Phần đọc hiểu:
A)Đọc
văn bản sau và trả lời câu hỏi
Sao đã cũ
Trăng thì già
Nhưng tất cả đều trẻ lại
Để con bắt đầu gọi ba!
Con bắt đầu biết thương yêu
Như ba bắt đầu gian khổ
Đêm sinh con hoa quỳnh nở
Một bông trắng xóa hương bay...
Hôm nay con bắt đầu gọi ba
Người con nhận diện, yêu thương đầu tiên sau
mẹ
Tiếng gọi thiêng liêng trào nước mắt
Đây bàn tay ba rắn chắc
Cho ba ẵm, ba thơm
Thịt xương, hòn máu của ba đây có mùi của mẹ
Ba nhìn sao cũ
Ba nhìn trăng già
Bầu trời hiện thêm một ngôi sao mới
Ngôi sao biết gọi: Ba! Ba!
(Đặng Việt Ca)
Câu 1. Bài thơ bật ra từ âm thanh nào trong cuộc sống đời thường?
Câu 2. Hãy đặt nhan đề cho bài thơ.
Câu 3. Nêu đại ý của bài thơ.
Câu 4. Chỉ ra hai hình ảnh ẩn dụ ấn tượng trong bài thơ
PHẦN LÀM VĂN
Câu 1: Suy nghĩ của
em về tháo độ học tập qua loa, đối phó, không học thật sự của học sinh hiện
nay.
Câu 2: Cảm nhận về bài thơ “Cảm xúc mùa thu” – Đổ Phủ
*************************************************************
ĐÁP
ÁN
PHẦN
ĐỌC – HIỂU
1. Âm thanh tiếng gọi ba của em
bé.
2. Nhan đề: ngôi sao của ba; con là ngôi sao
3. Niềm hạnh phúc dâng tràn của
người cha khi đứa con cất tiếng gọi ba.
4. Biện pháp ẩn dụ
+ sao cũ, trăng già: chỉ người cha và người mẹ
+ Sao mới: chỉ đứa con
PHẦN
LÀM VĂN:
Câu
1: suy nghĩ của em về tháo độ học tập qua loa, đối phó, không học thật sự của
học sinh hiện nay.
a. MB: giới thiệu chung
b. TB
-
Học qua loa: học không đầu không
đuôi, không đến nới đến chốn, cái gì cũng biết một ít nhưng ko có kiến thức cơ
bản, hệ thống sâu sắc.
-
Học cốt để khoe bằng cấp nhưng thực chất đầu óc thì trống rỗng, chỉ quen
“nghe lóm, học mót, nói dựa ăn theo”người khác, không dám bày tỏ chính kiến
chủa mình về các vấn đề liên quan đến chuyên môn.
-
Học đối phó là học cốt chỉ để cho thầy cô không quở trách, mẹ cha không
rầy la, chỉ lo việc giải quyết trước mắt như thi cử, kiểm tra không bị điểm
kém.
-
Học đối phó thì kiến thức sẽ nông cạn, hời hợt, nếu duy trì cách học nay
lâu dài sẽ làm cho con người chây lười, kiến thức mai một, trí truệ không linh
hoạt.
-
Tác hại của cách học này:
+ đối với xã hội: những kẻ học đối phó sẽ trở thành
gánh nặng lâu dài cho xã hội về nhiều mặt như kinh tế, tư tưởng, đạo đức, lối
sống.
+ Đối với bản thân: không có sự húng thú trong học tập
dẫn đến hiệu quả học tập càng thấp.
-
Bài học nhận thức và hành động
c. Kết bài : Đánh giá chung.
Câu
2:
a. MB: Giới thiệu khái quát về
tác giả, tác phẩm
b. TB
-
Cảnh thu:
+ Rừng phong bao phủ bởi sương móc trắng xóa
+ Núi Vu , kẽm Vu, chìm ngập trong màn sương lạnh, hiu
hắt
+ Lòng sông sóng vọt lê tận bầu trời
+ Cửa ải mây sà xuống mặt đất âm u
è Cảnh thu tiêu điều, xơ
xác,nhuốm màu tâm trạng của nhà thơ.
-
Tình thu:
+ Khóm cúc tuôn dòng lệ: dòng lệ của hiện tại cũng là
của quá khứà tạo nê ý niệm về thời gian:
đã 2 năm xa quê, nhìn khóm cúc nở hoa như tuôn dòng lệ, đây là dòng lệ của nhà
thơ, dòng lệ nhớ quê hương tha thiết.
+ Con thuyền cô đơn: Phương tiện để tác giả về quêà ẩn dụ cho cuộc đời lênh đênh trôi nổi của nhà thơ
+ Con thuyền buộc chặt mối tình nhà: buộc tấm lòng nhớ
quê hương của tác giả mãi ở đây, nỗi nhớ thắt chặt, buộc chặt trong trái tim
nhà thơ.
-
Âm thanh: Tiếng chày đập áo : thôi thúc nỗi nhớ quê hương cồn cào trong
lòng nhà thơ.
-
Nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình, ý tại ngôn ngoại, ngôn ngữ cô đọng, hàm
súcà thành công cho bài thơ
c. Kết bài: đánh giá chung.
*******************************************************************************
Tuần
21
Ngày soạn:
Tiết: 69 – 72 Ngày
dạy:
LUYỆN GIẢI ĐỀ 12
PHẦN
ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và
hỏi bác sĩ về “bệnh vô cảm”, chắc chắn bạn sẽ không nhận được câu trả lời. Bởi
đó là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải đơn thuần trên giường bệnh.
“Bệnh vô cảm” là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái độ sống thờ ơ, lãnh
đạm trước những gì diễn ra xung quanh mình. Đáng sợ hơn là nó diễn ra ngay cả
trước những đau khổ, mất mát của con người. Một ngày, bạn không còn biết yêu
thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động
lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa… thì ắt hẳn, bạn đang có
những “triệu chứng” của căn bệnh vô cảm đáng sợ kia. Nó không làm con người ta
đau đớn hay chết đi về thể xác nhưng lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong
sự lạnh lẽo. Và phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong
cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như
lời Nooc-man Ku-sin đã khẳng định?
(Theo Bài tập Ngữ văn 12, tập Hai, tr.75, NXBGDVN-2011)
1. Xác định phương thức biểu đạt
và đặt nhan đề cho văn bản?
2. Theo tác giả, những “triệu
chứng” của thói vô cảm là gì?
3. Tại sao tác giả lại cho rằng
vô cảm là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội
chứ không phải đơn thuần trên giường bệnh?
4. Theo anh/chị
mỗi người cần phải làm những gì để tâm hồn không tàn lụi ngay khi còn sống?
(Trình bày trong khoảng 5-7 câu)
PHẦN LÀM VĂN
Câu 1: Thương
đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân
Thơ Nguyễn Việt Chiến
Từ văn bản trên, anh/ chị hãy viết đoạn văn về trách
nhiệm của
thanh niên trước tình hình biển đảo hiện nay
Câu 2: Phân tích đoạn
thơ đầu trong bài Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu.
...............................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN:
PHẦN ĐỌC HIỂU
1.ptbđ: nghị luận;
nhan đề: Bệnh vô cảm
2. “Bệnh vô cảm” là tình trạng chai sạn của
tâm hồn, là thái độ sống thờ ơ, lãnh đạm trước những gì diễn ra xung quanh
mình. Đáng sợ hơn là nó diễn ra ngay cả trước những đau khổ, mất mát của con
người. Một ngày, bạn không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét, không
cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau khổ, không có khát
vọng sống ý nghĩa… thì ắt hẳn, bạn đang có những “triệu chứng” của căn bệnh vô
cảm đáng sợ kia. Nó không làm con người ta đau đớn hay chết đi về thể xác nhưng
lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo.
3.Vì: Đây là một căn
bệnh đang tồn tại phổ biến trong con người của xã hội hiện nay, nó không tránh
ở một ngành nghề nào bởi vì nó tồn tại trong từng con người trong xã hội hiện
đại và như chính tác giả đúc kết “Và phải
chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát
lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”
4.Chúng ta cần : Trau
dồi nhân cách đạo đức từng ngày, sống biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ mọi
người, thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện để bồi đắp tâm hồn.Quan
trọng hơn chúng ta đầu tiên là phải biết yêu thương mọi người trong gia đình
sau đó ta mới có thể yêu thương đồng loại.
Phần làm văn
Câu
1:
a. Mb:
b. Thân bài:
+ Trước tình hình an nguy tới vận mệnh quốc gia,
chủ quyền dân tộc; đồng hành với dân tộc Việt Nam ; thế hệ trẻ chúng ta cần
nâng cao ý thức trách nhiệm đối với đất nước bằng những việc làm thiết thực.
+ Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, trước hết
thanh niên và thanh niên học sinh nói riêng phải xác định phải giữ biển đảo
bằng tri thức về chủ quyền biển đảo.
+ Chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về
ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biển đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha
ta đã đổ xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý
liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…
tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề
biển đông .
+ Thanh niên cần hưởng hứng và tích cực tham
gia các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên
internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng
thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm
chủ quyền biển đảo Việt Nam.
+ Thanh niên là hậu phương chỗ dựa tình cảm vững
chắc đối với các lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến
các lính Hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để
trông giữ biển đảo.
+ Điều
quan trọng , thanh niên cần không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam
mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu
nước và đoàn kết để tạo nên sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo.
+ Bên cạnh
đó, mỗi người chúng ta cần sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào
công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể. Biển đảo
Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được
cha ông truyền lại.
+ Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn
vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn”các Vua Hùng đã có công
dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.
Câu
2:
a. MB:
b. Thân bài: Hình
tượng nhân vật khách
- “Khách” : Sự
phân thân của chính tác giả
- “Khách” đang du ngoạn trên sông Bạch Đằng:
+ Thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên.
+Bồi bổ kiến thức vể cảnh trí của đất nước.
+Tìm về với lịch sử dân tộc.“Học Tử Trường”
- “Khách” có tâm hồn:
+ Tâm hồn phóng khoáng thanh cao,
+ có “Tráng chí bốn phương”
-> cái “ tráng chí” đó thể hiện
qua khát khao, hoài bão lớn lao “ Nơi có
người đi đâu mà chẳng biết”
- Cảnh vật thiên nhiên:mô tả hoành tráng , hùng
vỹ.
+ Địa danh nổi tiếng của Việt Nam và Trong sử sách Trung Hoa.
+ Không gian rộng lớn : Biển lớn , sông hồ , những địa danh nổi tiếng
trong sử sách ;
+ Thời gian liên hoàn : “ Sớm gõ thuyền.. .” Chiều lần thăm .. .” Tối lướt bể chơi trăng.. .”.
- Tâm trạng của “Khách”
+Vui, tự hào về quá khức oanh liệt hào hùng vẻ vang
của dân tộc.
+Buồn đau, nuối tiếc về một quá khức hào hùng ,những
anh hùng kiệt xuất dã phai mờ theo năm tháng.
è Nhân vật “
Khách” qua sự miêu tả của Trương Hán Siêu
trở nên sinh động cụ thể , thể hiện được “ Cái tôi” của chính tác
giả . Đó là con người có tính cách tráng sỹ , có hồn thơ trác việt , là một kẻ
sỹ nặng lòng với non sông, với lịch sử dân tộc.
c. Kết bài:
********************************************************************************
Tuần
22 Ngày
soạn:
Tiết: Ngày
dạy:
LUYỆN GIẢI ĐỀ 13
Phần đọc hiểu:
A)Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi CHA ĂN MẶN,
CON KHÁT NƯỚC
Đàn ông hút thuốc, uống bia, rượu nhiều
hoặc bị tiếp xúc với thuốc trừ sâu trong lúc muốn có con sẽ có thể gây hại
không những đến đứa trẻ chưa ra đời mà còn đến các thế hệ sau. Đó là kết luận của
các chuyên gia thuộc Đại học Rutgers ( Mĩ) sau khi thực hiện các thí nghiệm
trên động vật trong phòng thí nghiệm. Theo báo Telegraph, kết quả nghiên cứu
cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa những hành động trên và tỉ lệ gia tăng
các chứng vô sinh ở đàn ông cũng như sảy thai, chết non ở trẻ. Các nhà khoa học
khẳng định những thói quen xấu ở nam giới sẽ dẫn đến biến đổi gien và những
thay đổi này sẽ truyền sang các thế hệ sau.
(Nguồn: báo Thanh niên số 51, ngày 20-2-2008)
1/ Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào ? vì sao?
2/ Văn bản trên đề cập vấn đề gì và phù hợp với những người đọc nào?
3/ Tiêu đề sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp
đó?
PHẦN LÀM VĂN
Câu 1: Có ý kiến cho rằng: “Gập
máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng
cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F.A(Forever Alone).”. Ý kiến của
anh/chị?
Câu 2: Cảm nhận về đoạn 2 trong bài “Phú Sông Bạch
Đằng” của Trương Hán Siêu
............................................................................................................................................................................................
Đáp án
1/Văn bản trên thuộc phong cách
ngôn ngữ khoa học.
Lí do: Nội dung bàn về vấn đề khoa học phổ cập, đó là tác hại của rượu, bia,
thuốc lá …ảnh hưởng đến việc sinh con. Dùng từ ngữ khoa học: thí nghiệm, biến đổi
gien….Câu văn, đoạn văn có kết cấu chặt chẽ theo quan hệ nhân-quả.
2/ Văn bản trên đề cập vấn đề tác hại giữa những thói quen xấu ( hút thuốc, uống
rượu bia nhiều hay tiếp xúc với thuốc sâu) ở người đàn ông khi muốn có con, đến
các thế hệ con của ông ta. Đó là kết quả nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học.
Văn bản này phù hợp với đông đảo người đọc, kể cả những người đọc không thuộc
chuyên ngành khoa học.
3/ Tiêu đề sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.
Ý nghĩa: Cảnh báo nếu bậc cha mẹ làm những điều thất đức, sau này con cháu họ hứng
chịu. Trong văn bản trên, việc ăn mặn của đàn ông thể hiện ở hành vi hút thuốc,
uống rượu bia nhiều hay tiếp xúc với thuốc sâu. Còn việc khát nước thể hiện con
của họ sẽ bị gây hại. (
PHẦN LÀM VĂN
Câu 1:
Dàn ý:
Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu ý kiến
trong đề bài: Ta đang sống trong một thế giới số, nơi mọi hoạt động từ những
sinh hoạt thường ngày đến những sự kiện đặc biệt, từ công việc đến vui chơi giải
trí, chúng ta đều tự gắn chặt với thế giới số.F.A (Forever Alone).
Có ý kiến cho rằng: “Gập máy
tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc
sống thực tại. Các bạn sẽ hết F.A”
Thân bài:
+Giải thích khái niệm FA: là
một khái niệm ám chỉ những người hướng nội, ít hoặc không có bạn bè, thích tận
hưởng cảm giác cô đơn một mình.
+Biểu hiện của những người F.A là
luôn kêu ca về tình trạng độc thân của mình nhưng lại luôn gắn chặt cuộc sống với
môi trường “ảo” internet, không quan tâm tới thế giới thực tại quanh mình. Cuộc
sống của họ diễn ra trên Facebook, Twitter, Youtube…họ tự cô lập mình
với thế giới thực
+Bình luận về ý kiến :
HS có thể có các ý kiến khác
nhau:
– Đồng ý vì: cuộc sống thực sinh
động, hấp dẫn hơn thế giới ảo
– Phản đối vì: xã hội hiện đại
không thể thiếu công nghệ. Phát minh công nghệ nâng cao chất lượng sống, cuộc sống
ảo luôn chứa đựng nhiều điều bất ngờ, thú vị. Thời đại càng văn minh, con người
càng không thể xa rời máy tính, điện thoại và internet
-Ý kiến thứ 3:Phân tích lí giải cụ
thể hơn, cuộc sống hiện đại cần công nghệ nhưng không nên lạm dụng mà cần có thời
gian và cách thức sử dụng hợp lí, hài hòa.
Kết bài: bàn bạc mở rộng : sử dụng
máy tính, điện thoại và internet một cách hợp lí
Câu 2:
- Các bô lão là
nhân vật có thật hoặc do sự tưởng tượng của tác giả.
- các vị bô lão
trong vai trò là người kể lại và bình luận về những chiến công năm xưa.
- Lời kể theo trình tự thời gian khơi gợi
lại cảnh chiến trận năm xưa với không khí bừng bừng chiến trận “ Thuyền tàu muôn đội – giáo gươm sáng chói”.
+ Kẻ thù hống hách hung hăng “ Tất Liệt …bốn cõi”.
+Trận đánh diễn ra quyết liệt “ Trận thư hùng … chống đối”
-
Nghệ thuật kể chuyện
+ Các hình ảnh , điển tích được chọn
lọc tinh tế .
+ Cách so sánh ẩn dụ đặt chiến công
của chúng ta ngang hàng với những trận chiến mang tính chất l/s của TQ .
+ Lời kể xúc tích cô đọng mang tính
khái quát
+Những câu văn dài ngắn khác nhau thể
hiện sinh động tâm trạng và diễn biến trận đánh : câu dài gợi không khí trang nghiêm dõng dạc :
“ Đây là nơi chiến địa .. . phá Hoằng
Thao” . ,câu ngắn gọn sắc bén khơi
gợi khung cảnh chiến trận căng thẳng khốc liệt : “ Thuyền bè .. .. sáng chói”.
- Hai
câu cuối đoạn 2 àĐó là nỗi xấu hổ bởi người
ngày nay trong đó có cả tác giả không giữ được truyền thống của cha ông xưa.
*************************************************************************************
Tuần 23
Ngày soạn:
Tiết:
Ngày dạy:
LUYỆN GIẢI ĐỀ 14
PHẦN ĐỌC – HIỂU: Đọc
văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tôi đi thắp nén nhang những ngày đầu năm
Nơiđây là nghĩa trang bao nhiêu người nằm
Nơi ai
mỏi bước chân tìm về nương náu
Nhẹ
gối đầu, ngừng nỗi đau.
Tôi đi
qua tấm bia không in hình dung
Trước
mắt những cái tên xa xôi lạ lùng
Sinh
ra hay chết đi giờ như dĩ vãng
Người
ghé ngang, rồi biến tan
Những
đêm đông nghe chuyện xưa thấy nhớ
Ngày
ấy cha như đứa trẻ thơ bỡ ngỡ
Bà lão
không tên xa rồi
Người
cũ như cơn gió trôi
Hồi ức
nơi cha đong đầy những ấm áp chưa vơi.
Giữa
mênh mang bao điều chưa biết tới
Người
hãy cho tôi cúi đầu nghe dẫn lối
Ngày
sau lúc tôi như là một cơn gió bay thoáng qua
Đời
nhắc hay quên người lạ vội vã.
(Hồi ức – Phan Mạnh Quỳnh)
1. Xác định phong cách ngôn ngữ
và phương thức biểu đạt của văn bản?
2. Nội dung của văn bản?
3. Nét văn hóa nào được nhắc đến
trong văn bản? Ý nghĩa của nét văn hóa đó trong đời sống tâm linh của người
Việt.
PHẦN LÀM VĂN
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của
em về nét văn hóa được đề cập đến ở văn bản “Hồi Ức của Phan Mạnh Quỳnh
Câu 2: Thuyết minh về đoạn thứ nhất tỏng bài Đại Cáo
Bình Ngô của Nguyễn Trãi.
.........................................................................................................................................................................
Đáp án:
Phần đọc – hiều
1. Phong cách
ngôn ngữ nghệ thuât, phương thức biểu đạt : Miêu tả, tự sự, biểu cảm.
2. Hồi
Ức lấy ý tưởng từ những ngày còn nhỏ tác
giả được theo chân người
thân ra nghĩa trang thăm mộ. Kí ức bình dị thuở ấu thơ này đã để lại dấu ấn sâu
đậm trong tâm trí của tác giả và bài thơ như một lời tri ân đến những người đã
khuất.
3. Văn
hóa: Tảo mộ,: Nét văn hóa này thể hiện sự kính trọng, yêu thương những người đã
khuất.
Phần làm văn:
Câu 1:
Tục
Tảo mộ Đối với người Việt, tết Thanh minh còn là dịp để con cháu hướng về tổ
tiên, cội nguồn. Dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày mùng 3/3 âm lịch cũng cố gắng về
với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình.
Những ngôi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới, đó là những
tâm đức của người đang sống đối với người đã khuất. Theo thông lệ từ trước đến
nay, cứ sau tháng Giêng là người ta đã lo việc đắp mộ cho những người quá cố.
Trước Thanh minh một ngày, để đi cúng mộ người ta đã chuẩn bị một bộ tam sinh,
giấy ngũ sắc, nhang, đèn, giấy tiền, vàng bạc, quần áo giấy... và các loại bánh
trái, thức ăn, thức uống khác tùy sở thích của mỗi nhà. Bộ tam sinh dùng để tế
trong các đại lễ ngày xưa là ba con vật: bò, heo, dê. Ngày nay tùy theo tập
quán của mỗi địa phương và hoàn cảnh của mỗi gia đình để làm lễ. Công việc
chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Nhân
ngày Thanh minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn,
rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho
các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của
họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài
nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Bên cạnh
những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người
thăm viếng. Những người có lòng nhân đức không khỏi mủi lòng thường cắm một nén
hương, đốt nắm vàng mã cho những ngôi mộ này. Tại các nơi tha ma mộ địa còn có
lập một cái am để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là Am chúng sinh và mỗi cửa
am có một bà đồng sớm tối đèn hương thờ phụng. Trong ngày Thanh minh, khu nghĩa
địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần
mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần
những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua
tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này
(có thể sớm hơn một, hai ngày vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và
sum họp với gia đình.
Câu 2: Gv gợi ý những ý chính.
a. Nội dung
* Tư tưởng nhân nghĩa
- Là tư tưởng có từ lâu trong
đaọ Nho(Nhân, lễ, nghĩa, trí ,tín…)
- Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa ngời với người trên cơ sở tình
thương và đạo lí.
- Nhân nghĩa theo nguyễn Trãi mang nội dung mới:
+ Gắn với yên dân, hướng về dân.
+chống quân xâm lược dành lại tự do cho nhân dân
* Chân lí khách quan về sự
tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt.
- Đại Việt: có lãnh thổ riêng, có nền văn hóa lâu đời, có các triều địa
phong kiến phát triển song song với các triều đại của Trung Quốc.
_ Quân giặc đến xâm chiếm là
trái với chân lí, trái với chính nghĩa à thất bại.
b/ Nghệ thuật:
-
Từ ngữ: mạnh mẽ dứt khốt (từ trước,vốn xưng, đã chia, cũng
khác, hùng cứ, xưng đế…)
-
Viết câu: câu biền ngẫu, so sánh sóng đôi.
-
Cách đưa dẫn chứng: thực tế, lịch sử, cụ thể…
Tuần 24
Ngày soạn:
Tiết:
Ngày dạy:
LUYỆN
GIẢI ĐỀ 15
Phần đọc – hiểu : Đọc
văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Lâu nay tôi vẫn sống giữa phố xá đông vui
Tiếng xe che tiếng nói
Lâu nay tôi vẫn sống giữa laptop tivi
Người đi qua nhau chẳng một câu
Hôm nay tôi muốn đến những góc phố xa xôi
Những nơi chưa ai tới
Hôm nay tôi muốn đến những ngóc ngách thôn quê
Giờ đây tôi cất hết bao nỗi buồn
Xách balo lên và đi
Không nghĩ suy lo âu về ngày mai
Bon bon trên những chuyến xe
Cất hết bao nỗi buồn
Phá không gian giam cầm ta
Trong những ưu tư mỗi ngày
Đón lấy thế giới tôi đang nhìn
Kìa trông ra đằng xa xa
Ba bốn anh đang dắt trâu ra đồng
Kìa trông theo thuyền lênh đênh
Tôm cá tươi
Bác ngư dân cười vui
Kìa cô em miền trung du
Trên núi cao
Ôi má hây hồng đào
Kìa sông sâu rừng hoang vu
Mang nét kia
Không nơi đâu sánh bằng
Ôi Việt Nam!
(Việt Nam những chuyến đi – VicKy Nhung)
1. Xác phong cách ngôn ngữ ? Tìm
biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong văn bản?
2. Hình ảnh đất nước Việt nam hiện lên trong văn
bản như thế nào?
3. Cảm xúc của tác giả về đất nước Việt nam ra
sao?
Phần
làm văn
Câu 1: Em có suy
nghĩ gì về cách sống ngày nay của người Việt nam ở các đô thị qua đoạn thơ sau:
Lâu nay tôi vẫn sống giữa phố xá đông vui
Tiếng xe che tiếng nói
Lâu nay tôi vẫn sống giữa
laptop tivi
Người đi qua nhau chẳng một câu
Câu
2: Thuyết minh về đoạn 2 trong bài Bình
Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi.
............................................................................................................................................................................
Đáp án
Phần đọc hiểu
1. Phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật.Nghệ thuật: lặp cấu trúc
2. Hình ảnh đất
nước Việt nam hiện lên qua : Những con người vùng thôn quê bình dị với những
công việc đậm chất Việt Nam xưa như “Ba bốn anh đang dắt trâu ra đồng”
những cong việc quen thuộc của những vùng chài ven biển”Kìa trông theo thuyền
lênh đênh.Tôm cá tươi.Bác ngư dân cười vui”
và những hình ảnh về niềm núi qua” cô em miền trung du.Trên núi cao.Ôi má hây hồng
đào hay “Kìa sông sâu rừng hoang vu”
Tất cả hình ảnh được tác giả thâu tóm qua ba miền Bắc Trung Nam thật gần gũi,
giản dị, chân thực gợi cho người đọc biết bao xúc cảm yêu mến về đất nước con
người VN.
3. Qua văn bản
này cho ta thấy tác giả là một người rất yêu đất nước và con người VN. Bản thân
tác giả là một người con biết yêu quý, tôn trọng đất nước, qua văn bản là những
lời ca ngợi chân thành, những cảm xúc chân thực của người viết về một Việt Nam
không nới đâu sánh bằng trong trái tim của tác giả.
Phần làm văn
Câu 1: Đoạn thơ đề cập đến cách sống
vô cảm của những con người ở đô thị tấp nập ồn ào.
. Mở bài
Thời đại ngày nay là thời đại kinh tế thị
trường. Sống trong xã hội đó, hàng ngày nảy sinh ra hiện tượng nhiều người lao
vào kiếm tiền, lo vun vén cho bản thân và gia đình mình mà thờ ơ trước những
vấn đề bức xúc của cuộc sống xã hội, gây nên một căn bệnh tinh thần khá nguy
hiểm: “Bệnh vô cảm” , một căn bệnh có nguy cơ lan rộng làm băng hoại đạo đức
truyền thống của dân tộc, làm ô nhiễm môi trường tốt đẹp của xã hội mới.
II. Thân bài
1. Giải thích Thế nào là bệnh vô cảm ?
“Bệnh vô cảm” là căn bệnh tâm hồn của những
người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an
toàn của bản thân mình là trên hết. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa,
hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.
2.Nguyên nhân của bệnh vô cảm
Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật
chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần. Coi đồng tiền cao hơn giá trị
con người. Bệnh vô cảm không chỉ xuất hiện ở kẻ xấu mà còn là ở người tốt. Vì
người tốt im lặng trước cái xấu, để cái xấu nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
5. Chứng minh những biểu hiện của bệnh vô cảm
trong cuộc sống.
Bệnh vô cảm có những biểu hiện thật, đa dạng,
muôn màu muôn vẻ: vô cảm đối với cuộc sống, xã hội; vô cảm đối với đồng loại,
gia đình, người thân, bạn bè, thậm chí vô cảm đối với chính bản thân mình.
. Hậu quả của bệnh vô cảm.
Căn bệnh vô cảm sẽ gây nên hậu quả thật khủng
khiếp cho xã hội, cộng đồng, đất nước. Nó biến con người thành kẻ vô trách
nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Có thể nói đó là căn
bệnh của những kẻ không có trái tim con người. Nó sẽ làm cho một người cán bộ,
người công dân trong xã hội ta trở nên xa rời quần chúng, thiếu trách nhiệm trong
công việc. Cũng vì vô cảm mà nhiều bác sĩ đã để cho nhiều bệnh nhân cần phải
cấp cứu mà phải nằm chờ hàng nửa tiếng đồng hồ nên đã dẫn đến hậu quả bệnh nhân
bị chết một cách oan khuất. Cũng vì vô cảm mà nhiều thầy giáo không hề quan tâm
đến hoàn cảnh éo le của học sinh, mà cứ mắng mỏ quát nạt các em dẫn đến hậu quả
nhiều em bị bệnh trầm cảm, thậm chí là nhảy lầu tự tử.
Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của những người sẵn
sàng quay lưng lại với những nỗi đau khổ, bất hạnh của đồng loại, sẵn sàng làm
ngơ trước cái xấu, cái ác, nên làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất mầu mỡ để
sinh sôi nẩy nở như “cỏ mọc hoang” và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp
của con người trong xã hội mới của chúng ta hôm nay.
Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của phường ích kỷ
luôn luôn nhìn đời bằng cặp mắt ráo hoảnh. Nó đang làm mất đi một điều vô cùng
thiêng liêng và quý giá. Đó là tình thương giữa con người với con người. Mà
tình thương theo Nam Cao, nó là tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác định tư cách
con người “Không có tình thương, con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi
lòng ích kỷ” (Đời thừa – Nam Cao). Bệnh vô cảm đang làm “nhiễm mặn” , vẩn đục
và xói mòn dần truyền thống đạo lý đẹp nhất của con người Việt Nam:
4. Bài học nhận
thức và hành động.
Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ
chia đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội có tính
nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp…
Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại
bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.
III. Kết luận
Để xứng đáng với danh nghĩa “con người” đầy kiêu
hãnh, mỗi chúng ta hãy nói không với bệnh vô cảm, hãy ra sức tu dưỡng lòng yêu
thương, vị tha, sự trung thực và lòng dũng cảm. Hãy cùng nhau làm một việc gì
đó dù rất nhỏ để khơi dậy dòng sông tình nghĩa nhân ái
Câu 2: GV gợi ý
a/ Nội dung:
-
Chỉ rõ âm mưu cướp nước ta củagiặc Minh:
+ Luận điệu xảo trá: “Phù Trần Diệt
Hồ”
+Thực chất là “Mượn gió bẻ măng”âm
mưu thôn tính nước ta.
-
Chính sách cai trị thâm độc, phản nhân đạo:
+Tàn sát người vô tội “Nướng
dân đen.Vùi con đỏ”û
+ Bốc lột dân ta dã man:Nay
xây nhà, mai đắp đất…,Baị nhân nghiã ,Nặng thuế khóa…Xuống biển mò ngọc…Lên
rừng tìm vàng…Bắt dò chim trả…
+ Hủy diệt sự sống: “Nát cả
đất trời…Sạch không đầm núi…Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ…”
+ Tiêu diệt sản xuất: tan tác cả nghề canh
cửi.
b/ Nghệ thuật:
-
Dùng từ: nhiều động từ mạnh mẽ, gợi hình “nướng, vùi..”
-
Đối “Trúc Nam Sơn… Nước Đông Hải…”
-
Câu cảm thán, câu hỏi tu từ:”Độc ác thay, dơ bẩn thay…” “ Lẽ
nào….Ai bảo…”
-
Giọng văn đầy cảm xúc, lúc căm tức phẫn nộ lúc thì xót xa
thương cảm.
àTác giả đứng trên lập trường
tư tưởng của nhân dân, đứng về quyền sống của con người để tố cáo lê án giặc
Minh. Đoạn thơ chứa dựng yếu tố của một bản tuyên ngôn nhân quyền.
***********************************************************************************
Tuần 25
Ngày soạn:
Tiết: Ngày
dạy:
LUYỆN GIẢI ĐỀ 16
PHẦN ĐỌC – HIỂU:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Hãy sống như đời sống để biết
yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới
những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như
biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy
đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ
màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình
yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt
nắng vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh
đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình
minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt
nắng vô tư
Câu 1: Chủ đề bài hát là gì? Phương thức biểu đạt của bài hát
trên?
Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được
sử dụng trong lời bài hát trên?
Câu 3: Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu
sắc nhất?
Câu 4: Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì?
PHẦN LÀM VĂN:
Suy nghĩ của em về vai trò của người hiền tài trong đoạn trích “Hiền tài là
nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung”
Gợi ý trả lời:
Câu 1:
- Chủ đề: Khát
vọng ước mơ cao đẹp của con người.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm,
miêu tả.
Câu 2:
- Các biện pháp tu
từ được sử dụng trong lời bài hát:
+ Điệp ngữ: Hãy sống như, và sao không là…
+ Câu hỏi tu từ
+ Liệt kê…
- Tác dụng: Các biện pháp tu từ
trên nhấn mạnh vào khát vọng cao đẹp của nhạc sĩ, đặc biệt còn khiến lời ca như
giục giã nhắc nhớ con người về lẽ sống tốt đẹp…
Câu 3:
Những câu nào trong lời bài hát để lại ấn tượng sâu sắc nhất:
- Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
- Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
- Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.
Lời bài hát đều rất xúc động bởi ý
nghĩa sâu xa. Ba câu thơ trên cho ta bài học về đạo lí sống tốt đep uống nước
nhớ nguồn. Hơn thế, còn định hướng cho ta sống có ích như mặt trời đối với vạn
vật trên trái đất.
Câu 4:
Lời bài hát đem đến cho mọi người
cảm xúc phong phú, cảm phục tự hào về tình yêu cuộc đời tha thiết mà tác giả
gửi gắm. Đó là khát vọng hóa thân để cống hiến và dựng xây cuộc đời.
PHẦN
LÀM VĂN
- Giải thích các khái niệm, nội dung ý kiến của Thân Nhân Trung, nêu ngắn
gọn về tiểu sử Thán Nhân Trung và bối cảnh đưa ra ý kiến
- Tập trung giải thích ba khái niệm: hiền tài (người trí thức có tài và
đức), nguyên khí (nguồn lực tiềm ẩn) – thể nước (sự phát triển thịnh vượng của
quốc gia), từ đó nêu nội dung của ý kiến: khẳng định người tài đức có vai trò
quyết định đối với sự phát triển hay tụt hậu của đất nước đồng thời điều đó phụ
thuộc vào việc người lãnh đạo quốc gia có phải là người tài đức và biết dùng
người tài đức hay không.
- Thân Nhân Trung (1418 – 1499) dậu
tiến sĩ đời vua Lê Thánh Tông, trải qua nhiều chức quan cao trong những năm
niên hiệu Hồng Đức – giai đoạn thịnh vượng của thời Lê sơ. Ý kiến này là câu mở
dầu bài văn bia mà ông được vua giao soạn dể khắc vào bia tiến sĩ đầu tiên năm
Nhâm Tuất (1442) ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
- Bàn luận, chứng minh về vai trò
của người hiền tài đối với quốc gia và khẳng định trách nhiệm rèn đức luyện tài
của thế hệ trẻ
- Tại sao hiền tài và nguyên khí
quốc gia có quan hệ chặt chẽ với nhau? Hiền tài sẽ đưa ra được những sách lược
đúng đắn dể phát triển mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của quốc
gia; đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho dân.
- Thực tế chứng minh hiền tài quyết
định đến vận mệnh quốc gia thế nào? Quốc gia nếu không biết sử dụng hiền tài
thì sẽ chịu những hậu quả gì? Lịch sử các đời Lí, Trần, Lê, Nguyễn đều cho thấy
ở giai đoạn đầu khi vua biết dùng người tài đức, được lông dán, thì xã hội
thịnh vượng; đến giai đoạn cuối, các vua chỉ lo hưởng thụ, không nghe lời can
gián của bậc tôi trung (lều dẫn đến tan nhà, mất nước).
- Khẳng định tư tưởng trọng dụng người
tài đức là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia, đặc biệt là những nước đang
phát triển như Việt Nam. Song tư tưởng đồng thời phải đi liền với việc thực
hành tư tưởng, không nên chỉ là lời nói suông.
*******************************************************************************
Tuần 26
Ngày soạn:
Tiết:
Ngày dạy:
LUYỆN
GIẢI ĐỀ 17
PHẦN ĐỌC HIỂU:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi
trên đường kia ?
Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào
những miền xa nào..
Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy
lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành
lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn
chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ
trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng
của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh
tay anh bước tìmg bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không
biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc
gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không
còn vững lại chính là nơii dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 2: Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản trên.
Câu 3: Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người
trong cuộc đời?
Câu 4: Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả
nghệ thuật của chúng.
PHẦN LÀM VĂN: Thuyết
minh về nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”của Nguyễn
Dữ.
GỢI
Ý ĐÁP ÁN
Câu 1
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ
nghệ thuật/ văn chương.
Câu 2:
Nghịch lí trong hai câu in đậm của
văn bản: Thông thường người yếu đuối tìm nơi dựa ở người vững mạnh. Ở đây ngược
lại. Người mẹ trẻ khỏe dựa vào đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn
dày chiến trận dựa vào cụ già bước từng bước run rẩy trên đường.
Câu 3:
Nơi dựa của mỗi người trong cuộc
đời mà bài thơ đề cập đến là nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm
vui, ý nghĩa sống, …
Câu 4:
Các dạng của phép điệp trong văn
bản: điệp từ (đứa bé, bà cụ, …), điệp
ngữ (ai biết đâu, lại chính là nơi dựa, …), điệp cấu trúc (câu mở đầu
của 2 đoạn có cấu trúc giống nhau, câu kết của 2 đoạn cũng vậy), điệp kết cấu
giữa hai đoạn.
Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân
xứng, nhịp nhàng, hài hòa giữa hai đoạn thơ, góp phần khẳng định nơi dựa của
mỗi người trong cuộc sống chính là nơi ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc.
PHẦN LÀM
VĂN
Nguyễn Dữ là nhà tiểu thuyết truyền kỳ nổi tiếng của Việt Nam
thời trung đại và “Truyền kỳ mạn lục” là tác phẩm văn xuôi duy nhất của Việt
Nam từ xa xưa được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút”. Trong “Truyền kỳ mạn lục” thì
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một tác phẩm tiêu biểu và đặc sắc. Truyện
kể về nhân vật Ngô Tử Văn – một anh chàng áo vải, rất dũng cảm và cứng cỏi dám
chống lại cái ác, tính cách này được thể hiện qua hành động đốt cháy đền tà,
chống cãi yêu quỷ, rửa mối hận cho thần Thổ địa và nhân dân.
Tác phẩm có sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa các yếu tố hư ảo,
hoang đường góp phần làm cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn, li kỳ lôi cuốn người
đọc.
- Về lai lịch và tính cách của Ngô
Tử Văn: “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn
khẳng khái, nóng nẩy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được, vùng bắc người
ta vẫn khen là một người cương phương”. Tính cách này càng được khẳng định
thông qua câu chuyện đốt đền của nhân vật này.
-
-Hành động
đốt đền.
-
Gặp thổ
công
-
Quá trình
xuống thuỷ cung gặp diêm vương.
-
Kết quả, ý
nghĩa.
***************************************************************************************
Tuần 28
Ngày soạn:
Tiết:
Ngày dạy:
LUYỆN
GIẢI ĐỀ 18
Văn bản 1: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 - 4:
“Chưa chữ
viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng
cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng
Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà
và mềm mại như tơ
Tiếng tha
thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều
bằng ríu rít âm thanh
Như gió
nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền
trầm , dấu ngã chênh vênh”
( Lưu Quang Vũ –
Tiếng Việt )
1- Văn bản trên thuộc thể thơ nào?
2- Chỉ ra và phân tích biện pháp tu
từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.
3- Văn bản thể hiện thái độ, tình
cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.
PHẦN LÀM VĂN:
Câu
1: Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về trách
nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.
Câu 2: Qua
nhân vật Ngô Tử Văn trong chuyện chức phán sự đèn Tản Viên, em có suy nghĩ gì
về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong xã hội nay.
GỢI Ý ĐÁP
ÁN
1- Thể thơ tự do.
2- Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so
sánh:
- Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
- Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
- Như gió nước không thể nào nắm bắt
Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt
bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.
3- Văn bản trên thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân
trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.
PHẦN LÀM VĂN:
Câu 1:
Gợi ý : sự trong sáng của tiếng Việt bao gồm nhiều yếu tố như:
– Không lai căng tức không chen tiếng Tây, tiếng Mỹ vào.
– Không tối nghĩa.
– Không gây hiểu lầm.
– Giản dị. (không cầu kỳ, rắc rối)
– Lịch sự, thanh tao.
+Thực trạng sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện
nay?
Hiện nay ngôn ngữ TV đã và đang ngày càng bị xâm
phạm 1 cách quá mức.Đó là do cách sử dụng của giới trẻ còn bừa bãi chưa ý thức
được ngôn ngữ là tài sản quý báu của dân tộc nên có những hành động thiếu tính
tôn trọng,lịch sự. Chúng ta không ít khi nhìn thấy những trường hợp vi phạm:
-Việc chửi tục,nói bậy là rất phổ biến khiến cho vô hình chung TV bị vấy bẩn
một cách vô ý thức…
-Dùng các ký hiệu “ tây- ta” lẫn lộn và dùng nó ở mọi lúc,mọi nơi khiến cho
nhiều lúc chính các bậc cha mẹ,các nhà ngôn ngữ học cũng phải “ bất lực”…Ngay
trong câu các em cũng sử dụng tiếng nước ngoài…
-Không dừng lại ở đó,một thực trạng đáng buồn và đang được xh quan tâm là giới
trẻ hiện nay không những sử dụng sai mục đích của ngôn ngữ khi giao tiếp,phát
ngôn mà còn bị mắc các lỗi cơ bản về câu như: lỗi về dấu câu,lỗi về quan hệ ngữ
pháp,lỗi về phong cách văn bản…trong đó có lỗi phổ biến và điển hình là lỗi
chính tả…
+Làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt? …
-Bản thân mỗi người phải có ý thức rèn luyện từ
lời nói đến hành vi.
-Bố mẹ cũng phải nêu gương cho con cái.
-Bên cạnh đó, nhà trường phải chú ý rèn học sinh
về ngôn ngữ, nói đúng, viết đúng chuẩn tiếng Việt, trong đó có viết đúng chính
tả.
– Giải pháp khác …
Kết bài :
Chủ tịch HCM đã nói: “ Tiếng Việt là tài sản vô
cùng quý báo của dân tộc ta” hay như nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng
viết: “ Tiếng Việt là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ đã qua”.Đúng thế để
có được ngôn ngữ đã có biết bao nhiêu các anh hùng đã phải ngã xuống vì độc lập
tự do hay nói đúng hơn là vì tiếng nói,vì ngôn ngữ dân tộc trên trái đất
này.Chúng ta-những thế hệ trẻ tương lai của đất nước cần ý thức được vai trò
của ngôn ngữ TV trong cuộc sống để TV mãi mãi trường tồn,trong sáng và phát
triển .
Câu 2: Qua
nhân vật Ngô Tử Văn trong chuyện chức phán sự đèn Tản Viên, em có suy nghĩ gì
về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong xã hội nay.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một truyện đặc sắc trong Truyền kì
mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện có ý nghĩa hiện thực rõ ràng và ý nghĩa nhân đạo
sâu sắc. Hồn ma tướng giặc họ Thôi là hiện thân của sự giả trá, gian xảo. Tử
Văn tiêu biểu cho những con người cương trực, dũng cảm, yêu nước, trọng công
lý, chống tà ma nhưng vẫn trọng thần linh. Qua câu chuyện, tác giả biểu hiện
lòng tin vào những con người có lòng thiện, có bản lĩnh, dù phải chết cũng
không sợ. Họ tất sẽ chiến thắng.
Chuyện chức sự đền Tản Viên tiêu biểu cho đặc trưng thể loại truyền kỳ với tính
chất kỳ ảo. Truyện được kể một cách hấp dẫn, cốt truyện được kết cấu như một
xung đột giàu kịch tính.
Truyện kể về cuộc đấu tranh sống còn giữa hai thế lực: Một bên là con người (do
Ngô Tử Văn đại diện), một bên là thần linh ma quỷ (Minh ti, hồn ma Bách hộ họ
Thôi). Nêu ý nghĩa của cuộc đấu tranh này? Các thế lực thần linh, ma quỷ đã
phản ánh điều gì trong thời đại Nguyễn Dữ?
- Cuộc đấu tranh giữa hai thế lực có ý nghĩa hiện thực cụ thể và ý nghĩa nhân
đạo sâu sắc: Lên án giặc ngoại xâm, tố cáo sự cấu kêt của thần quyền, phản ánh
hiện thực xã hội với cái nhìn tin tưởng vào chính nghĩa thắng gian tà.
- Thế lực thần linh, ma quỷ đã phản ánh về cái ác, cái xấu, cái gian trá, bất
công hoành hành trong thời đại Nguyễn Dữ.
-
Qua cuộc đấu tranh của NTV , chúng ta thấy cuộc đấu tranh giữa thiện và
ác ngày nay vẫn đang là một vấn đề nan giải và chưa có kết thúc
-
Cuộc sống ngày nay cái ác luôn hoành hành trong mọi khía cạnh đời sống
của con người và xuất hiện tinh vi hơn, thủ đoạn thâm đôc hơn khiến cho con
người khó mà chống trả
-
Trong
cuộc đấu tranh với cái ác trong xã hội ngày nay mỗi con người chúng ta cần phải
luôn dũng cảm đấu tranh và luôn biết nghĩ của người khác thì lúc đó chúng ta
mới khống chế và đẩy lùi cái ác.
************************************************************************************
Tuần 29
Ngày soạn:
Tiết:
Ngày dạy:
LUYỆN GIẢI ĐỀ 19
PHẦN ĐỌC HIỂU: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Mẹ
ơi, con đã già rồi.Con ngồi nhớ mẹ, khóc như trẻ con.Mẹ ơi con đã già rồi con
ngồi ngớ ngẫn nhớ ngôi nhà xưa. Ngày xưa cha ngồi uống rượu mẹ ngồi đan áo,
ngoài hiên.Mùa đông cây bàng lá đổ.
Ngày
xưa chị hát vu vơ, mấy câu ca cổ cho em nằm mơ. Ngày xưa mẹ đắp cho con tấm
khăn quàng cổ ấm hơi mẹ tôi. Ngày xưa bên giường cha nằm, mẹ buồn xa vắng, nhìn
cha , thương cha chí lớn không thành.
Biển
sóng thét gào một ngày một ngày nhớ mẹ sóng trào khơi xa.Trời gió mây ngàn một
ngày khóc mẹ trăng tàn sao rơi.Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng
nhà mình.tuổi thơ như chiếc gối êm, êm cho tuổi già úp mặt.
Trèo
lên đỉnh núi thiên thai ối a, mẹ ngồi trông áng mây vàng, mẹ ơi hãy dắt con
theo ối a để con mãi mãi bên mẹ.
Mẹ
ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình. Dù cho phú quý vinh
quang, vinh quang không bằng có mẹ.
(Mẹ tôi – Trần Tiến)
Câu
1. Chủ đề của bài hát?
Câu
2. Nghệ thuật sử dụng trong lời
bài hát trên? Nêu tác dụng?
Câu
3. Tình cảm của tác giả thể hiện trong bài hát như thế
nào?
PHẦN LÀM
VĂN:
Câu 1:Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về lời hát sau: “ Mẹ
ơi! thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình. Dù cho phú quý vinh
quang, vinh quang không bằng có mẹ”
Câu 2:Cảm nhận về tình
cảnh của người chinh phụ trong 8 câu thơ đầu.
ĐÁP ÁN:
Phần đọc hiểu
1. Chủ đề: người mẹ:
Những kí ức tuổi thơ gắn liền với những tháng ngày em ấm bên gia đình.
2. Phép điệp: điệp
từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, so sánh, liên tưởng.
3. Tác giả, một người
con đã trãi qua những năm tháng gian khổ trong cuộc đời, có những phút giây
đọng lại bằng một nỗi nhớ về người mẹ da diết, nỗi nhớ về tuổi thơ khi chung
sống bên gia đình. Và khi gạt đi những lo lắng muộn phiền trong cuộc sống, tác
giả nhớ về mẹ, tâm sự và gửi gắm vào ca khúc một tình cảm chân thành, thiêng
liêng dành cho mẹ, để nhìn nhận lại tất cả những giá trị tốt đẹp nhất trong
cuộc sống không phải là tiền tài, địa vị mà vinh quang của mỗi con người chính
là luôn có mẹ bên mình.
Phần
làm văn
Câu 1:
Viết về Mẹ là đề tài chiếm nhiều giấy
bút cũng như tâm huyết của biết bao nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ. Dù mẹ xuất hiện
tỏng thơ trong truyện hay trong nhạc thì chúng ta đều thấy hình ảnh về người mẹ
ấm áp, chan chứa tình yêu thương, mẹ luôn là bến đỗ bình yên nhất cho những đứa
con yêu quý của mình trước những sóng gió bão tố cuộc đời. Khi những đứa con
trưởng thành, xa rời vòng tay của mẹ, mỗi chúng ta đều tìm kiếm cho mình một
công việc, một người yêu thương, những đứa con để vun đắp cho tổ ấm, dần dần
chúng ta bị cuốn vào vòng xoáy của tiền tài địa vị và danh vọng, ai cũng lo chu
toàn cho gia đình nhỏ của mình đâu đó chúng ta một phần nào đã quên đi người mẹ
lam lũ ở quê nhà.Để đến một ngày khi chúng ta không còn mẹ, chúng ta mới cảm
thấy trống trãi biết nhường nào bởi bến đỗ bình an nhất của ta, chổ dựa tinh
thần trú ngụ trong sâu thẳm tâm hồn chúng ta đã không còn nữa thì lúc bấy giờ
ta mới thấy tân hồn trống trãi biết nhường nào. Sự trống trãi mà trước đó khi
mẹ đang còn mẹ đã lấp đầy cho ta mà ta không hề cảm nhận được. Để cho đến khi
chúng ta tuổi đã già, con cái chúng ta đã lớn, chúng ta đã là cha là mẹ , khí
con cái chúng ta xa rời vòng tay ta để tự lập cho cuộc sống của mình thì lúc
này đây chúng ta mới thấu hiểu hết nỗi cô đơn trống trãi trong cõi lòng, những
lo lắng ngày xưa của mẹ. Và khi ta cảm nhận được điều này thì lúc đó mẹ của ta
đã từ biệt thế giơi này rồi. Vì vậy đến một lúc nào đó chúng ta nhìn lại mới
cảm nhận được ý nghĩa sâu xa của lời bài hát “ Mẹ ơi! thế giới mênh
mông, mênh mông không bằng nhà mình. Dù cho phú quý vinh quang, vinh quang
không bằng có mẹ”
I. DÀN Ý
1. Mỏ bài:
- Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn viết
bằng chữ Hán, được sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kir XVIII, khi xã hội phong
kiến nước ta đang lâm vào tinh trạng rối ren, khồng hoảng. Nội chiến xảy ra
liên miên. Nông dân nổi dậy khắp nơ chống lại triều đình. Cảnh sinh li tử biệt,
đau thương tang tóc xảy ra hằng ngày...
- Chinh phụ ngâm của Đặng Trần cỏn ra đời đã
nhận được sự đổng cảm rộng rả của táng lớp Nho sĩ. Nhiều người dịch tác phầm
sang chữ Nôm. Bản dịch của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là thành công hơn cả.
- Nội dung Chinh phụ ngâm phản ánh thái độ căm ghét,
lên án chiến tranh phi nghĩa, đề cao quyển sống cùng khát vọng hạnh phúc của
con người. Đoạn trích Tình cảnh lổ loi của người chinh phụ từ câu 193 đến câu
228 miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ trong
tâm trạng người chinh phụ đang khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc
lứa đôi.
2. Thản bài:
* Nỗi cô đơn của người chinh phụ trong tinh cảnh
lẻ loi:
- Khắc khoải mong chờ: Dạo hiên vẳng thầm gieo
từng bước; bốn chồn sốt ruột: Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
- Lúc nào và ở đâu nàng cũng thấy lẻ loi: ban
ngày, ban đêm, ngoài hiên vắng, trong phòng khuê... Nỗi cô đơn tràn ngập không
gian và kéo dài vô tận theo thời gian luôn đeo đẳng, ám ảnh nàng.
- Khát khao được đồng cảm: Người chinh phụ trách
chim thước chẳng chịu mách tin. Lúc đầu, nàng nghĩ may ra chỉ có ngọn dèn biết
tâm sự của minh, sau lại nghĩ đèn có biết thì cũng bằng không. Nỗi sầu thương
không được san sè nên lòng nàng càng bi thiết.
- Hình ảnh người chinh phụ thầm gieo từng bước
ngoài hiên vắng và ngồi một mình với ngọn đèn trong phòng đã cực tả nỗi cô đơn
trong tình cảnh lẻ loi.
3. Kết bài:
- Bàng nghệ thuật tả cành tả tinh điêu luyện,
tác giả dã diễn tả thành công những cung bậc cảm xúc khác nhau trong lòng người
chinh phụ và thông qua đó lẽn án chiến tranh phi nghĩa, để cao hạnh phúc lứa
đôi...
- Tác phẩm Chinh phụ ngâm đã toát lẻn tư tưởng
chủ đạo trong ván chương một thời, đó là tư tưởng đòi quyền sống, quyền được
hưởng hạnh phúc rất chính đáng của con người.
************************************************************************************
Tuần
30
Ngày soạn:
Tiết:
Ngày
dạy:
LUYỆN GIẢI ĐỀ 20
PHẦN
ĐỌC HIỂU: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Con
ngày nào chưa biết khóc cười
Gieo nỗi niềm lên cánh tay đưa
Cha giờ về bạn với mây trời
Mang nắng về nhuộm giấc mơ con
Mây nhẹ trôi xa bóng trăng rồi
Con có buồn khi không thấy cha
Mang nét buồn nhòa theo năm tháng
Ôi còn đâu câu hát mơ màng
Con đi đâu để thấy hoa bay nơi cuối trời
Cha lênh đênh ngày tháng mây trôi bên lưng đồi
Sông đưa nôi và suối thay cha câu ru hời
Con lớn lên cùng nắng trên vai
Cha vui như cánh hoa phai giữa trời
Thương con chiếc nón mười trông
Thương thân 1 đời bão giông
Mong cho đất trời lặng yên để cha theo bước
con đường con đi
Con đi đâu để thấy hoa bay nơi cuối trời
Cha lênh đênh ngày tháng mây trôi bên lưng đồi
Sông đưa nôi và suối thay cha câu ru hời
Con lớn lên cùng nắng trên vai
Cha vui như cánh hoa phai giữa trời
Con lớn lên cùng nắng trên vai
Cha vui như cánh hoa phai giữa
(Đi đâu để thấy
hoa bay – Nguyễn Hoàng Dũng)
Câu
1: Nội dung của văn bản?
Câu
2: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của văn bản?
Câu
3: Xác đinh biện pháp nghệ thuật trong câu : “Con lớn lên cùng nắng trên vai
Cha vui như cánh hoa phai giữa trời”
Phần làm văn
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn
nêu suy nghĩ của em về vai trò của người cha trong gia đình.
Câu 2: Phân tích 12 câu thơ
đầu trong đoạn trích “Trao duyên” – trích Truyện Kiều – Nguyễn Du.
ĐÁP ÁN
Phần đọc hiểu:
Câu 1: Tình cảm chân thành
của một người con dành cho người cha. Người con như hóa thân vào người cha để
thể hiện tình yêu thương của người cha dành cho con và cảm nhận tình thương của
người con khi người cha đã không còn.
Câu 2: PCnn nghệ thuật/
phương thức biểu đạt: miểu tả và biểu cảm.
Câu 3: Nghệ thuật so sánh.
Phần làm văn
Câu 1:
Trong cuộc sống gia đình ,việc giáo dục
con cái rất cần có sự tham gia của người cha . Con cái có hình thành nhân cách
tốt hay không là nhờ vào sự nhiệt tình của người cha ngay từ khi đứa con mới
chào đời .
Trong xã hội ,
người đàn ông luôn gánh vác những trọng trách quan trọng. Trong gia đình , họ
luôn là người cha gương mẫu , sống có trách nhiệm với gia đình .
“ Tại sao vai trò của người
cha quan trọng ? ” Người cha là người giúp con thoát khỏi vỏ bọc của gia đình
và đưa con ra làm quen với thế giới bên ngoài . Trong gia đình , sự có mặt của
người cha góp phần làm cho đứa con có những nhận thức sớm hơn về cha của mình .
Người cha là nền tảng vững chắc cho những đứa con để hình thành nhân cách . Nếu
như người cha gương mẫu thì những đứa con sẽ xem cha chúng như thần tượng và sẽ
noi theo . Còn nếu cha chúng xấu thì sẽ ngược lại . Người cha còn là người
luyện tập cho con những kĩ năng đầu tiên để trở thành một con người bản lĩnh .
Người cha rèn luyện cho con ý chí và nghị lực để khi vấp ngã có thể tự mình
đứng dậy được . Người cha còn là người tập cho con tính tự tin khi đứng trước
đám đông , tập cho con tính tự lập từ khi còn bé. Trẻ con rất thích bắt chước
theo những gì mà người lớn làm nhất là cha mẹ của chúng mặc dù không biết gì .
Chẳng hạn như cùng với con đánh răng trước khi đi ngủ , cha tập cho con phải
biết đi thưa về trình với người lớn. Nếu trong gia đình thiếu đi hình ảnh của
người cha thì con cái có thể trở thành những kẻ hèn nhát , nhu nhược và có thái
độ sống bất cần với mọi người xung quanh. Trong thực tế , có rất nhiều cặp vợ
chồng sống không hạnh phúc với nhau . Họ luôn đưa ra hàng vạn lí do khác nhau
nhưng đều đưa đến một bi kịch gia đình và những đứa con là người gánh chịu hậu
quả đó .
“ Làm thế nào để trở thành
một người cha gương mẫu ? ” Muốn trở thành thần tượng trong mắt của con thì
trước tiên người cha phải bỏ đi hết những thói quen xấu trong cuộc sống độc
thân trước kia và tập những thói quen tốt để bắt đầu một cuộc sống mới . Khi đã
có con , người cha càng phải sống có trách nhiệm với gia đình hơn để con cái
học tập theo . Người cha biết yêu thương , giúp đỡ những người bất hạnh khi đến
trại trẻ mồ côi và nơi ở của người già neo đơn cũng tập cho con có tấm
lòng nhân ái . Người cha phải tập cho con biết chấp nhận những gì mình đang có
và xây dựng trong ý thức của con lúc nào cũng phải có ý chí cầu tiến .
Thực tế , có
rất nhiều người đã trở thành người cha rất tốt trong gia đình . Nhưng bên cạnh
đó vẫn còn có một số người sống vô trách nhiệm với bản thân và với cả gia đình
. Họ không quan tâm gì đến vợ con và điều đó dẫn đến rạn nứt hạnh phúc gia đình
.
Vai trò của
người cha trong gia đình rất quan trọng . Nhân cách của một đứa trẻ cần được
hình thành ngay từ lúc bé để tạo nên một công dân tốt vừa có đức vừa có tài cho
xã hội . Những đứa trẻ là mầm non tươi tốt của tương lai và là người kế thừa sự
nghiệp vĩ đại của ông cha ta từ thế hệ trước còn dở dang . Gia đình là cái nôi
của xã hội . Gia đình có tốt thì xã hội mới tốt . Vì thế , ngay trong gia đình
, cha mẹ phải dạy dỗ đứa con làm sao để hội tụ đầy đủ những nhân cách của
một con người chân chính .
Câu 2:
*Diễn
biến tâm trạng của Thuý Kiều qua 12 câu đầu.
- Lời lẽ, cử chỉ và thái độ của Kiều: Dùng từ ngữ để thuyết phục TV :
+ Cậy : nhờ giúp đỡ, hàm nghĩa tin tưởng, trông mong, hi vọng.
+ Chịu : nài ép, bắt buộc phải nhận.
- Hành động : vái, lạy : thái độ trang trọng, biết ơn.
" nhờ cậy rất khẩn thiết, hi vọng.
- Lí do trao duyên :
+ yêu Kim Trọng tha thiết
+ Tình cảnh dang dở, đau xót của TK phải hi sinh chữ “tình” vì chữ “hiếu”.+ Tình cảm chị em máu mủ
ruột già “Xót … non”.
+ Sử dụng thành ngữ có tác động mạnh : “tình máu mủ”, “lời nước non”,
“thịt nát xương mòn” -->gần gũi, tăng tính thuyết phục.
[ Lời lẽ của Thúy Kiều trao duyên cho TV hết sức khôn khéo với thái độ biết ơn, tha
thiết, chân thành.