhặt được Chí Phèo “trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không”, sau đó chuyền tay cho người lang nuôi.
àSố phận bất hạnh.
- Lớn lên làm canh điền cho Bá Kiến.
- Có ước mơ đẹp, bình dị: “có gia đình nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải...”
- Bị bà ba gọi lên xoa bóp … Chí thấy nhục.
àChí vốn là là người nông dân hiền lành, lương thiện có ý thức về nhân phẩm.
* Sự tha hóa của Chí: Bá Kiến ghen đã đẩy Chí Phèo đi ở tù. Sau 7, 8 năm đi ở tù về Chí hoàn toàn thay đổi:
- Nhân hình: Cái đầu thì cạo trọc lốc, răng cạo trắng hớn, mắt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm, mặc quần nái đen với cái áo tây vàng, ngực phanh đầy những nét chạm trổ ....
à Hình dạng thay đổi dữ tợn, gớm ghiếc như tên lưu manh.
- Nhân tính:
+ Mở miệng ra là chửi.
+ Chí triền miên trong cơn say, mất hết ý thức về thời gian.
+ Hắn chỉ biết rạch mặt ăn vạ.
à Khao khát được giao tiếp với mọi người, với xã hội.
=>Thay đổi cả về nhân hình lẫn nhân tính: biến thành thằng lưu manh, “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.
* Cuộcgặp gỡ với Thị Nở:
+ Tình yêu thương chăm sóc chân thành của thị đã đánh thức tình người trong Chí...
- Lòng mơ hồ buồn.
- Lần đầu tiên cảm nhận những âm thanh của cuộc sống: tiếng chim hót, tiếng cười nói của người đi chợ, tiếng mái chèo đuổi cá.
- Hắn nhớ rằng mình đã có ước mơ bình dị
+ Thấy mình già mà vẫn còn cô độc.
+ Hắn thèm lương thiện, thèm làm hòa với mọi người.
àCuộc gặp gỡ khơi dậy một quá khứ xa xôi với ước mơ bình dị. Chí nhìn lại cuộc đời mình và cảm nhận được sự tồn tại của mình ở trên đời.
* Khi nhận bát cháo hành trên tay thị Nở.
+ Chí thấy mắt mình ươn ướt
+ Cảm nhận vị ngon của cháo hành.
àLòng yêu thương và tình người đã khơi dậy bản chất lương thiện của Chí. Chí hoàn toàn thức tỉnh bởi hắn tin:
- Thị Nở sẽ mở đường cho hắn.
- Thị Nở là cầu nối cho hắn với mọi người
àChiều sâu tấm lòng nhân đạo của Nam Cao.
* Bi kịch bị cự tuyệt làm người của Chí Phèo:
- Muốn trở thành người lương thiện, muốn làm hòa với nhiều người, bị thị Nở từ chối...
- Bà cô Thị Nở không đồng ý, Chí Chí tìm đến Bá Kiến trả thù “tao muốn làm người lương thiện …..biết không?”
- Chí rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, bị dồn đến đường cùng...
- Trong cơn phẫn uất, tuyệt vọng, chí giết bá Kiến rồi tự sát...
à Cái chết của Chí cho thấy niềm khao khát cháy bỏng được sống lương thiện của Chí và có sức tố cáo mãnh liệt xã hội thuộc địa phong kiến; Chí Phèo sinh ra là người nhưng không được làm người – quan niệm hiện thực sâu sắc của Nam Cao.
2. Giá trị của tác phẩm:
* Giá trị hiện thực: Phản ánh tình trạng một bộ phận nông dân bị tha hóa, mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa các thế lực ác bá ở địa phương.
* Giá trị nhân đạo:
+ Cảm thương sâu sắc trước cảnh người nông dân cố cùng bị lăng nhục.
+ Phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay khi tưởng như họ bị biến thành thú dữ.
+ Niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.
3. Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa sống động, có cá tính độc đáo và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo; kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, lô gích; cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính; ngôn ngữ sống động vừa điêu luyện lại gần gũi tự nhiên; giọng điệu đan xen biến hóa, trần thuật linh hoạt.
4. Ý nghĩa văn bản:Chí Phèo tố cáo mạnh mẽ thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi cả nhân hình và nhân tính của người nông dân lương thiện đồng thời nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng như họ đã bị biến thành quỷ dữ
Lưu ý: - Kể từ khi trở về làng Vũ Đại, Chí Phèo đến nhà bá Kiến mấy lần, lược thuật từng lần và nêu nhận xét...; kết thúc truyện...
- Diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo kể từ khi gặp thị Nở đến lúc tự sát ( bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người ) Chí Phèo - bi kịch của người sinh ra là người nhưng không được làm người.
II. Phần tiếng Việt:
Bài 1: Thực hành về Thành ngữ và điển cố:
I. Đọc hiểu văn bản
1. Thành ngữ: là những cụm từ cố định, được hình thành trong lịch sử và tồn tại dưới dạng sẵn có, được sử dụng nguyên khối, có ý nghĩa biểu đạt và chức năng sử dụng tương đương với từ, nhưng có giá trị hình tượng và biểu cảm rõ rệt, mang lại cho lời nói những sắc thái thú vị. Tiêu biểu ở tiếng Việt là các thành ngữ so sánh.(ví dụ: “nhanh như sóc”), thành ngữ đối (ví dụ: “chân ướt chân ráo”), thành ngữ thường (ví dụ: “nói vã bọt mép”).
2. Điển cố: là những sự vật, sự việc trong sách vở đời trước, hoặc trong đời sống văn hóa dân gian, được dẫn gợi trong văn chương, sách vở đời sau nhằm thể hiện những nội dung tương ứng. Về hình thức, điển cố không có hình thức cố định mà có thể được biểu hiện bằng từ, ngữ hoặc câu, nhưng về ý nghĩa thì điển cố có đặc điểm hàm súc, ý vị, có giá trị tạo hình tượng và biểu cảm.
II. Nhận diện trong đoạn văn bản hoặc văn bản
1. Nhận diện thành ngữ và điển cố trong lời nói.
2. Cảm nhận, phân tích giá trị biểu hiện và giá trị nghệ thuật của thành ngữ, điển cố trong lời nói, câu văn.
3. Biết sử dụng thành ngữ và điển cố thông dụng khi cần thiết sao cho phù hợp với ngữ cảnh và đạt được hiểu quả giao tiếp cao.
Bài 2: Phong cách ngôn ngữ báo chí
I. Đọc hiểu văn bản
1. Hiểu biết sơ bộ về một số loại báo chí: phân biệt theo phương tiện (báo viết, báo hình, báo nói, báo điện tử) theo định kì xuất bản (nhật báo, tuần báo, nguyệt báo, niên báo,…) theo lĩnh vực (báo Văn nghệ, Khoa học và đời sống, Pháp luật, Giáo dục và thời đại,…)…
2. Ngôn ngữ báo chí: ngôn ngữ được dùng trong các thể loại chủ yếu của báo chí (bản tin, phóng sự, phỏng vấn, quảng cáo, tiểu phẩm,…), với chức năng cơ bản là thông báo tin tức thời sự và dư luận xã hội theo một chính kiến nhất định.
3. Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí: tính thời sự cập nhật, tính thông tin ngắn gọn và tính sinh động hấp dẫn.
4. Đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ: từ ngữ đa dạng, không hạn chế ở lĩnh vực nào, mà tùy thuộc thể loại và nội dung bài báo; câu văn có kết cấu đa dạng, thường ngắn gọn; sử dụng thường xuyên các biện pháp tu từ để tăng sức hấp dẫn, nhất là ở các tít báo.
II. Nhận diện được một số văn bản, đoạn văn bản:
1. Nhận diện một số thể loại báo chí chủ yếu (bản tin, phóng sự, phỏng vấn, quảng cáo, tiểu phẩm) và các loại báo khác nhau về phương tiện, định kì, lĩnh vực, đối tượng.
2. Nhận biết và phân tích những biểu hiện về ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí, phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác.
3. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ báo chí về từ ngữ, câu văn, biện pháp tu từ.
Bài 3:Ôn lại một số phép tu từ, một số hình thức nghệ thuật như: so sánh; ẩn dụ; hoán dụ; nhân hóa; điệp từ; câu; cấu trúc; liệt kê… ( lưu ý tác dụng của các biện pháp tu từ nghệ thuật trong văn bản)
III. Phần Làm văn:
Bài 1:Thao tác lập luận phân tích
I. Đọc hiểu văn bản
1. Thao tác phân tích và mục tiêu của phân tích:
Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố để đi sâu xem xét một cách kĩ càng nội dung cũng như mối quan hệ bên trong, bên ngoài của chúng.
2. Yêu cầu và một số cách phân tích trong văn nghị luận:
Phân tích dựa trên quan hệ nội bộ trong bản thân đối tượng. Thao tác lập luận phân tích luôn đi kèm, kết hợp với thao tác tổng hợp thì mới đánh giá được vấn đề nghị luận.
II. Nhận diện được thao tác phân tích trong đoạn văn bản, văn bản
1. Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách phân tích trong các văn bản.
2. Viết các đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước.
3. Viết bài văn phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học.
Bài 2:Thao tác lập luận so sánh
I. Đọc hiểu văn bản
1. Mục đích và tác dụng của thao tác lập luận so sánh:
Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác
2. Yêu cầu về một số cách so sánh:
So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, sinh động và có sức thuyết phục
II. Nhận diện được thao tác so sánh trong đoạn văn bản, văn bản
1. Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách so sánh trong các văn bản.
2. Viết các đoạn văn so sánh phát triển một ý cho trước.
3. Viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội hoặc văn học có sử dụng thao tác chính là so sánh.
MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý:
- Ôn lại các phương thức biểu đạt; các thao tác lập luận
- Nắm vững cách viết đoạn văn; cách làm bài văn nghị luận văn học
1. Yêu cầu của bài văn nghị luận văn học:
a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về văn học; phân tích được giá trị nghệ thuật; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường
b.Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về tác phẩm – đoạn trích của tác giả; học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu được những ý cơ bản mà đề bài yêu cầu
2. Cách viết bài văn nghị luận văn học:
*Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn, sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn về tác giả, tác phẩm, nội dung vấn đề cần nghị luận.
*Thân bài:
òTriển khai các luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, lô gích ... thể hiện nghệ thuật và nội dung cơ bản của các vấn đề cần nghị luận
ò Những nét đặc sắc nghệ thuật
*Kết bài: Khẳng định giá trị tác phẩm và vị trí tác giả trong nền văn học Việt Nam.
3. Cách viết đoạn văn:
* Về hình thức: đề bài yêu cầu viết đoạn văn thì học sinh cần trình bày trong một đoạn văn (không được ngắt xuống dòng )
* Về nội dung : Dù dài hay ngắn thì đoạn văn cũng phải đầy đủ các ý chính.
Cụ thể :
+ Câu mở đoạn: có tác dụng dẫn dắt, giới thiệu vấn đề.
+ Các câu thân đoạn: triển khai ý cho câu chủ đề
+ Câu kết đoạn: nêu ý nghĩa, rút ra bài học, hoặc cảm xúc, quan điểm cá nhân về vấn đề đang bàn luận.
B. CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀ THỜI LƯỢNG
1. Thời gian làm bài: 90 phút
2. Đề thi gồm 2 phần:
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc – hiểu một đoạn văn bản hoặc đoạn thơ trong hoặc ngoài SGK. Có 3 (hoặc 4) câu hỏi ở các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
Phần II. Làm văn (7.0 điểm )
Viết bài văn nghị luận văn học
C. ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn Ngữ văn – Khối 11
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
Phần I: Đọc hiểu( 3.0 điểm )
Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu:
Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
(Trích Hai đứa trẻ - Thạch Lam, SGK Ngữ văn lớp 11 tập một, NXB Giáo dục, trang 95 )
1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )
2. Từ gọi trong câu văn có tác dụng gì? Tìm và chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ miêu tả cảnh chiều buông ? (0,5 điểm )
3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )
4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)
Phần II: Làm văn (7.0 điểm )
Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
No comments:
Post a Comment