Monday, May 21, 2018

BỘ SƯU TẬP ĐỀ THI MINH HỌA MÔN NGỮ VĂN TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA 2018 (CÓ ĐÁP ÁN

BỘ SƯU TẬP ĐỀ THI MINH HỌA
MÔN NGỮ VĂN TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA 2018
(CÓ ĐÁP ÁN)

Đề: Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nghệ sĩ Phùng (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô (Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài – Nguyễn Huy Tưởng, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa hiện thực đời sống và nghệ thuật.

GỢI Ý
Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
- Là nhà văn khao khát đi tìm hạt ngọc ấn giấu trong tâm hồn con người, là người mở đường tinh hoa nhất, không chấp nhận tác phẩm văn học minh họa.
- Sau 1975, Nguyễn Minh Châu đi vài các đề tài ở góc độ thế sự, đời tư, các vấn đề của cá nhân. 
- Từ thập niên 1980 ông thiên về cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. Tâm điểm khám phá nghệ thuật của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn tìm kiếm hạnh phúc và hòan thiện nhân cách. 
2. Phân tích nhân vật nghệ sĩ Phùng
- Phùng là người yêu nghề, sống có trách nhiệm, là nghệ sĩ có tài năng
- Phùng là nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp qua phát hiện bức tranh đầy thơ mộng.
- Phùng thể hiện cái nhìn nhà văn về cuộc sống qua phát hiện nghịch lí về cuộc đời:
* Từ hai phát hiện quan trọng của nghệ sĩ Phùng chúng ta có thể rút ra bài học sau về cách nhìn con người và cuộc sống:
+ Cuộc sống luôn đa chiều và phức tạp hơn vẻ ngoài của nó.
+ Nghệ thuật xét đến tận cùng là vì con người, càng cần thái độ và cái tâm của người nghệ sĩ. Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng bắt đầu từ cuộc sống và phục vụ cho cuộc sống.
*Đánh giá về nhân vật
+ Cuộc sống của những nghịch lí mà con người buộc phải chấp nhận, sống chung với nó. Nên nhìn cuộc sống ở đa chiều.
+ Cần có khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp nghệ thuật. Nhưng phải tiếp cận đời sống, đi sâu vào cuộc đời
+ Muốn con người thoát ra khỏi cảnh đau khổ, tăm tối, man rợ cần có những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc của lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời thực tiễn. 
*Quan niệm nhà văn về mối quan hệ giữa đời sống và nghệ thuật
- Sáng tạo nghệ thuật là đi tìm cái đẹp đích thực: luôn muốn tìm dến cái đẹp hoàn thiện, hoàn mĩ. Cái đẹp trong bản thân nó đã bao hàm cái thiện. 
- Cuộc sống là vô tận và có muôn vàn bí ẩn, nhiều nghịch lí, nhiều bi kịch ẩn chứa sau vẻ đẹp hình thức mà người nghệ sĩ cần đi sâu khám phá.
- Nghệ thuật cần khám phá, miêu tả và thề hiện cuộc sống từ những chiều kích khác nhau. Thế giới nghệ thuật là thế giới hàm chứa trong nó các tầng khác nhau của hiện thực
- Cái đẹp, nghệ thuật đích thực không bao giờ tách rời cuộc sống của con người; người nghệ sĩ chân chính phải cất lên tiếng nói vì con người, đặc biệt là những kiếp người cùng khổ.
* Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật  
- Ngôi kể: trần thuật ngôi thứ nhất, người kể là nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng xưng tôi kể về mình, về câu chuyện mình chứng kiến, nhằm tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, giàu sức thuyết phục tạo tính chân thật cho câu chuyện, thuận lợi cho việc biểu hiện những cảm xúc suy nghĩ của nhân vật. Nhân vật tôi là hóa thân cho tác giả, nhằm bộc lộ quan diểm nghệ thuật của mình.
- Tạo tình huống  bất ngờ, mang ý nghĩa khám phá phát hiện về đời sống, để làm bật lên tính cách nhân vật. Tình huống bên ngoài là sự gặp gỡ giữa Phùng và các thành viên trong gia đình. Tình huống bên trong là nhận thức của Đẩu và Phùng về nghịch lí cuộc đời. 
- Ngôn ngữ, giọng điệu: đa dạng, sinh động, luôn luôn biến hóa; đan xen lời nửa trực tiếp, giọng điệu lúc tự nhiên, lúc nghiêm trang, lúc hài hước dí dỏm, lúc giàu chất triết lí.
3. Liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài để thấy sự thống nhất và khác biệt trong quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa hiện thực đời sống và nghệ thuật.
* Giới thiệu về nhân vật Vũ Như Tô  và quan niệm nhà văn
- Là nghệ sĩ tài ba, có hoài bão, khao khát sáng tạo cái đẹp
- Vĩ quá say đắm sáng tạo nghệ thuật nên dẫn đến xa rời thực tế đời sống, càng sáng suốt trong nghệ thuật bao nhiêu thì càng mê muội trong toan tính đời thường
- Vũ Như Tô chỉ đứng trên lập trường nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường nhân dân, đứng trên lập trường cái đẹp mÀ không đứng trên lập trường của cái thiện.
- Khi mộng lớn không thành thì tâm trạng không thoát khỏi ảo vọng, không tin việc cao cả của mình là tội ác, không tin vinh quang của mình lại bị rẻ rúng nghi ngờ.
a.Thống nhất
- Cái đẹp phải gắn với cái thiện, cái đạo đức
- Văn học phải gắn bó với hiện thực cuộc sống, với nhân dân, lấy con người làm cốt lõi. Nếu không nó sẽ huyền ảo, xa vời, không còn giá trị.
- Trong sáng tạo người nghệ sĩ phải đam mê trong lao động, phải khát khao tìm kiếm cái đẹp lí tưởng, hiểu nó trên nhiều phương diện. Nghệ thuật chân chính phải luôn vì nhân sinh không chỉ bó hẹp nghệ thuật vị nghệ thuật.
- Cả 2 tác phẩm đều xây dựng nhân vật hết lòng đam mê nghệ thuật nhưng chưa thấy rõ sự đối lập nên dẫn đến kết cục đáng buồn: Phùng thấy được mặt trái sự việc và đã kịp thời sửa sai nhưng Vũ Như Tô phải lấy cái giá của nghệ thuật để đổi bằng chính mạng sống của mình.

b. Khác biệt
- Hai tác phẩm phản ánh hai thời kì khác nhau: thời phong kiến với sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516, 1517 dưới triều Lê Tương Dực; thời kì đổi mới đất nước những năm 1980.
- Nguyễn Minh Châu :
+ Từ tương phản giữa cái đẹp nghệ thuật và cuộc sống đầy rẫy ngang trái, nhà văn gợi mở những vấn đề mới vô cùng triết lí cho sáng tạo nghệ thuật, qua thể loại truyện ngắn
+ Đưa ra quan niệm văn học phải phản ánh đúng bản chất hiện thực, văn học phải vì con người, nhà văn phải có dũng khí, phải nhìn cuộc sống đa chiều trên tinh thần nhân đạo.
- Nguyễn Huy Tưởng :
+ Nhà văn có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử bằng thể loại kịch, để lại ấn tượng cho người đọc về mối quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật và đời sống.
+ Xem nghệ thuật phải trên lập trường và lợi ích nhân dân, thống nhất với cái thiện. Như vậy tác phẩm mới có giá trị và trường tồn.


ĐỀ THAM KHẢO THI THPT QUỐC GIA 2018
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề  


I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi  ngày.
Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức...
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012, tr 43 – 44)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, vì sao sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy?
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”.
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan niệm: “Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức...” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
       Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Theo đuổi ước mơ.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
                                                              “Làm sao được tan ra
                                                               Thành trăm con sóng nhỏ
                                                               Giữa biển lớn tình yêu
                                                               Để ngàn năm còn vỗ.”
(Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.156)
Từ đó liên hệ với đoạn thơ:
                                                       “Tôi muốn tắt nắng đi
                                                         Cho màu đừng nhạt mất
                                                          Tôi muốn buộc gió lại
                                                          Cho hương đừng bay đi...”
(Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.22)
để nhận xét vẻ đẹp giàu nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.

--------Hết--------
Học sinh không được sử dụng tài liệu, Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm

SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THAM KHẢO 
Môn thi: NGỮ VĂN    
 




Phần Câu Nội dung Điểm    
I PHẦN ĐỌC HIỂU 3,0    
  1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/ phương thức nghị luận. 0,5    
  2 Theo tác giả, sống một cuộc đời giống như vẽ một bức tranh vì: Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải  bạn. 0,75    
  3 Ý kiến “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn” có nghĩa: Con người nên có cách sống chủ động để biến ước mơ của mình thành hiện thực, không nên dựa dẫm, lệ thuộc vào người khác. 0,75    
  4 Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình nhưng phải thể hiện suy nghĩ chân thành, sâu sắc về quan niệm trên. 1,0    
II PHẦN LÀM VĂN 7,0    
  1 Trình bày suy nghĩ về vấn đề: Theo đuổi ước mơ. 2,0    
  a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận
Thí sinh trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành… 0,25    
  b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Việc theo đuổi ước mơ của mỗi người trong cuộc sống 0,25    
  c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Thí sinh lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận bằng nhiều cách, song cần đảm bảo
 Giải thích: 
- Ước mơ: Là khát vọng, là những điều tốt đẹp mà con người muốn đạt được, muốn hướng đến trong cuộc sống.
- Theo đuổi ước mơ: Là theo đuổi những khát vọng, những điều tốt đẹp.
Phân tích, chứng minh: 
- Theo đuổi ước mơ sẽ giúp con người có mục đích, nghị lực sống.
- Theo đuổi ước mơ sẽ giúp con người sống ý nghĩa hơn...
Bàn luận: 
- Ý kiến đúng, vì xuất phát từ thực tiễn để định hướng cách sống cho con người.
- Phê phán những người sống không có ước mơ hoặc theo đuổi ước mơ viển vông.
 Bài học nhận thức và hành động.
- Mỗi người sống cần có ước mơ và ước mơ đó phải chính đáng.
- Mỗi người cần biến ước mơ thành hiện thực. 1,0    
  d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt 0,25    
  e. Sáng tạo:
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0,25    
  2 Cảm nhận đoạn thơ    
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận; có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài 0,25    
  b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận đoạn thơ trong bài Sóng (Xuân Quỳnh), liên hệ với đoạn thơ trong Vội vàng (Xuân Diệu) để nhận xét vẻ đẹp giàu nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh. 0,5    
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng 3,5    
  * Cảm nhận đoạn thơ cuối bài Sóng:
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
- Cảm nhận đoạn thơ:
+ Về nội dung:
~ Khát vọng cháy bỏng muốn hóa thành trăm con sóng nhỏ, hòa nhập tình yêu cá nhân của mình vào tình yêu lớn của nhân loại, để trường tồn cùng thời gian (ngàn năm còn vỗ).
~ Quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh mới mẻ, giàu tính nhân văn: Yêu là hiến dâng.
+ Về nghệ thuật: Đoạn thơ sử dụng thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu, âm hưởng của những con sóng biển; sử dụng phép ẩn dụ…
* Liên hệ đoạn thơ trong bài Vội vàng:
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Xuân Diệu, tác phẩm, đoạn thơ
- Chỉ ra nét tương đồng: 
+ Đều thể hiện khát vọng cháy bỏng về tình yêu, cuộc đời sau khi nhận thấy sự trôi chảy của thời gian.
+ Thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu, ngôn ngữ giàu hình ảnh…
- Nét khác nhau:
+ Khổ thơ trong bài Vội vàng: Bộc lộ cảm xúc mãnh liệt với ước muốn có phần ngông cuồng, táo bạo, muốn chế ngự thiên nhiên, đoạt quyền tạo hóa để tận hưởng trọn vẹn hương sắc của sự sống; Thể hiện khát vọng cháy bỏng của cái tôi cá nhân thức tỉnh muốn khẳng định mình.
+ Bài thơ Sóng: Khao khát cháy bỏng của Xuân Quỳnh trong tình yêu, dâng hiến đến tận cùng.
* Nhận xét vẻ đẹp giàu nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh:
- Thơ Xuân Diệu thể hiện một cái tôi sôi nổi, mãnh liệt, “tha thiết, rạo rực, băn khoăn” đầy nam tính.
- Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường. Trong bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh thể hiện quan niệm về tình yêu mới mẻ, đậm chất nhân văn sâu sắc: Muốn được tan hòa cái riêng vào cái chung để tình yêu trở thành bất tử. 1,5










1,25












0,75




   
  d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp 0,25    
  e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận 0,5  


--------Hết--------
ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Xưa nay từ đứa trẻ con đến cụ già, từ nam đến nữ, không ai thích bị chê là hèn nhát và ai cũng thích được khen là gan dạ, quả cảm. Nhưng tinh thần quả cảm là thế nào, biểu hiện ra ngoài như thế nào? Nhiều người, nhất là trong nam nữ thanh niên - lứa tuổi rất muốn “thể hiện mình” để được người khác chú ý, thán phục - còn hiểu khác nhau về khái niệm này do vậy mà thể hiện rất khác nhau, có khi là một trời một vực.
Có thanh niên hiểu quả cảm là dám chơi trội nên đua xe bạt mạng trên đường, ngang nhiên móc thuốc ra hút ngay dưới biển cấm hút thuốc lá, nói mỗi câu mỗi chửi thề, ăn mặc lố lăng, dị hợm, ra đường hoặc khoe “của”, khoe “chiến tích” trên mạng... Lầm rồi, đó là ngỗ ngược.
Có thanh niên hiểu quả cảm là thể hiện được ta mạnh hơn người nên không ngần ngại “ăn thua” với người yếu hơn mình dù đó là phụ nữ, trẻ em, người già. Lầm rồi, đó là hèn nhát.
Có thanh niên hiểu quả cảm là “dọc ngang nào biết trên đầu có ai” nên hành động liều lĩnh, hung hãn, bất chấp sinh mạng của người khác. Lầm rồi, đó là lưu manh.
Những thanh niên kể trên khi thấy người gặp nạn cần được cứu giúp, lúc cộng đồng gặp bất bình cần người ra tay can thiệp, khi đất nước lâm nguy cần người cầm súng thì hiếm khi dám “thể hiện” mình mà thường... lủi trốn…”
                                            ( Nguồn http://tuoitre.vn - Tiến sĩ Hồ Thiện Hùng)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ  của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2.  Nêu nội dung chính của văn bản .(0,5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng phép điệp được sử dụng trong văn bản?(1.0 điểm)
Câu 3. Qua văn bản anh (chị) rút ra bài học gì cho bản thân?(1.0 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa lòng quả cảm của tuổi trẻ được gợi ở phần Đọc hiểu. 
Câu 2. (5,0 điểm) Cho đoạn văn sau:
“…Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.
Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà...”.
                 (Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục, 2008)
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhận vật Tràng trong đoạn trích trên. Liên hệ với tâm trạng nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng sau khi gặp Thị Nở (Truyện Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục 2008) để bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.
-----------HẾT----------










HƯỚNG DẪN CHẤM


Phần Câu/Ý Nội dung Điểm    
I Đọc hiểu 3.0    
1 - Phong cách ngôn ngữ của văn bản: chính luận
- Nội dung chính của văn bản: bàn về tinh thần quả cảm 0.5
   
2 - Nội dung chính của văn bản: bàn về tinh thần quả cảm 0,5    
3 Chỉ ra và nêu tác dụng phép điệp được sử dụng trong văn bản
- Phép điệp cấu trúc: Có thanh niên hiểu quả cảm là …Lầm rồi, đó là… 
- Tác dụng: Nhấn mạnh những cách hiểu sai lầm của thanh niên về biểu hiện và ý nghĩa của quả cảm trong cuộc sống, chỉ ra hiện tượng xấu từ cách hiểu sai lầm đó. 0.5


0.5    
4 Học sinh có thể trình bày và lí giải thông điệp tâm đắc nhất theo ý riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là vài gợi ý:
    - Tuổi trẻ phải có lòng quả cảm
    - Phải biết đấu tranh chống lại những hành vi ngỗ ngược, lưu manh, thái độ hèn nhát, vô trách nhiệm…. 1.0



   
II Làm văn    
1 Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) bày tỏ suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa lòng quả cảm của tuổi trẻ được gợi ở phần Đọc hiểu. 2.0    
  a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
 ( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: ý nghĩa lòng quả cảm của tuổi trẻ 0.25




0.25
   
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:
c.1. Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy ý bác bỏ về cách hiểu sai về quả cảm thể hiện trong phần Đọc hiểu ) để nêu vấn đề cần nghị luận.
c.2. Các câu phát triển đoạn:
    - Giải thích "Quả cảm": là quả quyết và dũng cảm, dám đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống mà con người gặp phải; 
    -Bàn luận, phân tích, chứng minh về ý nghĩa lòng quả cảm:
  + Người quả cảm là người dám thực hiện một hành vi ít người dám làm. Hành vi đó phải hợp đạo lý và pháp luật, phải đem lại lợi ích cho cộng đồng dù khi làm như vậy, mình phải hi sinh ít nhiều quyền lợi cá nhân;
+Lòng quả cảm có ý nghĩa quan trọng: 
 ++ Quả cảm giúp con người chế ngự nỗi sợ hãi của bản thân, sống mạnh mẽ, bản lĩnh, tự tin.
 ++ Khi có lòng quả cảm, con người sẽ chủ động đối diện với thử thách và luôn tìm được cách để chiến thắng hoàn cảnh, từ đó đạt đến thành công.
 ++ Khi có lòng quả cảm, con người sẽ vươn đến những điều lớn lao, tốt đẹp, thực hiện được ước mơ và khát vọng của bản thân,có những đóng góp tích cực cho xã hội.
          ++Liên hệ những câu chuyện về lòng quả cảm của tuổi trẻ trong nhà trường và ngoài xã hội trong các mặt học tập, rèn luyện, công tác nhân đạo,...; 
          ++ Phê phán một bộ phận giới trẻ có biểu hiện lệch lạc, ngông cuồng…để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. 1.00    
           c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: khẳng định vai trò ý nghĩa quan trọng của lòng quả cảm trong cuộc sống mỗi cá nhân và trong các hoạt động xã hội.    
  d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,25    
  e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) 0,25    
2 Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhận vật Tràng trong đoạn trích . Liên hệ với tâm trạng nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng sau khi gặp Thị Nở (Truyện Chí Phèo, Nam Cao) để bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn. 5,0    
  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi 
            Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.                (0,25)    
  2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tâm trạng của nhận vật Tràng. Bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.           
(0,25)
   
  3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
3.1.Mở bài: 
– Giới thiệu Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt.
– Nêu vấn đề cần nghị luận 
3.2.Thân bài: 
a. Khái quát về tác phẩm, đoạn trích: 
b. Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích: 
* Về nội dung:
- Sung sướng, hạnh phúc, hãnh diện.
- Có sự thay đổi trong suy nghĩ: 
+ Yêu thương, gắn bó với gia đình.
+ Thấy có trách nhiệm phải lo lắng cho vợ con.
- Niềm tin vào tương lai tươi sáng. 
* Về nghệ thuật: 
- Đặt nhân vật vào tình huống độc đáo để nhân vật bộc lộ phẩm chất, tính cách
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, đậm chất nông thôn và có sự gia công sáng tạo của nhà văn.
       - Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh sinh động với nhiều chi tiết đặc sắc.
.
c. Liên hệ với tâm trạng nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng sau khi gặp Thị Nở (Truyện Chí Phèo, Nam Cao) để bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.(1.0đ)
- Khái quát diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở: Lần đầu tiên hắn tỉnh rượu, tỉnh ngộ để nhận thức về cuộc đời mình trong quá khứ, hiện tại, tương lai; khao khát được trở lại làm người lương thiện…
- Bình luận về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn:
+ Qua diễn biến tâm trạng của Chí Phèo, Nam Cao thể hiện niềm thương cảm trước bi kịch con người, tin tưởng vào sự thức tỉnh lương tâm của người nông dân trước cách mạng;
+Trong đoạn trích Vợ nhặt, cùng tả tâm trạng nhân vật vào buổi sáng, Kim Lân đã phát hiện ta sự thay đổi và trưởng  thành trong nhận thức, tình cảm và hành động của nhân vật Tràng từ lúc “nhặt”được vợ. Qua đó, tác giả có cái nhìn trân trọng, ca ngợi người nông dân dù trong hoàn cảnh hết sức bi đát vẫn có ý thức xây dựng hạnh phúc gia đình.
- So sánh::
     +Giống nhau: Cả hai nhà văn dù ở 2 thời kì cách mạng khác nhau nhưng đều gặp ở tư tưởng nhân đạo: khám phá sức sống, khát vọng hạnh phúc, nâng niu trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của tâm hồn con người.
     +Khác nhau: Tuy nhiên số phận mỗi nhân vật lại hoàn toàn khác nhau. Nhân vật Chí Phèo tuy thức tỉnh để khao khát hoàn lương như cuối cùng rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Nhân vật Tràng cuối cùng đã được đổi đời, tìm thấy hạnh phúc đích thực của cuộc đời…
 - Đánh giá: Đó là tư tưởng nhân đạo mới mẻ, sâu sắc; góp phần nâng cao giá trị nội dung của văn xuôi hiện đại Việt Nam, hướng người đọc có tình cảm yêu thương, tin tưởng vào sức mạnh của con người trên con đường đi tìm hạnh phúc…
c. Kết bài: 
   Kết luận về nội dung, nghệ thuật thể hiện nhân vật Tràng qua đoạn trích. Cảm nghĩa của bản thân về tư tưởng nhân đạo của 2 nhà văn. (4.00)    
  4. Sáng tạo                                                    
            Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. ( 0,25)    
  5. Chính tả, dùng từ, đặt câu                         
            Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) ( 0,25)  

  
ĐỀ KHẢO SÁT ÔN TẬP 
Môn: Ngữ văn    

Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi có 02 trang)  
Phần Đọc hiểu (3,0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Khách mù màu bật khóc khi lần đầu nhìn màu của mùa thu
Cả khu rừng thay lá vào mùa thu là khung cảnh tuyệt đẹp song du khách mắc chứng mù màu khó có thể thưởng thức. Do đó, ngày 1/11, Sở phát triển Du lịch của bang Tennessee, Mỹ quyết định đặt các ống ngắm đặc biệt tại ba điểm quan sát phổ biến nhất, cho phép du khách dễ dàng tận hưởng sự rực rỡ của khu rừng, Fox News đưa tin. Những chiếc kính này giúp cho du khách giảm bớt sự thiếu hụt màu đỏ và xanh, dễ dàng ngắm toàn cảnh đẹp.
Nhiều du khách tỏ ra thích thú khi được quan sát cảnh đẹp qua ống kính. Jim Nichols là du khách bị mù màu nặng. Khi được tận hưởng cảnh đẹp qua lăng kính đặc biệt, anh đã quay một video và đăng tải lên Facebook, khen ngợi công nghệ này hoạt động tốt. Anh nói: "Tôi chỉ ước rằng có thể nhìn cảnh này suốt cả cuộc đời. Tôi rất vui sướng khi ngắm được cảnh sắc ở đây. Nó giống như điều tôi tưởng tượng, sự khác biệt giữa mặt đất và thiên đường". Một du khách bị mù màu khác cho biết, cuối cùng ông cũng hiểu được vẻ đẹp thực sự của cảnh lá chuyển màu. "Bây giờ, tôi thực sự biết tại sao mọi người ở các bang khác đi chặng đường dài tới đây ngắm cảnh". Nhiều du khách mù màu khác đã bật khóc khi lần đầu được nhìn thấy những màu sắc như người bình thường.
Theo trang web của Sở, ba địa điểm kính được lắp đặt là khu bờ sông, lưu vực Big South Fork, gần Oneida, Ober Gatlinburg ở Gatlinburg và xa lộ Interbound 26 về phía Erwin, hạt Unicoi. Kevin Triplett, ủy viên Sở phát triển Du lịch của bang cho biết: "Đỏ, cam và vàng vào mùa thu là yếu tố quan trọng khi mọi người nghĩ về Tennessee và khiến họ ghé thăm. Nhưng có tới hơn 13 triệu người trên khắp cả nước sẽ không thể tự mình đánh giá được vẻ đẹp này".
(Theo Khách mù màu bật khóc khi lần đầu nhìn màu của mùa thu, Vnexpress, 5/11/2017)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được dùng trong văn bản trên.
Câu 2. Khi lần đầu được nhìn thấy những màu sắc như người bình thường, nhiều du khách có phản ứng như thế nào ?
Câu 3. Anh/chị có đánh giá gì về việc làm của Sở phát triển Du lịch của bang Tennessee, Mỹ trong văn bản trên ?
Câu 4. Theo anh/chị, có thể học được điều gì về cách ứng xử với những người không may gặp khiếm khuyết trên cơ thể từ văn bản trên ?
Phần Làm văn
Câu 1 (2 điểm)
 Khi hiện tượng sống ảo, sống vội đang khiến dư luận lo ngại thì hình ảnh nhiều người lớn tuổi bật khóc khi lần đầu nhìn màu của mùa thu trong văn bản trên gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì ? 
(Trình bày trong một đoạn văn khoảng 200 chữ).
Câu 2 (5 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về niềm khao khát muốn đi chơi của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài). Từ đó, liên hệ với niềm mong đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện của chị em Liên, An (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) và nhận xét quan niệm của mỗi nhà văn về cuộc sống có ý nghĩa.
 
..................Hết.....................
Gợi ý
Phần Đọc hiểu (3,0 điểm):
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ báo chí. (0,5 điểm)
Câu 2. Khi lần đầu được nhìn thấy những màu sắc như người bình thường, nhiều du khách tỏ ra thích thú, xúc động, thậm chí nhiều người đã bật khóc. (0,5 điểm)
Câu 3. Việc làm của Sở phát triển Du lịch của bang Tennessee, Mỹ thật sự có ý nghĩa nhân văn tốt đẹp: thúc đẩy ngành công nghiệp du lịch, tạo điều kiện cho những người bị mắc bệnh mù màu có cơ hội thưởng thức vẻ đẹp của cuộc sống; cổ vũ cho sự ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật để nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người. (1,0 điểm).
Câu 4. Có thể trình bày ý kiến khác nhau, song cần thể hiện thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa, tôn trọng con người. Ví dụ: tôn trọng những người không may gặp khiếm khuyết trên cơ thể, tạo điều kiện để họ sống, sinh hoạt, lao động như những người bình thường khác, đối xử bình đẳng và nhân ái với những người yếu thế, không may mắn... 
Phần Làm văn
Câu 1 (2 điểm)
1. Yêu cầu về hình thức (0,25 điểm)
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận.
- Vận dụng các thao tác lập luận và hiểu biết xã hội để bày tỏ ý kiến cá nhân về vấn đề nghị luận.
2. Yêu cầu về nội dung
Có thể triển khai một số ý sau:
- Hình ảnh những người khuyết tật đã lớn tuổi bật khóc khi nhìn thấy màu sắc chân thực của thế giới tự nhiên diễn tả nỗi xúc động chân thành, sự gắn bó của con người với thiên nhiên và cuộc sống.
- Con người cần sống gắn bó, hài hòa với thiên nhiên, với đời sống thực để cảm nhận, trải nghiệm những cảm xúc chân thành, sâu sắc.
- Cần biết tránh xa lối sống thờ ơ, vô cảm; đóng kín, bó hẹp; tránh sống ảo
- Cần biết hòa hợp cuộc sống riêng và chung, biết trân trọng và bảo vệ thiên nhiên.
Câu 2 (5 điểm)
1. Yêu cầu về hình thức (0,5 điểm)
- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Kết hợp hài hòa lí lẽ với dẫn chứng. 
- Có những sáng tạo trong diễn đạt.
2. Yêu cầu về nội dung (4,5 điểm).
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. (0,5 điểm)
2. Cảm nhận về niềm khao khát muốn đi chơi của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (2,25 điểm)
- Giới thiệu sơ lược về đặc điểm con người và số phận đau khổ của Mị trong nhà Pá Tra.
- Vài nét về bối cảnh nhân văn của thiên nhiên và cuộc sống, sinh hoạt ở Hồng Ngài trong mùa xuân.
- Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị: nhẩm thầm bài hát - uống rượu và say - sống dậy những ngày quá khứ tươi đẹp và thức tỉnh tình cảnh thê thảm ở thực tại - muốn chết và muốn đi chơi.
- Niềm khao khát được đi chơi là biểu hiện cho sức sống, khao khát tự do, ý thức làm người bấy lâu bị tê liệt nay đã hồi sinh ở Mị.
3. Liên hệ với niềm mong đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện của chị em Liên, An (1,0 điểm)
- Hai chị em Liên An từng có những ngày tuổi thơ tươi đẹp ở Hà Nội, nay vì gia cảnh sa sút mà phải sống buồn lặng, tăm tối ở phố huyện nghèo. Mỗi ngày, hai chị em chỉ có một niềm vui duy nhất: ngắm nhìn chuyến tàu đêm từ Hà Nội qua phố huyện.
- Điểm giống nhau: Các nhân vật đều khao khát thoát khỏi thực tại buồn chán, tăm tối trói buộc sự sống; đều khao khát được đổi thay, được sống có ý nghĩa hơn.
- Điểm khác nhau:
+ Chị em Liên, An là những đứa trẻ, niềm mong ước đổi thay còn nhỏ bé, mơ hồ, mong manh.
+ Niềm khao khát được đi chơi ở Mị chuyển hóa thành những hành động cụ thể; dù không thành nhưng là bước đột phá trong sự vận động tâm lí nhân vật, tạo chuyển biến cho hành động trốn khỏi nhà Pá Tra ở đêm mùa đông năm sau.
4. Nhận xét quan niệm của mỗi nhà văn về cuộc sống có ý nghĩa. (0,5 điểm)
- Với Thạch Lam: Viết về đề tài thị dân nghèo, quan tâm đến mảnh đời nhỏ bé, thương xót cho những kiếp người vô danh nhất là những em bé nên ao ước cuộc sống tốt đẹp, tươi sáng hơn. Nhưng nhà văn lãng mạn - dù có cái nhìn gắn với thực tại đời sống - chưa tìm được lối thoát cho nhân vật.
- Với Tô Hoài: Viết về đề tài cuộc sống của người lao động trong xã hội cũ nhưng có cách nhìn, cách lí giải mới gắn với đổi thay trong tư tưởng của nhà văn, vì thế, cuộc sống có ý nghĩa là cuộc sống được tự do, được sống trong niềm vui sống của tuổi trẻ.
5. Đánh giá (0,25 điểm)
- Về nhân vật Mị
- Về giá trị nhân đạo của hai tác phẩm.



violet.vn

VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 CHỮ

.
VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 CHỮ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Ôn tập kiến thức viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
Biết vận dụng vào giải quyết các BT.
2. Kĩ năng:
-  Kĩ năng phát hiện đúng trọng tâm vấn đề trong đoạn văn.
- Kĩ năng phát hiện và sử dụng tốt các kiến thức về nghị luận tư tưởng đạo lí, hiện tượng xã hội để viết đoạn hoàn chỉnh.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực thuyết trình, năng lực phân tích, năng lực hợp tác.
B. PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN
- Vấn đáp, thuyết trình, thảo luân.
- SGK, đề cương, đề bài
  C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp
2. Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Khởi động
- Các nhóm báo cáo công việc chuẩn bị bài học về nhà cô đã giao
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Thầy
Trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập cách viết đoạn văn trong đề thi





Hs phát biểu những kiến thức về đoạn văn 200
I. CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN
1.1.Lí thuyết về đoạn văn
– Về nội dung:
+ Đoạn văn là một phần của văn bản, nó diễn đạt ý hoàn chỉnh ở một mức độ nào đó logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng.
+ Tuy nhiên, đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ cần bám sát yêu cầu của đề và dựa trên nội dung/ thông điệp ở phần đọc hiểu.
– Về hình thức: Đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh đó thể hiện ở những điểm sau: Một đoạn văn được bắt đầu từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.
– Cấu trúc một đoạn văn:
+ Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề:
++ Từ ngữ chủ đề : là các từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
++ Câu chủ đề: là câu nêu lên ý chính của toàn đoạn, mang nội dung khái quát, ý nghĩa ngắn gọn. Thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
+ Các câu trong đoạn:       
++ Có nhiệm vụ triển khai và làm rõ chủ đề của đoạn
++ Trình bày theo các phép diễn dịch, quy nạp, song hành…
1.2. Cách viết đoạn theo yêu cầu của đề
a. Xác định và đáp ứng các yêu cầu của đề
– Về nội dung: Đề bài có thể trích dẫn hoặc không trích dẫn câu văn trong phần đọc hiểu. Điều quan trọng là các em cần  hiểu yêu cầu của đề và xác định hướng đi đúng đắn.
+ Thứ nhất: Phải xác định được Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? (nội dung của đoạn văn).
Đây là yêu cầu quan trọng nhất, đòi hỏi người viết phải bày tỏ quan điểm cá nhân rõ ràng.
Cụ thể: Người viết hiểu vấn đề đó là gì (giải thích), tại sao lại nói như thế (phân tích).
+ Thứ hai: Cần phải có dẫn chứng thuyết phục bằng các ví dụ cụ thể trong đời sống.
+ Thứ ba: Phải đánh giá và nêu thái độ của người viết trước vấn đề đang bàn luận. Cần nêu ra những bài học nhận thức sau khi bàn luận. Từ đó, đề xuất những giải pháp thiết thực và khả thi cho bản thân mình và tất cả mọi người.
 Đối với dạng “đề nổi” , học sinh có thể dễ dàng nhận ra phạm vi nội dung và phương pháp lập luận. Đối với dạng đề chìm, học sinh phải tự mày mò hướng đi. Ví dụ  :
+ Viết 1 đoạn văn 200 chữ  về sự hi sinh thầm lặng của mẹ trong cuộc sống ngày hôm nay ( đề nổi) . Học sinh dễ dàng xác định phạm vi nội dung : Thế nào là sự hi sinh thầm lặng ? biểu hiện của sự hi sinh thầm lặng ? tác dụng ? phê phán những người con bất hiếu, bài học rút ra cho bản thân, …
+ Viết 1 đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý nghĩa câu chuyện được trích dẫn ở phần đọc hiểu :
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:
– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:
Cháu ơi,cảm ơn cháu!Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc- ghê- nhép)
Với đề bài này, học sinh cần hiểu ý nghĩa câu chuyện, xác định vấn đề nghị luận và thao tác lập luận chủ yếu. HS tự do bày tỏ cảm nhận của bản thân:
– Có thể HS trình bày về giá trị của  tình yêu thương, sự đồng cảm trong  cuộc sống.
– Có thể HS trình bày bài học về một thái độ, cách ứng xử, ý thức cho và nhận của con người trong cuộc sống
– Có thể HS trình bày lời chia sẻ với những số phận bất hạnh…
Hoặc đôi khi đề bài trích dẫn 1 câu văn trong đề đọc hiểu và yêu cầu học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ, ví dụ như đề thi minh họa của Bộ GD ( sẽ nói kĩ ở phần sau).
 – Về hình thức:
+ Thứ nhất  :Đề bài yêu cầu viết đoạn văn 200 chữ, học sinh cần trình bày trong 1 đoạn văn (không được ngắt xuống dòng), dung lượng an toàn  khoảng 2/3 tờ giấy thi ( khoảng trên dưới 20 dòng viết tay), có thể nhiều hơn 1 vài dòng cũng không bị trừ điểm. Đoạn văn cần diễn dạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
+ Thứ hai: Đoạn văn phải đảm bảo bố cục ba phần: Đặt vấn đề – Giải quyết vấn đề – Kết thúc vấn đề.
+ Thứ ba: Đoạn văn sử dụng các thao tác lập luận: Giải thích – Phân tích – Chứng minh – Bình luận – Bác bỏ – Bình luận mở rộng. Diễn đạt phải trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Tìm ý cho đoạn văn:
– Xác định sẽ viết những nội dung cụ thể gì (ý chính)?
– Ghi ra giấy nháp những ý chính của đoạn văn (theo hệ thống các thao tác lập luận).
– Việc tìm ý cho đoạn văn sẽ  giúp ta hình dung được những ý chính cần viết, tránh tình trạng viết lan man dài dòng, không trọng tâm.
c. Các bước viết đoạn văn hoàn chỉnh :
–  Sau khi tìm được những ý chính cho đoạn văn, chúng ta tiến hành viết câu mở đầu.
+ Câu mở đầu có nhiệm vụ dẫn dắt vấn đề.
+ Đối với đoạn văn trong đề đọc hiểu, nên dẫn dắt từ nội dung/ câu nói của văn bản được trích dẫn.
– Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách  khác nhau, nhưng cách đơn giản nhất là trình bày theo kiểu diễn dịch:
+ Tức là câu chủ đề nằm ở đầu đoạn (thường là lời bày tỏ ý kiến đánh giá, nhận xét câu nói/ vấn đề).
+ Các câu sau triển khai ý, làm rõ ý của câu mở đầu (ý kiến đánh giá, nhận xét câu nói/ vấn đề).
– Viết các câu nối tiếp câu mở đầu :
+ Dựa vào các ý chính vừa ghi trên giấy nháp, chúng ta tiến hành viết đoạn văn.
+ Các câu nối tiếp lần lượt sử dụng các thao tác lập luận: Giải thích – Phân tích – Chứng minh – Bình luận – Bác bỏ – Bình luận mở rộng.
+ Lưu ý cách diễn đạt và lỗi chính tả.
– Viết câu kết của đoạn văn :
+ Câu kết của đoạn có nhiệm vụ kết thúc vấn đề.
+ Dù đoạn văn dài hay ngắn thì câu kết cũng giữ vai trò quan trọng, để lại ấn tượng cho người đọc.
+  Câu kết có thể nêu cảm xúc cá nhân, mở rộng vấn đề (nêu bài học chung), hoặc tóm lược vấn đề vừa trình bày
– Lưu ý:
+ Cần trình bày quan điểm cá nhân nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
+ Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) .
ð                  Tóm lại:
– Để tìm được ý cho đoạn văn, cần xem xét vấn đề ở nhiều góc độ. Cách đơn giản nhất là thử đặt ra và trả lời các câu hỏi:
+ Nó (vấn đề) là gì? Nó (câu nói) như thế nào?
+ Tại sao lại như thế?
+ Điều đó đúng hay sai, hay vừa đúng vừa sai?
+ Nó được thể hiện như thế nào (trong văn học, trong cuộc sống)?
+ Điều đó có ý nghĩa gì đối với cuộc sống, với con người, bản thân…?
+ Cần phải làm gì để thực thi/hạn chế vấn đề/câu nói?
– Từ việc đặt ra và trả lời các câu hỏi trên, có thể hình dung một đoạn văn nghị luận cần được triển khai theo ba bước:
+ Thứ nhất: Giải thích.
++ Trước tiên, cần giải thích nghĩa cụ thể của các một số từ ngữ, khái niệm còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa.
++ Sau đó giải thích ý nghĩa cả câu nói.
+ Thứ hai: Phân tích và chứng minh.
++ Lí giải vấn đề, làm sáng tỏ vấn đề.
++ Dẫn ra các ví dụ về những con người và sự việc cụ thể trong đời sống, xã hội, lịch sử…
+ Thứ ba: Bình luận, đánh giá, mở rộng.
++ Khẳng định lại chân lí (bình luận, đánh giá).
++ Mở rộng và nâng cao vấn đề: Phê phán những hiện tượng đi ngược lại chân lí; Liên hệ bản thân để rút ra bài học.
Cấu trúc đoạn 200 chữ theo yêu cầu đề thi:
– Câu mở đoạn: Giới thiệu vấn đề (khoảng 2 – 4 dòng).
– Các câu phát triển đoạn: (12 – 16 dòng).
Vận dụng các thao tác:
+ Giải thích (Câu nói nêu lên vấn đề gì?)
+ Lí giải (Vì sao lại nói như thế?)
+ Dẫn chứng (Họ đã làm thế nào?)
+ Bình luận (Vấn đề đúng hay sai hay vừa đúng vừa sai?)
+ Bác bỏ (Hiện tượng trái ngược cần phê phán là gì?)
– Câu kết đoạn: Rút ra bài học. (Bản thân và mọi người cần phải làm gì?) (2 – 4 dòng)
– Trong đoạn văn nghị luận xã hội, bên cạnh việc cắt nghĩa, lí giải, đánh giá vấn đề là điều cần thiết thì khâu chứng minh cũng rất quan trọng. Để đoạn văn nghị luận xã hội hấp dẫn, sinh động, cần có hệ thống dẫn chứng thích hợp.
* Lưu ý:
- Đó phải là những dẫn chứng lấy ra từ đời sống thực tế, càng xác thực, càng cụ thể càng có sức thuyết phục cao.
- Hạn chế lấy dẫn chứng từ tác phẩm văn học.
- Khi đưa dẫn chứng vào, không kể lan man mà nên thuật lại một cách ngắn gọn, nhấn mạnh vào khía cạnh ứng dụng của dẫn chứng đối với vấn đề đang chứng minh. Đưa dẫn chứng phải kèm theo thái độ, quan điểm đánh giá rõ ràng.
- Khi liên hệ thực tế để rút ra bài học: cần bày tỏ thái độ chân thành, nghiêm túc, tránh cách nói sáo mòn, gượng ép, giả tạo, “công thức”.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh ôn tập 2 dạng viết đoạn văn trong đề thi





Hs phát biểu những kiến thức về 2 dạng đoạn văn 200
II. HAI LOẠI ĐOẠN VĂN THƯỜNG GẶP
2.1. Dạng 1: Bàn luận về một tư tưởng, đạo lí
– Đề bài thường trích một câu trong đọc hiểu để yêu cầu thí sinh bày tỏ ý kiến, bàn luận. Cũng có những đề bài không trích dẫn văn bản mà trực tiếp nên vấn đề cần nghị luận.
Để nắm vững phần này, các em nên ÔN TẬP THEO CHỦ ĐỀ. Các vấn đề từ câu nói thường yêu cầu bàn luận như:
+ Nhận thức: lí tưởng, khát vọng, niềm đam mê, mục đích sống…
+ Phẩm chất: lòng yêu nước, tính trung thực, lòng dũng cảm, sự khiêm tốn, sự tự học, lòng ham hiểu biết, sự cầu thị…
+ Quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình anh em…
+ Quan hệ xã hội: tình bạn, tình thầy trò, tình đồng bào…
+ Cách ứng xử của mọi người trong cuộc sống: lòng nhân ái, thái độ hòa nhã, sự vị tha…
+ Các tư tưởng lệch lạc, tiêu cực: ích kỉ, thực dụng, dối trá, hèn nhát…
a. Cấu trúc chung của đoạn văn:
* Mở đoạn: (khoảng 2 dòng)
- Dẫn dắt vào vấn đề
- Trích dẫn câu nói.
* Thân đoạn
Bước 1: Giải thích ý nghĩa câu nói/ vấn đề
Yêu cầu:
+ Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý  hoặc chưa rõ nghĩa.
+ Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh ẩn ý trước rồi mới khái quát ý nghĩa của cả câu nói.
+ Nên dựa vào nôi dung  phần Đọc hiểu để giải thích ý nghĩa, tránh suy diễn tùy tiện. Bởi vì có những câu nói khi đứng độc lập thì nó có ý nghĩa khác so với nghĩa trong văn cảnh
Nếu đề bài không trích dẫn câu nói thì chỉ cần giải thích ngắn gọn khái niệm/ vấn đề cần bàn luận.
Bước 2: Bình luận, nêu quan điểm của cá nhân (thấy đúng, sai hay cả đúng cả sai). Lý giải quan điểm đó (Vì sao đúng? Vì sao sai?)
Yêu cầu:
+ Phân tách các vế của câu nói để xem xét cặn kẽ, thấu đáo.
+ Khi bàn luận, cần có căn cứ khách quan.
 Bước 3: Minh chứng bằng các dẫn chứng, ví dụ cụ thể (Biểu hiện như thế nào?)
Yêu cầu:
+ Dẫn chứng phải tiêu biểu, hợp lí, phục vụ cho việc bàn luận.
+ Nên kết hợp dẫn chứng lịch sử – hiện tại, trong nước – ngoài nước, người nổi tiếng – người bình thường… sao cho phong phú và có sức thuyết phục.
+ Có 4 cách nêu dẫn chứng:
++ Cách 1: nêu số liệu (Ví dụ: số liệu về người mắc ung thư do thực phẩm bẩn).
++ Cách 2: nêu hiện tượng hiển nhiên, không thể chối cãi (Ví dụ: thủng tầng ô-zôn khiến bầu khí quyển bị ảnh hưởng)
++ Cách 3: nêu tấm gương điển hình, nổi tiếng (Ví dụ: Walt Disney, Bill Gate…)
++ Cách 4: nêu lời nói của một người nổi tiếng (Ví dụ: Nhà văn Mark Twain từng nói: “Không có gì buồn hơn tiếng thở dài của người còn trẻ mà đã bi quan).
 Bước 4: Luận bàn mở rộng vấn đề: Phê phán điểm hạn chế, phân tích mặt tích cực.
 Bước 5: Áp dụng tư tưởng đạo lí vào trong thực tế: Nêu bài học nhận thức và hành động (Cần phải làm gì?)
Yêu cầu:
+ Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng, đạo lí mà đề bài yêu cầu bàn luận.
+ Bài học cần chân thành, giản dị, hướng tới tuổi trẻ, không sáo rỗng, hình thức.
+ Nên rút ra hai bài học, một bài học về nhận thức, một bài học về hành động.
* Kết đoạn
Đưa ra một thông điệp hay một lời khuyên cho mọi người.
Lưu ý : Có những dạng “đề nổi” , xác định rõ phạm vi nội dung bài viết. Các em cần xác định rõ đâu là luận điểm chính, đâu là luận điểm phụ , không phải tất cả các bước đều triển khai dung lượng như nhau.
Ví dụ : Bàn về vai trò của lòng khoan dung…
Với đề bài này, sau khi giải thích khái niệm, biểu hiện, các em cần làm rõ vai trò của lòng khoan dung trong cuộc sống. Đây là luận điểm chính, then chốt của bài viết.
VÍ DỤ MINH HỌA
Đề thi minh họa năm 2017 của Bộ giáo dục:
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về câu nói: “Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em”.
Gợi ý:
– Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề
(Thầy hiệu trưởng … đã có câu nói: “Leo lên … các em.”)
– Phát triển đoạn:
+ Giải thích câu nói: (Câu nói khẳng định điều gì?)
(“Leo lên đỉnh núi cao” có thể hiểu là sự chinh phục những thử thách, chiếm lĩnh những tầm cao của con người chúng ta. Còn “nhìn ngắm thế giới” là sự quan sát, phát hiện sự lớn lao cũng như tận hưởng những vẻ đẹp của thế giới, của cuộc sống xung quanh. “Thế giới nhận ra các em” nghĩa là sự ghi nhận của mọi người. Câu nói của thầy hiệu trưởng đã khẳng định thái độ đúng đắn của con người khi vươn tới tầm cao, đạt được mục đích lớn lao: không phải để khẳng định thành tích mà là phải xem đó là cơ hội để trải nghiệm, nhìn ngắm thế giới ở tầm cao hơn, rộng hơn, khái quát hơn .)
+ Bàn luận: Phân tích, lí giải, chứng minh ý nghĩa câu nói:
Vì sao ta phải “Leo lên đỉnh núi cao”?
Chinh phục những đỉnh cao trong cuộc sống – dù không dễ dàng – nhưng là khát vọng cao cả, là cách thể hiện bản thân, thể hiện bản lĩnh mỗi người. Khi lên tới đỉnh cao, ta sẽ nhìn lại được khả năng của chính mình, có thêm nhiều kinh nghiệm mới.
Vì sao “Leo lên đỉnh núi cao” là ta có thể “ngắm nhìn thế giới”?
Mỗi hành trình vươn đến đỉnh cao đều chứa đựng những bí ẩn thú vị, mà đi đến tận cùng, người ta mới thấu hiểu. Ở tầm cao, người ta sẽ ngắm nhìn thế giới rộng hơn, khái quát hơn và chính xác hơn.
Cuộc sống không ngừng vận động, nên muốn tiến bộ, phát triển, phải nhìn ngắm thế giới hằng ngày. Đây là cái đích của sự chinh phục những đỉnh cao trong cuộc đời.
Vì sao “Leo lên đỉnh núi cao” là “không phải để thế giới nhận ra” mình?
Nếu coi việc chinh phục đỉnh cao là để được mọi người ghi nhận là cái đích tối cao, con người dễ bằng lòng, thỏa mãn với những gì mình có mà không còn ý thức vươn lên nữa.
Ai đã làm được điều đó – xem việc chinh phục đỉnh cao là để “nhìn ngắm thế giới”?
Rất nhiều những nhà khoa học, những nhà kinh tế mà mục tiêu của họ đặt ra để phấn đấu đạt được chứ hoàn toàn không phải để người khác nhìn thấy vai trò, tài năng của họ. Như nhà bác học Ê – đi – xơn, mục tiêu của ông là thắp sáng lên cho cả thế giới. Ông đặt ra mục tiêu này để theo đuổi, cống hiến hết mình cho những điều cao đẹp của cuộc đời chứ không nhằm khẳng định tên tuổi.
Cần phải phê phán những hiện tượng nào?
Thật đáng chê trách những người không biết đặt ra những “đỉnh cao”, những mục tiêu cho bản thân mình. Những con người ấy sống cuộc sống như vô nghĩa, không chút cầu tiến, không chút tương lai. Cũng thật đáng phê phán những ai xem việc chinh phục đỉnh cao chỉ nhằm để khẳng định mình trước thiên hạ mà không vì mục tiêu chung cho mọi người.
– Kết đoạn: Bài học với bản thân.
(Câu nói của thầy hiệu trưởng đã cho tôi một bài học vô cùng sâu sắc. Bản thân tôi phải đặt ra mục tiêu cho chính mình và tôi cũng nghĩ rằng, chỉ có bản thân mình mới có thể hiểu được giá trị của những mục tiêu đó. Tôi không cần người khác đánh giá mà chỉ cần tôi hiểu được giá trị của chính mình – những điều tôi đang theo đuổi. Tất cả những điều đó cho tôi và cho tất cả chúng ta một cuộc sống tuyệt vời.)
 2.2. Dạng 2: Bàn luận về một hiện tượng đời sống
a. Phân loại :
– Các hiện tượng tích cực trong đời sống: tương thân tương ái, tự học thành tài…
– Các hiện tượng tiêu cực trong đời sống: ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, tai nạn giao thông, gian lân trong thi cử…
– Các hiện tượng hai mặt: đam mê thần tượng, du học rồi ở lại nước ngoài, mạng xã hội…
b. Dàn ý chung:
– Mở đoạn:
+ Dẫn dắt vào hiện tượng.
+ Nêu thái độ đánh giá về hiện tượng.
– Thân đoạn: 
+ Bước 1: Nêu rõ thực trạng, các biểu hiện cụ thể của hiện tượng trong đời sống (Nó như thế nào?)
+ Bước 2: Nêu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên (Nguyên nhân khách quan và chủ quan; Nguyên nhân sâu xa và trực tiếp).
+ Bước 3: Nêu thái độ đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, kết quả – hậu quả, biểu dương – phê phán.
+ Bước 4: Biện pháp khắc phục hậu quả hoặc phát huy kết quả. (Cần phải làm gì?)
+ Bước 5: Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động cho mình.
– Kết đoạn:
Đưa ra thông điệp hay lời khuyên cho tất cả mọi người.
VÍ DỤ MINH HỌA
Nhiều chuyên gia cho rằng sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng xã hội đang làm lo ngại về sự bùng phát của “đại dịch ái kỉ” (bệnh tự yêu mình) mà việc tự chụp ảnh và đếm “like” cho những thông tin của mình trên những trang mạng xã hội chỉ là một biểu hiện.
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về hiện tượng được nêu trong ý kiến trên.
Gợi ý:
– Mở đoạn:
Sử dụng mạng xã hội là một nhu cầu không thể thiếu trong thời đại công nghệ nhưng sự bùng phát của “đại dịch ích kỉ” do nó mang lại cũng là vấn đề được dư luận đặt ra.
– Thân đoạn:
+ Giải thích, thực trạng:
++Khái niệm “ái kỉ” : là chỉ căn bệnh tự yêu bản thân mình. Đó được xem là một dạng rối loạn nhân cách khi một người có biểu hiện tự cao, ảo tưởng, thiếu đồng cảm với người khác.
++ Cùng với sự phát triển của internet là hàng loạt các trang mạng xã hội ra đời như twitter, zalo, vaber, facebook… kéo theo trào lưu sống ảo, đăng các thông tin, dòng trạng thái hay ảnh cá nhân để “khoe” với cộng đồng mạng.
+ Nguyên nhân:
++Chứng bệnh này là nguyên nhân của lối sống xa hoa, chú trọng hình ảnh, danh tiếng. Nó là một trong những biểu hiện của lối sống “tôi là trung tâm”.
++ Nó cũng xuất phát từ việc người sử dụng mạng xã hội chưa có những nhận thức đúng đắn, dẫn đến tình trạng lạm dụng.
++ Ngoài ra, do cha mẹ ít có thời gian quan tâm, để ý đến con cái nên không quản lí được thời gian sử dụng mạng xã hội của con cái.
+ Hậu quả:
++ Hiện tượng này để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như làm hình thành một thế hệ trẻ tự yêu mình, ít hòa nhập với xã hội.
++ Người nghiện điện thoại hoặc các trang mạng xã hội thường có lối sống, thái độ thiếu đồng cảm với mọi người: thay vì giao tiếp cá nhân, họ chỉ chú ý vào màn hình điện thoại để sống với thế giới ảo của mình.
++ Hơn nữa, hiện tượng này dẫn đến tình trạng con người thiếu khả năng kiểm soát những ham muốn của bản thân nên có những hành động bất thường chỉ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân mình: ăn mặc như nhân vật mình tưởng tượng, mua sắm vật dụng cá nhân đắt tiền để chạy theo phong trào, dễ sa ngã…
++ Thậm chí, đây cũng là một tâm lí dẫn đến tỉ lệ tử vong cao.
+ Giải pháp và bài học:
++ Mỗi cá nhân cần ý thức được ranh giới giữa thế giới ảo và thực để biết cân bằng cuộc sống.
++ Gia đình, nhà trường và xã hội cần có những biện pháp hỗ trợ giúp đỡ, định hướng cho các thành viên trong cộng đồng, nhất là giới trẻ để mỗi cá nhân có cuộc sống thật lành mạnh, hài hòa với xã hội.
– Kết đoạn:
Đây là hiện tượng tiêu cực do mạng xã hội gây ra nên cần ngay lập thức chấn chỉnh, thay đổi để mỗi cá nhân có cuộc sống cân bằng, lành mạnh.
Đặc biệt lưu ý : Trên đây chỉ là dàn ý chung cho đoạn văn bàn về hiện tượng đời sống. Tùy vào từng đề thi cụ thể, các em cần linh hoạt khi làm bài. Có những đề thi không nhất thiết phải triển khai đầy đủ các bước, có thể nhấn mạnh vấn đề đang bàn luận.
Ví dụ : Đề bài yêu cầu anh/ chị hãy bình luận về nguyên nhân và giải pháp để khắc phục hiện tượng trên. Thì chúng ta cần làm rõ nguyên nhân và đề xuất được những giải pháp đúng đắn, thuyết phục người đọc. Những luận điểm phụ chỉ là tiền đề để triển khai luận điểm chính. Tránh viết chung chung, dàn trải.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh ôn tập luyện đề cụ thể





Hs lập đề cương theo gợi ý trong phần lý thuyết, kết hợp kiến thức về tác phẩm để hoàn thiện đề cương chi tiết ề đoạn văn
PHẦN LUYỆN TẬP THỰC HÀNH
Đề 1 : Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói được nêu trong văn bản ở phần Đọc – hiểu: Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian của văn hóa và phát triển.” Viết đoạn văn 200 chữ.
GỢI Ý
– Mở đoạn:
Trong cuộc sống bộn bề của công việc, ai ai cũng cần phải có nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn.
– Phát triển đoạn:
+ Giải thích:
. Thời gian rảnh rỗi là khoảng thời gian không dành cho học tập và công việc.
. Người xưa có câu “Nhàn cư vi bất thiện”, nghĩa là nhàn rỗi rất vô bổ, có thể dẫn đến những việc làm có hại.
. Nhưng xét về mặt tích cực, nhàn rỗi với những hình thức thư giãn lại thể hiện chính nền văn hóa và sự phát triển của đất nước đó.
. Câu nói khuyên chúng ta nên đưa ra những lựa chọn văn hóa để thời gian nhàn rỗi không trở nên vô nghĩa.
+ Lí giải, chứng minh, phê phán hiện tượng trái với ý nghĩa câu nói:
. Lí giải:
.. Thời gian cuối tuần và những khi rảnh rỗi họ có thật nhiều sự lựa chọn khác nhau: có thể ngồi nhâm nhi chút cà phê và đọc sách, đánh cờ, đi bộ thư giãn ở công viên, thăm vườn bách thú đến bảo tàng nhà hát hay các câu lạc bộ. Xã hội nào càng phát triển thì những hình thức thư giãn kể trên ngày càng nhiều.
.. Những thú vui của chúng ta khi rảnh rỗi thể hiện chính văn hóa của bản thân. Có những người tiêu tốn thời gian của mình vào những việc vô bổ như nghiện game online,, nghiện Facebook.
. Chứng minh:
Trong một khảo sát của trang web Global WebIndex vào tháng 10/2014, Việt Nam đứng thứ 10 trong top 10 nước nghiện Facebook nhất thế giới.
. Bác bỏ:
Những thứ đó không những không giúp ta phát triển mà nó còn đưa ta vào con đường của những sai lầm của mù quáng không thể bứt ra được, và nó còn làm nền văn hóa của đất nước tụt hậu với sự kìm hãm của các tệ nạn xã hội.
. Mở rộng:
Ngược lại nếu con người ta có thói quen đọc sách, vui chơi khám phá, hòa mình vào chăm sóc thiên nhiên, thì tâm hồn con người ta trở nên nhẹ nhàng thanh thoát; có thời gian bên gia đình, chăm sóc gia đình sẽ gắn kết tình cảm các thành viên hình thành nên một tổ ấm, một tế bào tốt của xã hội.
– Kết đoạn:
Tất cả những thói quen nhàn rỗi đó sẽ góp phần xây dựng, khẳng định một xã hội văn minh, văn hóa.


Đề 2 :
Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói được nêu trong văn bản ở phần Đọc – hiểu: Một đứa trẻ không phải là chiếc lọ hoa để đổ cho đầy nước mà là ngọn lửa cần được thắp sáng
GỢI Ý
– Mở đoạn:
Liên quan đến sự phát triển của xã hội từ sự giáo dục con người, rất nhiều vấn đề hiện nay cần được quan tâm. Trong đó, việc giáo dục trẻ em làm sao đúng cách là một vấn đề quan trọng. Ý kiến Một đứa trẻ không phải là chiếc lọ hoa để đổ cho đầy nước mà là ngọn lửa cần được thắp sáng khiến ta phải trăn trở.
– Phát triển đoạn:
+ Giải thích:
Câu nói bàn về cách giáo dục trẻ em:
 . Khi coi trẻ em là chiếc lọ hoa, người lớn sẽ chỉ tìm cách đổ đầy nước vào trong đó và làm theo những điều họ cho là phải.
. Khi coi trẻ em là ngọn lửa, người dạy sẽ nhóm và truyền lửa cho các em, có nghĩa là để cách em được thể hiện bản thân mình, được trải nghiệm để trưởng thành.
. Vì vậy, câu nói là lời khuyên mọi người trong gia đình, nhà trường và xã hội cần phải có cách giáo dục trẻ em đúng cách để các em có được điều kiện tự phát triển.
+ Lí giải, chứng minh, phê phán hiện tượng trái với ý nghĩa câu nói:
. Lí giải:
.. Giáo dục trẻ em là việc làm không thể thiếu của xã hội. Công đồng, xã hội chỉ phát triển khi có sự giáo dục ở mọi nơi: gia đình, nhà trường và xã hội.
. Nhưng người lớn thường cho mình quyền năng dạy trẻ em theo quan điểm cá nhân của mình. Nhiều trường hợp rơi vào cực đoan, sự giáo dục mang tính cưỡng ép. Trẻ em bị gò theo khuôn.
. Giáo dục xét đến cùng phải giúp cho người được giáo dục có khả năng tự giáo dục. Vì thế, người dạy chỉ nên giúp cho trẻ em phương pháp để tự khám phá thế giới, cuộc sống xung quanh mình.
. Mỗi con người đều có một cá tính riêng. Vì thế không thể có sự giáo dục rập khuôn, ép tất cả phải như nhau. Cần phải coi trọng sự nhân văn của giáo dục.
. Chứng minh:
 . Bác bỏ:
 Thật đáng lên án những ai giáo dục trẻ em bằng cách “nhồi nhét”, “vào khuôn”.
– Kết đoạn:
 Cần dạy cho trẻ đúng cách, không để trẻ em bị áp đặt hay ỷ lại.
Truyền cảm hứng cho trẻ tự khám phá.


Đề 3 : Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: “Cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên.” (Trích châm ngôn của Lão Tử)
GỢI Ý
* Giải thích:
– Nghĩa đen: con đường dù dài đến đâu thì cũng có bước chân đầu tiên và nếu bạn đủ quyết tâm, bạn sẽ đi hết con đường…
– Nghĩa bóng: dù làm bất cứ việc gì cũng có giai đoạn khởi đầu từ những cái đơn giản.
=> Câu nói này nêu lên một đạo lí đơn giản, một con đường chỉ có thể từng bước từng bước đi tới mới có thể đến đích. Khó khăn có to lớn hơn đi chăng nữa, chỉ cần cẩn thận làm từng chút một đều có thể giải quyết ổn thỏa.
* Phân tích, bàn luận:
– Đường có gần nhưng không đi thì sẽ không đến đích. Việc dù nhỏ nếu không làm thì cũng không thành (dẫn chứng minh hoạ)
– Tất cả mọi việc khi bắt đầu cũng có những khó khăn nhất định, đó là thử thách mà ta cần phải vượt qua. (dẫn chứng minh hoạ)
– Đừng chờ đợi mọi thứ hoàn hảo rồi mới bắt đầu mà cần biết nỗ lực tích lũy kinh nghiệm từ cả thất bại và thành công trong cuộc sống để đặt nền móng cho thành công sau này. (dẫn chứng minh hoạ)
* Bài học và liên hệ bản thân:
+ Có rất nhiều đạo lý ở đời mà ai ai cũng biết, nhưng cũng có những bài học lớn chỉ được rút ra từ những va vấp nhỏ nhặt trong đời sống thường ngày, có nhỏ mới thành lớn, phải biết gom góp để từ đó có thể thu được thành công thật sự.
+ Liên hệ bản thân.


Đề 4 : Euripides đã từng tâm niệm :
 “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”. Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
GỢI Ý
1. Giải thích nhận định:
– Gia đình là tập hợp những người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Gia đình thường gồm có : vợ chồng, cha mẹ, con cái…
– Chốn nương thân là nơi ở nhờ để tìm sự che chở.
– Tai ương: điều không may mắn, mang lại nhiều đau khổ, tổn thất lớn cho con người.
=> Ý kiến trên đề cao vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối với cuộc sống của mỗi con người.
2. Luận bàn về ý kiến :
– Đây là một ý kiến đúng vì đã nhìn thấy vai trò của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.
– Gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không có bất cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có vật chất hay tinh thần nào thay thế nổi.
– Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, che chở cho ta khôn lớn, là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ, đùm bọc, cưu mang, nâng đỡ, giúp ta vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.
– Mỗi con người khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành đều có sự ảnh hưởng giáo dục từ truyền thống gia đình, là nền tảng để con người vươn lên trong cuộc sống.
– Tuy nhiên, câu nói trên chưa hoàn toàn chính xác. Bởi trong thực tế cuộc sống có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự che chở, đùm bọc, giáo dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành người có ích cho xã hội.
– Phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng trong gia đình.
3. Bài học nhận thức và hành động
– Câu nói trên đã đặt ra vấn đề cho mỗi con người và xã hội cần phải nhận thức được tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi người và sự phát triển của xã hội.
– Mọi người cần có trách nhiệm bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó, mọi thành viên trong gia đình phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở lẫn nhau.
* Hoạt động 3+ 4: Luyện tập+vận dụng
- HS lập đề cương luyện đề tích hợp đọc hiểu và viết đoạn 200 chữ
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
- Khai thác các đoạn văn trên sách, báo và tập tìm vấn đề để luyện viết.
3. Củng cố, dặn dò
 - Chuẩn bị bài: Chuyên đề 3. Hệ thống hóa kiến thức làm văn nghị luận văn học
- Hs thống kê theo mẫu giáo viên đã cung cấp
……………………………